Thời đại đồ đồng thau ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở khảo cổ học (Trang 61)

Một số vấn đề chính cần lưu ý khi xem xét nội dung văn hóa của thời đại đồng thau:

Một là, Thời đại đồng thau ở Việt Nam liên quan chặt chẽ và hữu cơ với thời đại đồng thau Đông Nam Á.

Hai là, nền tảng bản địa, nguồn gốc đa tuyến và sự phát triển đa dạng, không đồng đều của các văn hóa, các nhóm di tích. Mối quan hệ, trao đổi văn hóa giữa hai nhóm yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Tính kế thừa truyền thống và hội nhập những thành tựu văn hóa mới từ bên ngoài.

Ba là, ba trung tâm- ba đỉnh cao của thời đại kim khí ở Việt Nam: Tiền Đông Sơn (miền Bắc), Tiền Sa Huỳnh – Sa Huỳnh (Trung Bộ); Đồng Nai (Nam Bộ). Trong đó, được nghiên cứu trên diện rộng và có tư liệu địa tầng rõ rệt nhất là hệ thống Tiền Đông Sơn – Đông Sơn.

Bốn là, Vai trò ngày càng tăng của luyện kim màu và trồng lúa nước trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân.

Năm là, cơ tầng bản địa và sự phát triển liên tục từ thời đại đồng thau sang thời đại sắt sớm.

8.2.1. Thời đại đồ đồng thau miền Bắc Việt Nam

8.2.1.1. Thời đại đồ đồng thau ở lưu vực sông Hồng (Văn hóa Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun)

8.2.1.1.1. Văn hóa Phùng Nguyên

Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên (Kinh Kệ, Lâm Thao, Phú Thọ) được phát hiện và khai quật vào năm 1959.

Đặc điểm di tích: Các địa điểm văn hóa Phùng Nguyên phân bố tập trung ở khu vực hợp lưu của các con sông lớn: Sông Hồng, Sông Đà, sông Lô và sông Đáy. Về cơ bản, văn hóa Phùng Nguyên bao gồm các loại hình: cư trú; di chỉ - xưởng; di chỉ mộ táng…

Đặc trưng văn hóa:

*) Đồ đá: Công cụ sản xuất của cư dân Phùng Nguyên chủ yếu làm bằng đá. Hầu như toàn bộ công cụ và đồ trang sức đều được mài nhẵn, kích thước nhỏ nhắn, đa dạng và tinh tế, được chế tác từ các loại đá hiếm với các kỹ thuật: ghè đẽo, cưa, khoan, mài, tiện… ở trình độ điêu luyện cao.

Loại hình công cụ: Bôn đá hình tứ giác chiếm số lượng nhiều nhất. Rìu tứ giác có lưỡi cân xứng ít… Trong các địa điểm văn hóa Phùng Nguyên còn gặp loại rìu đá được chế tác bằng ngọc nephrite màu trắng đục, trắng vân hồng, vân xanh với kích thước nhỏ. Đây là công cụ của nghề thủ công chạm khắc, đan lát tre nứa gỗ, nhẹ nhàng, tỉ mỉ.

Loại rìu đá có vai có nấc cũng được tìm thấy ở một vài địa điểm và được coi là kết quả của sự giao lưu văn hóa hay của những luồng thiên di từ biển vào.

Những loại hình công cụ đá khác: đục đá nhiều loại, dao đá, liềm đá, cưa đá, mũi khoan đá, mũi lao, mũi giáo… Hiện vật đá khác có bàn mài, hòn kê – hòn đập, bàn đập, dấu Bắc Sơn…

Đồ trang sức bằng đá được sử dụng rất phổ biến. Sự hình thành và phát triển của những công xưởng như Bãi Tự, Tràng Kênh, Hồng Đà… chuyên chế tạo đồ trang sức bằng đá cho thấy năng lực thẩm mĩ và nhu cầu đời sống tinh thần cao của cư dân.

*) Đồ đồng: Hiện vật đồng thau định hình chưa tìm thấy trong các địa điểm văn hóa Phùng Nguyên, song cư dân Phùng Nguyên đã biết đến nghề luyện đồng. Trong một số di chỉ Phùng Nguyên đã tìm thấy những cục đồng nhỏ, gỉ đồng và xỉ đồng.

Những vết tích kim loại đầu tiên trong các di tích Phùng Nguyên đã là sản phẩm hợp kim cao cấp đồng – thiếc. Theo một số nhà nghiên cứu, nguồn gốc kim loại sớm ở Việt Nam có khả năng là sản phẩm của giao lưu văn hóa, đúng ra là sự giao lưu kỹ thuật. Tuy vậy, đồ đồng đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân và tạo ra những thay đổi quan trọng trong quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất hay chưa thì vẫn còn là một vấn đề đòi hỏi nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng, sâu sắc.

*) Đồ gốm: Kỹ thuật chế tác đồ gốm ở đây rất tinh xảo về cả loại hình, chất liệu, hoa văn. Gốm có ba loại chính: mịn, thô và rất thô. Gốm Phùng Nguyên thường bị tạp sắc như nâu xám, đỏ nhạt, xám đen. Gốm được chế tạo bằng phương pháp bàn xoay, bên cạnh còn có nặn tay, chắp, gắn, ghép…

Loại hình đa dạng, trong đó nhiều nhất là đồ gia dụng. Đặc biệt, trong văn hóa Phùng Nguyên có đồ gốm với đường kính miệng lớn, thành mỏng, miệng dày… Các đồ đựng có chân đế rất phổ biến…

Trang trí: Trong gốm Phùng Nguyên có tỷ lệ lớn mảnh có trang trí hoa văn, văn thừng, văn chải chiếm số lượng cao. Gốm Phùng Nguyên nổi tiếng về những đồ án hoa văn đẹp, đa dạng, phong phú. Hoa văn đặc trưng cơ bản là khắc vạch kết hợp văn đập, in lăn, chấm dài, in các loại với các họa tiết phức tạp. Loại hình này tuy không lớn nhưng rất Phùng Nguyên và là đỉnh cao của thẩm mỹ.

*) Táng thức: cho đến nay đã tìm thấy một số mộ táng văn hóa Phùng Nguyên. Người chết được chôn trong hố nông ở lớp đất cái – đáy của di chỉ. Đồ tùy táng gồm có rìu đá, nha chương, vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi và đồ gốm. ..

Tại nhiều địa điểm của văn hóa Phùng Nguyên như Gò Hội, Đình Chiền, Bãi Mèn… đã tìm thấy loại hình di tích hố đất đen có kích thước lớn, được xử lý kỹ càng và hiện vật đá, gốm trong một số hố được sắp đặt một cách có chủ ý. Nó có thể liên quan đến hoạt động lễ nghi nào đó của cư dân.

*) Cuộc sống: Văn hóa Phùng Nguyên là cội nguồn, cốt lõi của sự phát triển văn hóa giai đoạn muộn hơn. Nhiều loại hình gốm, đá Phùng Nguyên được coi là motif khởi nguyên của các giai đoạn sau như khuyên tai có mấu, chân chạc gốm…

Những tư liệu mộ táng khó có thể cho thấy sự phân hóa trong các bộ lạc Phùng Nguyên. Nhưng có thể khẳng định, nguyên lý Mẹ luôn luôn chiếm một vị trí quan trọng.

Cư dân Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp, sống ở những làng định cư rộng và lâu dài, các ngành nghề thủ công đóng vai trò quan trọng. Thu lượm và săn bắt những loại thú vừa và nhỏ, thủy sản… có vai trò không nhỏ trong đời sống hàng ngày. Sự có mặt của nhiều công cụ và vũ khí săn bắn đánh cá cho thấy hoạt động khai thác tự nhiên giữ vai trò đáng kể trong đời sống người Phùng Nguyên.

Cư dân văn hóa Phùng Nguyên đã biết đến nghề trồng lúa nước.

*) Niên đại và giai đoạn: Văn hóa Phùng Nguyên là văn hóa khảo cổ mở đầu cho thời đại kim khí Việt Nam, có niên đại sơ kỳ thời đại đồ đồng thau.

Niên đại tuyệt đối: từ cuối thiên niên kỷ III BC – đầu thiên niên kỷ II BC đến khoảng nửa đầu thiên niên kỷ II BC.

*) Nguồn gốc và các mối quan hệ văn hóa

Đa số các ý kiến hiện nay cho rằng, văn hóa Phùng Nguyên có các hợp nguồn khởi nguyên cơ bản từ phía Bắc xuống, Nam lên, Đông vào…của các văn hóa đồng tộc cư trú quanh Phùng Nguyên, mà dòng chính là từ phía Bắc theo các dòng sông Lô, Thao, Đà về hội tụ ở vùng nôi của văn hóa này – vùng đất tổ Hùng Vương. Tham góp vào văn hóa này còn có các nhóm văn hóa khác như văn hóa Hà Giang, Soi Nhụ, Sập Việt.

Văn hóa Phùng Nguyên còn có mối quan hệ giao lưu trao đổi với các vùng xung quanh: + Với Trung Nguyên (Trung Hoa): Mối quan hệ văn hóa được thể hiện thông qua loại hình hiện vật bằng đá dưới tên gọi nha chương.

+ Từ cuối thiên niên kỷ II đến giữa thiên niên kỷ II BC ở miền bắc Việt Nam có nhiều văn hóa khảo cổ khác nhau như văn hóa Hạ Long ở vùng hải đảo và ven biển Quảng Ninh. Giai đoạn muộn của văn hóa này phát triển song song với văn hóa Phùng Nguyên…

+ Quan hệ giữa văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Hoa Lộc: Trong các địa điểm Gò Ghệ, Gò Dạ (Phú Thọ) đã tìm được những mảnh gốm kiểu Hoa Lộc…

Sự tiếp xúc văn hóa giữa những cư dân của các bộ lạc văn hóa Phùng Nguyên trung du và đồng bằng, văn hóa Hạ Long, Hoa Lộc ven biển, có thể thực hiện qua nhiều phương thức, nhiều ngả đường, nhiều thời điểm. Có những sự cư trú xen kẽ giữa 1 số bộ lạc có văn hóa khác nhau và qua đó giao lưu tiếp xúc văn hóa càng được đẩy mạnh. Mối quan hệ giữa văn hóa Phùng Nguyên – Hạ Long – Hoa Lộc rõ ràng là theo các chiều khác nhau và có các kiểu khác nhau.

*) Nhóm Gò Lợn – Mả Đống

Nhóm Gò Lợn – Mả Đống được phát hiện trong quá trình nghiên cứu văn hóa Phùng Nguyên với các di tích: Gò Con Lợn, Quang Húc (Tam Nông, Phú Thọ), Đoan Thượng (Thanh Thủy, Phú Thọ) và Mả Đống (Hà Tây). Các di tích này vừa có điểm giống nhau, vừa có điểm

8.2.1.1.2. Văn hóa Đồng Đậu

Đặc điểm di tích: văn hóa Đồng Đậu được gọi theo tên di chỉ Đồng Đậu (Minh Tân, Yên

Lạc, Vĩnh Phúc) được phát hiện năm 1961 và nhiều lần khai quật với tổng diện tích 500m2

. Văn hóa Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc trung kỳ thời đại đồng thau.

Các di tích tập trung ở những gò không cao, bên các đầm hồ, ven lưu vực các sông suối như sông Hồng, Sông Lô, sông Đà và sông Đuống thuộc các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang… Trong khu cư trú của họ thường phát hiện những nền đất sét vàng được đắp cẩn thận, nện chặt, có những hố đất đen lớn, nhỏ…

Đặc trưng văn hóa:

*) Đồ đá: chiếm một tỷ lệ đáng kể song lại có sự suy thoái về chất liệu và kỹ thuật chế tác. Nhiều loại hình từ giai đoạn trước tiếp tục được chế tác và sử dụng. Công cụ, vũ khí bằng đá vẫn nhiều về số lượng và phong phú về hình loại, bao gồm rìu đá tứ giác kích thước lớn, được làm từ đá basalt, mài nhẵn. Đục đá được làm bằng đá cứng, mài nhẵn bóng, hình chữ nhật, lưỡi sắc, dấu vết cưa còn thấy rõ ở hai bên… Giáo đá, lao đá cũng được tìm thấy. Mũi tên phổ biến ở các giai đoạn của văn hóa Đồng Đậu với hình dáng khác nhau.

Sự hoàn thiện về hình dáng được phản ánh rõ nét qua các đồ trang sức bằng đá với nhiều loại hình mới.

Ngoài những công cụ tiêu biểu được chế tác từ đá nói trên còn có những hiện vật khác như chì lưới, chày nghiền, bàn mài và khuôn đúc.

*) Đồ đồng: Một đặc trưng cơ bản nhất của văn hóa Đồng Đậu là kỹ thuật luyện đúc kim và chế tác đồ đồng có sự đột biến. Hiện vật đồng thau có mặt ở nhiều địa điểm văn hóa Đồng Đậu. Mức độ phổ biến của chúng đã chiếm một tỷ lệ trên dưới 1/5 trong số công cụ và vũ khí ở những địa điểm văn hóa Đồng Đậu sớm như Gò Diễn, Tiên Hội. Bên cạnh gỉ, xỉ đồng là những công cụ đồng được chế tác với kỹ thuật cao. Trong giai đoạn Đồng Đậu phát triển, cư dân đã nhanh chóng chiếm lĩnh đỉnh cao của kỹ thuật đúc luyện và sử dụng đồ đồng. Đó là sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.

Loại hình: rìu đồng, rìu hình chữ nhật, rìu xòe cân hay đuôi và có lọng tra cán… Giáo đồng chủ yếu là loại có lưỡi hình búp đa thon dài, mặt cắt hình bầu dục. Lao đồng có hai loại gồm loại chuôi nhỏ, đặc và nhọn, thân hình chiếc lá, chuôi kéo dài, tiết diện ngang hình vuông… Quy mô nghề luyện đồng không lớn theo kiểu hộ gia đình trong một làng, chưa có sự chuyên hóa.

*) Đồ gốm: Trong giai đoạn đầu, gốm ít nhiều vẫn tiếp tục theo truyền thống Phùng Nguyên song đã có sự thay đổi rõ rệt về tạo dáng và hoa văn. Gốm tương đối đều sắc; loại gốm màu hơi xám khá phổ biến. Gốm chủ yếu được làm bằng bàn xoay có kết hợp những kỹ thuật khác.

Loại hình: đồ đựng như bình, vò, bát, chậu… Đồ đun nấu như nồi đáy bằng, đáy tròn… Phong cách tạo dáng gốm có xu thế giảm dần chiều cao, tăng dần chiều rộng, phần cổ ngắn, miệng loe xiên. Bụng nở và rộng. Bên trong thành miệng thường có trang trí hoa văn sóng nước.

Hoa văn chủ yếu là văn thừng, ngoài ra còn có hoa văn kiểu khuông nhạc đơn giản, đường tròn đồng tâm, sóng đơn… Các văn trang trí trong thành miệng như in lăn hình hạt thóc,

đường sóng đơn,… trở thành đặc trưng điển hình của hoa văn gốm văn hóa Đồng Đậu. Xuất hiện văn nan chiếu và văn khắc vạch có một bước phát triển mới với nhiều đồ án phong phú, phức tạp…

*) Đồ xương: gồm nhiều hình loại ở giai đoạn sớm mũi tên hay lao thường nhỏ, càng về sau kích thước lớn hơn và được chế tác hoàn hảo hơn.

*) Táng thức: mộ táng ít được phát hiện, nghiên cứu và khai quật, chỉ phát hiện một số ngôi mộ ở địa điểm Thành Dền.

*) Cuộc sống của người Đồng Đậu: cư dân làm nông nghiệp. Họ làm ruộng nước và ruộng khô quanh nơi cư trú. Điều kiện khí hậu và môi trường thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa canh. Bên cạnh nông nghiệp, các hoạt động kinh tế khai thác sản vật thiên nhiên chắc chắn vẫn giữ vai trò không nhỏ trong đời sống của cư dân.

*) Niên đại và các giai đoạn phát triển: Dựa vào ba nhóm di tích có thể thấy văn hóa Đồng Đậu trải qua ba giai đoạn phát triển sớm-giữa-muộn:

- Giai đoạn sớm: gồm các di tích mang đặc trưng của các yếu tố Phùng Nguyên muộn – Đồng Đậu sớm.

- Giai đoạn giữa: điển hình thể hiện đầy đủ nhất các đặc trưng riêng biệt của văn hóa Đồng Đậu: Vườn Chuối, Đông Lâm, Đông Dền, Thành Dền.

- Giai đoạn muộn: mang đặc trưng của văn hóa Đồng Đậu – Gò Mun: địa điểm Đồng Đậu.

*) Nguồn gốc và các mối quan hệ văn hóa: văn hóa Đồng Đậu về cơ bản có quan hệ nguồn gốc với văn hóa Phùng Nguyên, so sự tham gia các yếu tố văn hóa khác như: Mả Đống – Gò Con Lợn – Đoan Thượng. Người Đồng Đậu đã kế thừa những truyền thống văn hóa xưa và đã phát triển thêm một bước cao hơn mà biểu hiện cụ thể nhất là sự phát triển phổ biến của nghề luyện kim đồng và sự phát triển của nghề gốm.

8.2.1.1.3. Văn hóa Gò Mun

*) Đặc điểm di tích: dấu vết đầu tiên của văn hóa Gò Mun được biết đến vào năm 1961, từ đó đến nay đã có 34 khu cư trú và mộ táng có tính chất giống với Gò Mun được xác lập. Các địa điểm văn hóa Gò Mun phân bố chủ yếu ở vùng chuyển tiếp từ trung du xuống châu thổ sông Hồng, ven hai bờ sông Hồng, sông Đáy và sông Đuống, nổi lên là hai nơi tụ cư chính của vùng Phong Châu (Phú Thọ) và vùng Hà Nội. Hầu hết các khu cư trú nằm trên các đồi gò, có độ cao trung bình 7-13m so với mặt nước biển… Nhìn chung điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sự định cư của con người. Ngoài ra, còn có một số “di chỉ xưởng”, điển hình Gò Chon (Tam Nông) là xưởng chế tác đồ đá. Các địa điểm văn hóa Gò Mun thường có tầng văn hóa dày từ 0,6 đến trên 1m.

*) Đặc trưng văn hóa:

- Đồ đá: Việc sử dụng hay chế tác công cụ đá hay đồ trang sức bằng đá trong văn hóa Gò

Mun ít về số lượng, suy thoái về kỹ thuật chế tác và hình loại kém phong phú. Tuy vậy, đồ đá vẫn chiếm tỷ lệ cao so với đồ đồng. Các công cụ đá như rìu, bôn có kích thước lớn, đồ trang sức điển hình như vòng tay mặt cắt ngang hình tam giác to, thô vẫn xuất hiện trong các di chỉ.

Đồ trang sức được làm bằng những loại đá có màu sắc đẹp với các loại hình như vòng

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở khảo cổ học (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)