Nguồn gốc loài người là một vấn đề cũ, nhưng lúc nào cũng mới. Nhiều vấn đề cũ tưởng chừng như đã được giải quyết nhưng lại bị những phát hiện mới lật ngược trở lại., tuỳ thuộc vào trình độ văn hoá và tri thức của từng cộng đồng người, của từng dân tộc và của từng thời đại.
Từ xa xưa, có thể là từ thời nguyên thuỷ, đã có những huyền thoại khác nhau giải thích về nguồn gốc loài người. Có học giả cổ Hy Lạp tin rằng con người sinh ra từ loài cá. Theo sách Trang Tử của Trung Quốc "Loài sâu rễ tre sinh ra loài báo, báo sinh ra ngựa, ngựa sinh ra người". Người cổ Trung Quốc tin rằng Bà Nữ Oa dùng bùn vàng nặn ra người và thổi vào đó sự sống. Theo người cổ Ai Cập, thần Hanuma đã dùng đất sét tạo ra người trên bàn xoay đồ gốm.
Cũng theo huyền thoại thì người Việt là "Con Rồng Cháu Tiên". Kinh Thánh của đạo Thiên chúa giáo trình bày cụ thể về nguồn gốc con người và các loài vật, theo đó, Đức Chúa Trời đã dùng đất sét nặn thành người đàn ông và lấy xương sườn người đàn ông nặn thành người đàn bà…
Các huyền thoại, tôn giáo về nguồn gốc con người có rất nhiều và lại giống nhau ở chỗ quy công sáng tạo ra con người cho các đấng thần linh. Các học giả duy tâm phản động đã và đang nêu ra rất nhiều học thuyết phản khoa học về nguồn gốc con người.
Các nhà duy vật tiến bộ từ lâu đã tiến hành một cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống lại các thế giới quan tôn giáo duy tâm phản động về nguồn gốc con người. Kết quả chứng tỏ sự ra đời của con người là kết quả của cả một quá trình tiến hoá liên tục, lâu dài và rất phức tạp của thế giới sinh vật.
Năm 1758, trong tác phẩm Hệ thống tự nhiên (Systema Natura), K. Linnaeus đã xếp
người vào bộ Linh trưởng (primates) chung với khỉ vượn, vượn cáo… Chính K. Linnaeus đã đặt tên Homo cho giống người. Tuy chưa thoát khỏi quan niệm bất biến về giống loài, nhưng K. Linnaeus thực sự là người đầu tiên tiến hành phân loại và xếp con người vào bảng phân loại sinh giới.
Năm 1809, nhà bác học J.B. Lamark (người Pháp) đã công bố cuốn Triết học động vật trong đó vạch rõ các động vật cao đẳng phát sinh từ các động vật hạ đẳng và loài người có nguồn gốc từ loài vượn người.
Nhà sinh vật học vĩ đại người Anh Charles Darwin (1809-1882) là người thực sự tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong tư duy nghiên cứu về nguồn gốc loài người. Các vấn đề tiến hoá và
nguồn gốc loài người được C. Darwin trình bày trong tác phẩm Nguồn gốc loài người và sự
chọn giống xuất bản năm 1871. Dựa C. Darwin đã chứng minh rằng loài người đã phát sinh từ giống vượn người hoá thạch đã bị tiêu diệt. Những luận điểm về loài người của C. Darwin gắn
liền với học thuyết của ông về nguồn gốc các loài sinh vật được nêu ra trong công trình Nguồn
gốc các loài xuất bản năm 1859. Những luận điểm này xuất phát từ những quy luật phát triển của thế giới sinh vật mà ông đã khám phá ra.