Nguyên nhân và động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở khảo cổ học (Trang 33)

Khi nghiên cứu vấn đề nguồn gốc loài người, chúng ta không thể không chú ý đến động lực thúc đẩy quá trình hình thành con người.

C. Darwin đã có công lao lớn trong việc vạch ra được vị trí của con người trong giới sinh vật và mối liên hệ thân thuộc giữa con người và động vật cao đẳng. Ông đã chỉ ra rằng người và vượn người hiện đại là con cháu của một giống vượn người hoá thạch. Luận điểm của C. Darwin về nguồn gốc loài người gắn liền với phát hiện của ông về quy luật chọn lọc tự nhiên trong giới sinh vật.

Do chọn lọc tự nhiên mà giống vượn người hoá thạch, tổ tiên của loài người đã xuất hiện. Học thuyết của C. Darwin có một ý nghĩa to lớn nhưng C. Darwin vẫn không giải quyết được triệt để vấn đề vì sao loài người đã tự tách ra khỏi giới động vật và vì sao con người tối cổ đã biến chuyển thành con người hiện đại. C. Darwin đã dùng quan điểm thuần tuý sinh học để giải quyết các vấn đề đó. Ông đã coi loài người cũng giống như các giống loài sinh vật khác, phát triển tuân theo quy luật sinh vật mà không thấy được sự khác biệt về chất giữa người và động

Chỉ có Ph. Ăngghen vĩ đại mới giải quyết được một cách chính xác vấn đề nguồn gốc

và sự phát triển của loài người. Trong tác phẩm nổi tiếng Tác dụng của lao động trong sự

chuyển biến từ vượn thành người viết năm 1876, Ph. Ăngghen đã nêu ra một cách duy vật và biện chứng nguyên nhân làm cho loài vượn biến thành người và động lực thúc đẩy quá trình đó.

Ph. Ăngghen vạch rõ chỗ khác nhau căn bản giữa người và động vật là lao động. "Lao

động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ sinh hoạt loài người, và như thế đến một mức mà, trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con người.... Có đặc điểm gì phân biệt đàn vượn và xã hội loài người? Đó là lao động" …

Ph. Ăngghen đã miêu tả sự biến hoá từ giống vượn người kỷ địa chất thứ ba thành người do tác dụng của lao động và trong quá trình lao động tập thể. Do chuyển xuống mặt đất, giống vượn người tổ tiên của loài người dần dần đi thẳng người được. Hai bàn tay được tự do, phải đảm nhận thêm nhiều hoạt động khác. Và dần dần, tổ tiên con người đã dùng đôi tay của mình chế tạo ra công cụ. Bước biến chuyển của đôi tay tổ tiên chúng ta từ chỗ không biết chế tạo công cụ đến chỗ biết chế tạo công cụ là một quá trình rất lâu dài và chậm chạp. Ph. Ăngghen viết: "Chưa hề có một bàn tay vượn nào có thể chế tạo ra được một cái dao bằng đá thô sơ nhất"…

Do bàn tay người phát triển, toàn bộ cơ thể của tổ tiên chúng ta cũng đã thay đổi theo do tác dụng của quy luật phát triển tương quan. Với sự phát triển của bàn tay và với quá trình lao động, tầm mắt con người được mở rộng. Trong các đối tượng tự nhiên, con người phát hiện ra những đặc tính mới mà trước kia chưa biết. Mặt khác, lao động đã tạo ra khả năng cho các thành viên xã hội liên kết chặt chẽ với nhau hơn, tương trợ và hợp tác thường xuyên hơn. Mỗi cá nhân càng ngày càng có ý thức rõ rệt về lợi ích của sự hợp tác đó. Con người đi đến chỗ

phải nói với nhau một cái gì đấy và nhu cầu đó đưa đến chỗ xuất hiện ngôn ngữ "…. Ngôn ngữ

bắt nguồn từ trong lao động và cùng phát triển với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ".

Lao động và ngôn ngữ đã kích thích sự phát triển của bộ óc. Các giác quan cũng song song phát triển theo và đến lượt, bộ óc và giác quan lại tác động trở lại lao động và ngôn ngữ, thúc đẩy lao động và ngôn ngữ tiếp tục phát triển.

Ph. Ăngghen đã viết tác phẩm Tác dụng của lao động trong sự chuyển biến từ vượn

thành người vào lúc chưa phát hiện được những hoá thạch trung gian giữa vượn và người. Thế mà, cho đến nay những phát hiện mới của khoa học càng ngày càng chứng minh cho tính chất đúng đắn của các luận điểm mà Ph. Ăngghen đã nêu ra.

Các nhà cổ nhân loại học hiện nay đã phát hiện được tính chất phát triển không đều giữa các bộ phận của cơ thể người vượn đứng thẳng. Thường là xương chân, xương tay nhiều tính chất gần người hơn so với xương sọ. Điều đó xác nhận luận điểm của Ph. Ăngghen về sự phát triển của chân và của tay do đi thẳng và lao động có trước sự phát triển của óc. Khi nghiên cứu bộ óc và xương hàm dưới của vượn và người cổ, nhiều học giả hiện nay đã vạch ra được bước phát triển của ngôn ngữ dưới tác dụng của lao động.

Không có ngôn ngữ, tư duy trừu tượng không xuất hiện và phát triển được. Tư duy trừu tượng cũng như ngôn ngữ là thuộc tính của con người, ngăn cách con người và động vật. Các nhà khảo cổ học hiện nay cũng đã tìm được các chứng cứ chắc chắn để chứng minh hoạt động

săn bắt đã xuất hiện ngay trong giai đoạn sớm của nhân loại. Và như vậy, rõ ràng đã xác minh quan điểm của Ph. Ăngghen về vai trò của thức ăn bằng thịt trong quá trình chuyển biến từ vượn sang người.

Tính đúng đắn của luận điểm về vai trò của lao động trong quá trình biến chuyển từ vượn thành người biểu hiện sự vận dụng thành công học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Nếu C. Darwin đã giải phóng loài người khỏi bàn tay Thượng đế, đặt vào giới động vật, thì chính Ph. Ăngghen đã tách loài người ra khỏi giới động vật, khiến cho con người thấy rõ bản chất của mình là lao động, là người cải tạo và chinh phục tự nhiên.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Các quan điểm về nguồn gốc loài người? Nêu quan điểm của cá nhân về vấn đề này? 2. Nguyên nhân và động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người?

PHẦN II: CÁC THỜI ĐẠI KHẢO CỔ CHƯƠNG 7: THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở khảo cổ học (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)