0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Một số giải pháp cơ bản

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT LÚA VỤ HÈ THU CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRI TÔN TỈNH AN GIANG (Trang 51 -51 )

Qua nghiên cứu và phân tích các vấn đề đã đƣợc trình bày thì cần đƣa ra một số giải pháp cơ bản nhƣ sau:

Giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa trong sản xuất vụ hè thu cho bà con nông dân trên địa bàn nghiên cứu là nên giảm lƣợng phân K trong công tác bón phân vì địa bàn nghiên cứu là vùng đất phù sa mới lƣợng phèn còn trong đất khá cao. Cho nên khi sử dụng hay không sử dụng lƣợng phân K bón vào đất cũng không ảnh hƣởng đến năng suất lúa của nông hộ, cho nên hạn chế bón phân chứa hàm lƣợng K nhiều nhằm giảm chi phí cho bà con nông dân. Giúp bà con nâng cao đƣợc thu nhập.

Trong công tác tập huấn cần chú trọng hơn nữa, vì trong quá trình phỏng vấn số lƣợng nông dân tham gia tập huấn còn ít. Một số hộ nông dân mong muốn có các lớp tập huấn mở trên địa bàn gần nơi canh tác của họ để tiện cho việc chăm sóc lúa và tham gia tập huấn. Vì các lớp tập huấn thƣờng mở ngay các trung tâm của xã còn các hộ thì canh tác sâu trong kênh khó có thể tham gia. Vì thế khi muốn tổ chức các buổi hội thảo tập huấn cần điều tra kĩ địa bàn. Tuy nhiên ngƣời nông dân cũng phải tạo điều kiện để bản thân có thể tham gia tập huấn để nâng cao kiến thức trong sản xuất lúa của mình.

Giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất lúa cho bà con nông dân là nên giảm chi phí lao động thuê mƣớn đến mức thấp nhất có thể. Cần tận dụng hết nguồn lao động gia đình để giảm chi phí cho lao động thuê. Sử dụng lƣợng phân bón hợp lý, tuy bón phân là yếu tố quan trọng và bắt buộc trong quá trình sản xuất lúa của bà con nhƣng cần phải bón liều lƣợng thích hợp vừa tiết kiệm đƣợc chi phí vừa nâng cao đƣợc năng suất lúa. Bên cạnh đó nông dân cần xem xét có nên thuê đất canh tác hay không khi các chi phí đầu vào thì ngày càng tăng cộng thêm giá thuê đất. Nhƣ thế chi phí cho sản xuất lúa là quá cao mà năng suất lại không đƣợc cao cũng nhƣ giá bán thay đổi liên tục ảnh hƣởng rất nhiều đến thu nhập và lợi nhuận.

Phần lớn các nông dân điều thiếu vốn trong quá trình sản xuất nên không thể trả tiền mặt khi mua đầu vào mà phải “mua chịu” nên giá đầu vào cao hơn giá thực tế thị trƣờng. Do vậy các ngân hàng nên mở rộng cho vay sản xuất, mua vật tƣ thiết bị nông nghiệp để nông dân có thể giảm chi phí đầu vào và tăng lợi nhuận.

42

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN

Sản xuất lúa là một hoạt động chính của nông dân ĐBSCL nói chung, ngƣời dân huyện Tri Tôn nói riêng. Vì vậy mà thu nhập và đời sống của nông hộ vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động canh tác của họ. Đây cũng là nguồn cung cấp lƣơng thực chủ yếu cho con ngƣời và góp phần vào tăng trƣởng kinh tế tại địa phƣơng.

Qua quá trình phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ tiêu tài chính trên 1.000m2 đất trồng lúa cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ có thể đƣa ra một số kết luận sau:

Đa số hộ đều có kinh nghiệm sản xuất lúa lâu năm, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng cơ giới hóa hiện đại, trình độ học vấn ngày càng cải thiện, giúp nông hộ tiếp thu nhanh các tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên kinh nghiệm luôn đi đôi với bảo thủ, không tuân theo các khuyến cáo của các cán bộ khuyến nông, gây tăng chi phí đầu vào.

Các tỷ số tài chính trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2013 của nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu đều ở mức khá tốt (lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, thu nhập/chi phí chƣa có LĐGĐ lớn hơn 0; doanh thu/chi phí lớn hơn 1). Cho thấy sản xuất lúa vụ hè thu tại huyện Tri Tôn đạt hiệu quả. Thực tế qua phân tích thì hiệu quả từ việc sản xuất lúa vụ hè thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Lƣợng phân bón (N,P,K), Lƣợng thuốc BVTV, các chi phí thuê lao động, lƣợng giống, ngày công lao động gia đình. Mỗi yếu tố đều có mức độ ảnh hƣởng khác nhau vì thế không nên xem trọng hoặc xem nhẹ một yếu tố nào. Nếu yếu tố nào làm tăng năng suất lúa thì cần phát huy, yếu tố nào làm giảm năng suất thì hạn chế sử dụng, tìm biện pháp khắc phục.

5.2 KIẾN NGHỊ

Qua khảo sát và phân tích thấy rằng trong sản xuất lúa nông dân dù có thuận lợi nhƣng bên cạnh đó còn gặp nhiều khó khăn, cần đƣợc hỗ trợ từ chính quyền địa phƣơng, các cấp quản lý, doanh nghiệp thu mua lúa gạo cũng nhƣ các nhà khoa học và đặc biệt là chính bản thân ngƣời nông dân cũng phải tự thay đổi. Nên bài nghiên cứu đƣa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cũng nhƣ hiệu quả tài chính cho ngƣời nông dân sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu.

43

5.2.1 Đối với nông hộ

Đối với các nông hộ sản xuất lúa cần luôn luôn học hỏi nâng cao kiến thức và ứng dụng KHKT vào trong sản xuất lúa. Ngoài ra cần tăng cƣờng đoàn kết giữa các hộ trong sản xuất nhằm khắc phục vấn đề thiếu lao động làm giảm hiệu quả sản xuất. Chủ động tiếp cận nguồn thông tin báo, đài, truyền hình hay cao hơn là internet để lựa chọn đầu vào và đầu ra hợp lý.

Ngƣời nông dân thƣờng sản xuất lúa rất giỏi, nhƣng không ai cũng tiên tiến mà nhiều ngƣời còn rất bảo thủ do vậy cần phải thay đổi tập quán này. Nông hộ cần tích cực chủ động tham gia các lớp tập huấn, trình diễn giống lúa mới để nâng cao kiến thức, trình độ kỹ thuật sản xuất và lựa chọn giống lúa phù hợp, và cần tích cực tham gia vào các tổ chức hợp tác xã nông nghiệp để tạo điều kiện liên kết, giúp đỡ nhau và tìm kiếm thông tin thị trƣờng.

Sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trƣờng.

5.2.2 Đối với doanh nghiệp thu mua lúa nguyên liệu của nông hộ tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Doanh nghiệp cần chủ động liên kết với nông hộ nhiều hơn để phát huy những thuận lợi và khắc phục những hạn chế, khó khăn của nhau. Cung cấp thông tin thị trƣờng chính xác cho ngƣời nông dân, không đƣợc lợi dụng sự thiếu thông tin của ngƣời nông dân.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có những hỗ trợ và cho thấy những lợi ích thiết thực từ hợp đồng bao tiêu để nông hộ thực hiện đúng hợp đồng và yên tâm sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu lúa cho doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp cần cung cấp giống, vật tƣ nông nghiệp thu mua sản phẩm cho ngƣời sản xuất để chế biến xuất khẩu nhƣ một phần trong hợp đồng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp vì thế 2 bên đều có lợi.

Doanh nghiệp cần xây dựng kho bãi, lò sấy gần nơi tập trung thu mua lúa để phục vụ nhu cầu phơi sấy nhằm bảo quản sản phẩm lâu dài, giữ đƣợc chất lƣợng lúa.

5.2.3 Đối với nhà khoa học

Cần duy trì công tác khuyến nông, tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân, biểu dƣơng nhân rộng mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao thông qua báo đài địa phƣơng nhằm khuyến khích các hộ làm theo. Nghiên cứu lai tạo thêm các loại giống chất lƣợng phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai và nhu cầu của thị trƣờng.

44

Thông tin kịp thời cho ngƣời nông dân về tình hình sản xuất, tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng tránh kịp thời giúp hạn chế những mất mát không đáng tiếc ảnh hƣởng đến thu nhập và cuộc sống của ngƣời dân.

5.2.4 Đối với cơ quan Nhà nƣớc

Cơ quan Nhà nƣớc cần tạo điều kiện thuận lợi để nông hộ có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức. Nhà nƣớc cần đẩy mạnh hơn nữa cho việc đầu tƣ nghiên cứu về giống lúa, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa trong nông nghiệp và chuyển đổi sản xuất.

Nhà nƣớc nên sớm hình thành những điểm thu mua sản phẩm trực tiếp từ nông dân, quy định mức giá sàn nhằm đảm bảo giá không bị rớt quá thấp. Chính phủ cần đề ra cơ chế quản lý giá cả đầu vào, tránh những biến động lớn về giá cả do đầu cơ. Bên cạnh đó, việc cung ứng kịp thời và chính xác thông tin thị trƣờng cho nông dân là rất cần thiết để nông dân có những lựa chọn đầu vào và đầu ra tối ƣu cho mình.

Cần có các chủ trƣơng nâng cao trình độ dân trí, vì có trình độ nông dân mới có thể dễ dàng tiếp thu các tiến bộ về KH-KT và áp dụng hiệu quả các thành tựu đó.

Cần quy hoạch cụ thể xác định những nơi có lợi thế cạnh tranh cao để duy trì và mở rộng sản xuất và những những nơi không có lợi thế cạnh tranh để chuyển đổi sang ngành sản xuất khác phù hợp hơn. Nhà nƣớc cần hƣớng các chính sách hỗ trợ của mình xuống trực tiếp ngƣời nông dân thay vì hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chi cục thống kê Tri Tôn, 2013. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội ƣớc tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2013.

Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp, Nxb Thống kê.

Lâm Quang Huyên, 2004. Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam, Nxb Trẻ.

Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.

Nguyễn Hữu Đặng, 2012. Bài giảng Kinh tế sản xuất, Khoa kinh tế - QTKD, Trƣờng Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Trƣờng Thạnh, 2013. Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa tại huyện Châu Thành, Sóc Trăng.

Niên giám thống kê 2012, cục thống kê huyện Tri Tôn.

Phạm Lê Thông, 2010. Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa và thương hiệu lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long.

Phạm Lê Thông, 2010. Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế của việc sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Phạm Lê Thông và cộng sự ở ĐBSCL, Tạp chí Khoa học 2011:18a 267-276 Trần Quốc Khánh, 2005. Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp, Nxb Lao động – xã hội.

Trần Thị Cẩm Tú, 2012. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa 2 vụ ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng.

http://sonongnghiep.angiang.gov.vn http://triton.angiang.gov.vn

46

PHỤ LỤC

Phụ lục A1 Kết quả chạy hàm năng suất

Kết quả chạy phƣơng sai sai số thay đổi hàm năng suất

. imtest, white

White's test for Ho: homoskedasticity

against Ha: unrestricted heteroskedasticity chi2(43) = 57.64

Prob > chi2 = 0.0670

Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test

--- Source | chi2 df p ---+--- Heteroskedasticity | 57.64 43 0.0670 Skewness | 21.60 8 0.0057 Kurtosis | 0.02 1 0.8904 ---+--- Total | 79.26 52 0.0088 --- Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 4,692 ,632 7,427 ,000 (tap huan) ,011 ,027 ,028 ,396 ,694 ,538 1,859 ln(luong giong) -,261 ,089 -,232 -2,925 ,005 ,418 2,393 ln(cp_BVTV) ,184 ,078 ,150 2,361 ,022 ,648 1,542 ln(N) ,407 ,094 ,355 4,334 ,000 ,390 2,562 ln(P) ,261 ,081 ,270 3,240 ,002 ,379 2,640 ln(K) ,046 ,070 ,042 ,667 ,508 ,654 1,530 ln(Ldthue) -,071 ,041 -,106 -1,728 ,090 ,701 1,427 ln(LDGD) ,065 ,031 ,176 2,081 ,043 ,368 2,717

47

Phụ lục B

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Xin chào ông/bà, tôi tên là Phan Hồng Thảo là sinh viên năm cuối Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh của trƣờng Đại học Cần Thơ. Hiện tôi đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa vụ hè thu của nông hộ tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang”. Rất mong gia đình ông/bà dành ra ít phút để giúp tôi hoàn thành các câu hỏi có liên quan dƣới đây. Tôi rất hy vọng nhận đƣợc sự cộng tác của gia đình ông/bà và tôi xin cam đoan rằng những câu trả lời của ông/bà chỉ đƣợc sử dụng cho mục đích của việc nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn!

I - Thông tin chung về hộ sản xuất:

1. Họ và tên đáp viên ... Tuổi …….. Địa chỉ: Ấp ... Xã ... Giới tính: Nam Nữ Dân tộc... 2. Trình độ học vấn (1) Mù chữ (2) Cấp I (3) Cấp II (4) Cấp III (5) TCCN, CĐ, ĐH, SĐH

3. Gia đình Ông (Bà) có bao nhiêu nhân khẩu ... 4. Số lao động trực tiếp tham gia sản xuất hàng ngày và sinh sống trong gia

đình?

Trong đó: Số lao động nam……. Trong độ tuổi lao động Số lao động nữ……….Trong độ tuổi lao động

II - Thông tin cụ thể:

1. Gia đình có bao nhiêu công đất nông nghiệp (sở hữu)? ... công 2. Tổng diện tích trồng lúa ... công 3. Trong vụ lúa hè thu vừa qua, Ông (Bà) trồng giống lúa nào? ... 4. Tại sao Ông (Bà) chọn giống lúa trên?

(1) Đƣợc nhà nƣớc cung cấp (2) Cho năng suất cao

48

(4) Ít sâu bệnh

(5) Khác…………

5. Ông (Bà) mua giống lúa trên ở đâu?

(1) Hàng xóm (2) Nhà nƣớc hỗ trợ (3) Trung tâm giống (4) Viện lúa giống (5)Khác…………..

6. Ông (bà) có bao nhiêu năm kinh nghiệm trồng lúa?

(1) <10 năm (2) 21-30 năm (3) 10-20 năm (4) >30 năm

7. Kinh nghiệm trồng lúa ông (bà) lấy từ đâu ?

(1) Từ hàng xóm. (2) Xem ti vi, sách báo. (3) Từ cán bộ khuyến nông. (4) Gia đình truyền lại

8. Trong quá trình trồng lúa Ông (Bà) có đƣợc hỗ trợ tập huấn kỹ thuật

không?(nếu không qua phần 3) (1) Có

(2) Không

Nếu là có, xin cho biết số lần tập huấn/năm ……..

9. Ông (Bà) cho biết ai là ngƣời hỗ trợ tập huấn kỹ thuật?

(1) Cán bộ khuyến nông (2) Hội nông dân.

(3) Cán bộ công ty thuốc BVTV (4) Cán bộ địa phƣơng

(5) Viện, trƣờng đại học (6) Khác ………..

49

III. Chi phí và thu nhập

1. Chi phí thuê đất và nguyện vật liệu đầu vào

Khoản mục Số lƣợng Đơn giá Vận chuyển Thành tiền 1. Thuê đất 2. Giống (tên giống)………. 3. Phân bón NPK URE DAP K2O Thuốc BVTV Khác………. 3. Chi phí lao động Công việc Lao động nhà Lao động thuê Số ngày công

Số ngày công Tiền công (1000đ/ngày) Thành tiền Làm đất Sạ lúa Cấy lúa Bón phân Làm cỏ Tƣới tiêu Xịt thuốc

Phơi lúa, sấy lúa Thu hoạch

Khác... Tổng cộng

50

4. Chi phí vận chuyển lúa đến nơi sấy lúa?

Số lƣợng lúa(kg) Giá vận chuyển Thành tiền

5. Thu nhập Diện tích (1000 m2) Năng suất (Kg/1000 m2) Sản lƣợng (Kg) Giá bán (đồng) Thành tiền (1000đ) IV. Hoạt động bán

1. Ông (Bà) có ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm không?

(1) Có (2) Không

2. Sau khi thu hoạch ông (bà) thƣờng bán cho ai?

(1) Thƣơng lái. (2) Doanh nghiệp

(3) Nhà máy xay xát/chế biến

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT LÚA VỤ HÈ THU CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRI TÔN TỈNH AN GIANG (Trang 51 -51 )

×