Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa vụ Hè Thu của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa vụ hè thu của các nông hộ tại huyện tri tôn tỉnh an giang (Trang 46)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Doanh thu/Chi phí Lần 0,59 1,82 1,19 Lợi nhuận/Chi phí Lần -0,40 0,82 0,20

Lợi nhuận/Doanh thu Lần -0,70 0,45 0,13 Thu Nhập/CP chƣa có LĐGĐ Lần -0,30 1,19 0,44

Nguồn: số liệu điều tra tháng 8/2013

Tỷ số trung bình lợi nhuận/chi phí là 0,2 lần có nghĩa là chi ngƣời nông dân bỏ ra ra 1000 đồng chi phí thì họ sẽ thu đƣợc 200 đồng lợi nhuận.

Tỷ số trung bình thu nhập/chi phí chƣa có LĐGĐ là 0,44 lần có nghĩa là nông dân bỏ ra 1.000 đồng chi phí chƣa có LĐGĐ thì sẽ thu đƣợc 440 đồng thu nhập từ sản xuất lúa.

Nhƣ vậy thông qua giá trị trung bình của các tỷ số tài trong bảng 4.4 thì các hộ sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu thuộc huyện Tri Tôn nhìn chung đều đạt hiệu quả về mặt tài chính, vì các tỷ số tài chính đều dƣơng.

Nhƣng xét trên góc độ từng hộ thì có sự chênh lệch lớn giữa hộ sản xuất lúa không hiệu quả và hiệu quả. Hộ sản xuất hiệu quả có thu nhập và lợi nhuận khá cao, các tỷ số tài chính rất tốt. Ngƣợc lại hộ sản xuất kém hiệu quả nên các tỷ số tài chính đều thấp hơn giá trị trung bình khá xa. Nhìn chung các hộ đã sản xuất đạt yêu cầu, các tỷ số tài chính đều đạt (lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, thu nhập/chi phí chƣa có LĐGĐ lớn hơn 0; doanh thu/chi phí lớn hơn 1).

4.1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa vụ Hè Thu của nông hộ hộ

Nhằm phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào ảnh hƣởng đến năng suất, ta thiết lập hàm sản xuất Cobb-Douglas với biến phụ thuộc là năng suất và các biến độc lập sau: lƣợng giống, lƣợng N, lƣợng P, lƣợng K, chi phí thuốc BVTV, chi phí lao động thuê, ngày công lao động gia đình và tập huấn (biến giả).

Phƣơng trình hàm sản xuất có dạng:

LnY = α0+ α1lnX1 + α2lnX2 + α3lnX3 + α4lnX4 + α5lnX5 + α6lnX6 + α7lnX7 + α8lnX8

37 Qua bảng 4.5 ta thấy R2

= 0,866 có nghĩa là sự biến thiên của năng suất lúa đƣợc giải thích bởi yếu tố số lƣợng giống, lƣợng N, lƣợng P, lƣợng K, chi phí thuốc BVTV, chi phí lao động thuê, ngày công lao động gia đình và tập huấn là 86,6%. Nguyên nhân vì sản xuất lúa bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố tự nhiên và sâu bệnh nên các biến trên chỉ giải thích đƣợc 86,6% sự biến thiên của năng suất, còn lại là do các yếu tố khác ngoài mô hình ảnh hƣởng.

Tiếp theo, yếu tố phóng đại phƣơng sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn nhiều so với 2,78 nên chứng tỏ mô hình không có hiện tƣợng đa cộng tuyến. Hệ số Prob > chi2 = 0,067 lớn hơn giá trị α là 5% chứng tỏ mô hình có phƣơng sai sai số không thay đổi (xem phụ lục).

Giải thích các biến trong mô hình : Lƣợng giống (LnX1):

Hệ số của biến LnX1 có ý nghĩa thống kê trong mô hình nên lƣợng giống sử dụng có ảnh hƣởng đến năng suất lúa của vụ và ảnh hƣởng theo tỷ lệ nghịch. Theo kết quả ta có hệ số α1 = -0,261 và ở mức ý nghĩa 5%, nếu các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi, khi tăng lƣợng giống lên 1 đơn vị thì năng suất lúa giảm 0,261 đơn vị.

Lƣợng N (LnX2):

Hệ số của biến LnX2 có ý nghĩa thống kê trong mô hình nên lƣợng N sử dụng có ảnh hƣởng đến năng suất lúa của vụ và ảnh hƣởng theo tỷ lệ thuận. Theo kết quả ta có hệ số α2 = 0,407 và ở mức ý nghĩa 1%, nếu các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi, khi tăng lƣợng N lên 1 đơn vị thì năng suất lúa tăng 0,407 đơn vị. Nitơ là thành phần chiếm tỷ lệ cao trong các loại phân đạm, mà đạm lại là một trong những loại nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Vì vậy khi sử dụng đúng liệu lƣợng thì năng suất lúa sẽ tăng, còn sử dụng nhiều hơn hoặc ít hơn thì năng suất sẽ giảm.

Lƣợng P (LnX3)

Hệ số của biến LnX3 có ý nghĩa thống kê trong mô hình nên lƣợng P sử dụng có ảnh hƣởng đến năng suất lúa của vụ và ảnh hƣởng theo tỷ lệ thuận Theo kết quả ta có hệ số α3 = 0,261 và ở mức ý nghĩa 1%, nếu các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi, khi tăng lƣợng P lên 1 đơn vị thì năng năng suất lúa tăng 0,261 đơn vị.

Lƣợng K (LnX4)

Hệ số của biến LnX4 không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nên lƣợng K không ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Lƣợng K không ảnh hƣởng đến

38

năng suất lúa là vì nông dân sử dụng ít lƣợng K trong quá trình sản xuất lúa. Tại vì vùng nghiên cứu là vùng đất phù sa mới lƣợng K trong đất còn nhiều nên khi bón hay không bón K thì không có ảnh hƣởng hoặc ảnh hƣởng rất nhỏ. Tuy nhiên trong mô hình nghiên cứu này thì lƣợng K không ảnh hƣởng.

Chi phí thuốc BVTV (LnX5)

Hệ số của biến LnX5 có ý nghĩa thống kê trong mô hình nên chi phí thuốc BVTV có ảnh hƣởng đến năng suất lúa của vụ và ảnh hƣởng tỷ lệ thuận. Theo kết quả ta có hệ số α5 = 0,184 và ở mức ý nghĩa 5%, nếu các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi, khi tăng chi phí thuốc BVTV lên 1 đơn vị thì năng suất lúa tăng lên 0,184 đơn vị.

Chi phí LĐ thuê (LnX6)

Hệ số của biến LnX6 có ý nghĩa thống kê trong mô hình nên chi phí LĐ thuê có ảnh hƣởng đến năng suất lúa của vụ và ảnh hƣởng tỷ lệ nghịch Theo kết quả ta có hệ số α6 = - 0,071và ở mức ý nghĩa 10%, nếu các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi, khi chi phí LĐ thuê tăng lên 1 đơn vị thì năng suất sẽ giảm đi 0,071 đơn vị.

Ngày công LĐGĐ (LnX7)

Hệ số của biến LnX7 có ý nghĩa thống kê trong mô hình nên ngày công lao động gia đình có ảnh hƣởng đến năng suất lúa của vụ và ảnh hƣởng tỷ lệ thuận. Theo kết quả ta có hệ số α7 = 0,065 và ở mức ý nghĩa 5%, nếu các yếu tố khác không thay đổi, khi tăng ngày công lao động gia đình lên 1 đơn vị thì năng suất lúa tăng lên 0,065 đơn vị.

Tập huấn (X8)

Hệ số của biến X8 không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nên việc tham gia tập huấn không ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Nguyên nhân biến tập huấn không ảnh hƣởng đến năng suất có thể giải thích nhƣ sau, do vụ hè thu tình hình thời tiết sâu bệnh diễn biến phức tạp nên ngƣời nông dân không còn tuân thủ theo các quy tắc khi tham gia tập huấn mà họ dựa vào kinh nghiệm cá nhân nhiều hơn. Nhƣ sử dụng thêm lƣợng phân hay thuốc cao với mong muốn diệt sâu bệnh mau chóng. Bên cạnh đó kiến thức ngƣời một số nông dân cũng còn hạn chế nên việc hiểu và làm theo hƣớng dẫn của các buổi tập huấn chƣa hiệu quả cho nên việc tham gia tập huấn của ngƣời nông dân trong mô hình không ảnh hƣởng đến năng suất lúa.

39

Bảng 4.5: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa vụ hè thu tại huyện Tri Tôn-An Giang.

Tên biến Nhân tố Hệ số B

Hằng số 4,458

LnX1 Logarit của lƣợng giống -0,261 **

LnX2 Logarit của lƣợng N 0,407 ***

LnX3 Logarit của lƣợng P 0,261 **

LnX4 Logarit của lƣợng K 0,046 ns

LnX5 Logarit của CP thuốc BVTV 0,184 **

LnX6 Logarit của Chi phí LĐ thuê -0,071 *

LnX7 Logarit của Ngày công LĐGĐ 0,065 **

X8 Tập huấn 0,011 ns

Hệ số R2 0,866

Hệ số R2

hiệu chỉnh 0,845

Ghi chú: ***ý nghĩa 1% ** : ý nghĩa 5% * :ý nghĩa 10% ns : không có ý nghĩa

4.2 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

4.2.1 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa vụ hè thu của nông hộ tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa vụ hè thu của các nông hộ tại huyện tri tôn tỉnh an giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)