Kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa vụ hè thu của các nông hộ tại huyện tri tôn tỉnh an giang (Trang 32)

3.4.2.1 Kinh nghiệm

Kinh nghiệm là một yếu tố mang tính chất thời gian, kinh nghiệm trồng trọt của nông dân ở đây đƣợc xem là số năm nông dân bắt đầu tham gia sản xuất lúa cho đến nay. Nếu số năm trồng lúa của họ nhiều thì họ tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trồng trọt hơn. Số năm kinh nghiệm đƣợc chia theo các khoảng từ <10 năm, từ 10 đến 20 năm, 21 đến 30 năm và trên 30 năm.

Bảng 1.5: Số năm kinh nghiệm trồng lúa của nông hộ

Nguồn: số liệu điều tra tháng 8/2013

Theo bảng 3.5 thì về kinh nghiệm sản xuất lúa, theo thông tin từ việc phỏng vấn trực tiếp các nông hộ trồng lúa trên địa bàn cho thấy kinh nghiệm sản xuất lúa của các hộ nông chủ yếu nằm trong khoảng 10 - 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 63,33%, tƣơng đƣơng 38 hộ. Kế đến đó là các hộ có số năm kinh nghiệm trồng lúa dƣới 10 năm chiếm 31,67%, tƣơng đƣơng 19 hộ và thấp nhất là các hộ có số năm kinh nghiệm từ 21 - 30 năm chiếm 5%, tƣơng đƣơng 3 hộ. Không có hộ nào có kinh nghiệm trên 30 năm. Kinh nghiệm sản xuất là một trong những yếu tố góp phần rất lớn dẫn đến sự thành công của một mô hình sản xuất, nó giúp ngƣời sản xuất sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên không phải lúc nào kinh nghiệm cũng giúp nông dân luôn đạt hiệu quả trong sản xuất, mà bên cạnh đó cần phải trau dồi kỹ thuật nhằm nâng cao kiến thức giúp sản xuất đạt hiệu quả hơn nữa. Số năm kinh nghiệm Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

<10 năm 19 31,67

10-20 năm 38 63,33

21-30 năm 3 5

>30 năm 0 0

23

3.4.2.2 Trình độ kỹ thuật (tham gia tập huấn)

Mục tiêu và nội dung chủ yếu của chính sách khuyến nông là truyền bá kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho từng hộ nông dân, từ đó giúp họ đƣa ra những quyết định đúng đắn trƣớc những tình huống bất ngờ trong quá trình sản xuất. Các hình thức chủ yếu hiện nay là các lớp tập huấn, hội thảo, các chƣơng trình trực tiếp….với mục đích giúp nông hộ có thể ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật nhƣ cách cải tạo đất, sử dụng các giống mới sạch bệnh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng loại, đúng liều lƣợng…và đem đến kết quả mong muốn cuối cùng là tăng năng suất sản xuất trên cùng diện tích đất canh tác. Sau đây là bảng thống kê tình hình tham gia tập huấn của các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu:

Bảng 3.6: Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ

Nguồn: số liệu điều tra tháng 8/2013

Qua bảng 3.6 ta thấy trong số mẫu điều tra có 29 hộ có tham gia tập huấn chiếm 48,33%. Số sộ không tham gia tập huấn chiếm 51,67%, tƣơng đƣơng 31 hộ. Qua đó cho thấy số hộ tham gia tập huấn tƣơng đối còn thấp. Theo những nông hộ không tham gia tập huấn họ trả lời rằng nguyên nhân không tham gia tập huấn chủ yếu là do: địa bàn sản xuất lúa của nông dân chủ yếu là trong các vùng sâu, nông dân không nắm bắt đƣợc thông tin, và địa điểm tập huấn có thể xa nơi ngƣời nông dân ở, cán bộ khuyến nông hay cán bộ của các công ty thuốc BVTV khó tiếp cận, thứ hai do những buổi trình diễn, hội thảo... ngƣời nông dân bận việc đồng án. Các cán bộ hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân thƣờng là các nhân viên của các công ty thuốc BVTV nhƣ: Công ty thuốc BVTV An Giang, công ty thuốc BVTV Tân Thành, Phú Nông... một số ít các cán bộ khuyến nông huyện; xã tham gia vào công tác tập huấn cho ngƣời nông dân.

Việc không tham gia các lớp tập huấn hay các lớp tập huấn còn hạn chế là yếu tố bất lợi cho ngƣời nông dân. Vì khi tham gia tập huấn ngƣời nông dân có thể hạn chế đƣợc mốt số chi phí không cần thiết trong sản xuất lúa. Vì các lớp tập huấn thƣờng chú trọng vào việc hạn chế sử dụng thuốc BVTV quá nhiều có thể làm ô nhiễm môi trƣờng, lãng phí... bên cạnh đó tham gia tập

Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Có tập huấn 29 48,33

Không tập huấn 31 51,67

24

huấn kỹ thuật nông dân đƣợc tiếp cận với nhiều phƣơng thức sản xuất mới, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất.

Ngƣời tập huấn cho nông dân thƣờng là các nhân viên của các công ty thuốc BVTV, cán bộ khuyến nông đƣợc trình bày cụ thể hình 3.1 sau:

Nguồn: số liệu điều tra tháng 8/2013

Hình 3.1: Ngƣời tập huấn cho nông dân

Qua hình 3.1 cho ta thấy tham gia tập huấn cho nông dân là các nhân viên của các công ty thuốc BVTV chiếm 93,10% các nông hộ tham gia tập huấn. Chiếm 6,90 % là một hộ đƣợc cán bộ khuyến nông tập huấn trên tổng số nông hộ tham gia tập huấn là 29 hộ. Việc các công ty thuốc BVTV tập huấn cho nông dân nhiều hơn các cán bộ khuyến nông chủ yếu là do công ty có chƣơng trình quảng bá sản phẩm của công ty hoặc các chƣơng trình tri ân khách hàng thƣờng xuyên và nhiều công ty thuốc BVTV nên việc nông dân đƣợc các nhân viên thuốc BVTV tập huấn nhiều là hợp lý. Theo ý kiến của ngƣời nông dân đƣợc phỏng vấn thì các cán bộ khuyến nông thƣờng chủ yếu có dịch bệnh gì nghiêm trọng họ mới xuống địa bàn tìm hiểu, tìm biện khác khắc phục chính vì thế việc tập huấn từ cán bộ khuyến nông chiếm tỷ trọng khá nhỏ.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa vụ hè thu của các nông hộ tại huyện tri tôn tỉnh an giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)