Năng suất, giá bán, doanh thu, thu nhập và lợi nhuận trong sản

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa vụ hè thu của các nông hộ tại huyện tri tôn tỉnh an giang (Trang 43)

4.1.2.1 Năng suất và giá bán

Năng suất:

Năng suất là phần mong đợi là kết quả lao động và sản xuất của một vụ mùa. Năng suất đƣợc hiểu là sản lƣợng thu đƣợc trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Năng suất không những phụ thuộc các yếu tố đầu vào mà còn chịu ảnh hƣởng từ các yếu tố khác nhƣ: thời tiết, đất đai, hình thức canh tác, thời vụ. Năng suất cao cho thấy đƣợc việc sử dụng các yếu tố đầu vào của nông dân có hiệu quả và ngƣợc lại năng suất thấp cho ta thấy nông dân đang gặp khó khăn trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào.

Bảng 4.2: Năng suất và giá bán lúa của nông hộ.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Năng suất Kg/1.000m2 500 950 739,50 94,40

Giá bán Ngàn đồng 3,90 6,20 4,39 0,47

Nguồn: số liệu điều tra tháng 8/2013

Qua bảng 4.2 ta thấy năng suất trung bình của các hộ trồng lúa là 739,5 kg/1.000m2, cho thấy năng suất trung bình của các nông hộ khá cao. Tuy nhiên cũng có sự chênh lệch khá lớn giữa năng suất lớn nhất (950 kg/1.000m2

) và năng suất nhỏ nhất (500 kg/1.000m2). Các hộ có năng suất thấp là do ruộng lúa chịu ảnh hƣởng nặng của thời tiết làm cho cây lúa đổ ngã, tỷ lệ hạt trên bông thấp, bên cạnh đó sản xuất lúa vụ hè thu nông dân còn chịu ảnh hƣởng của chuột, làm phá hoại sự sinh trƣởng phát triển của cây lúa dẫn đến năng suất thấp. Các hộ có năng suất cao là do họ sử dụng các giống lúa sạch bệnh từ các trung tâm giống, hay là những hộ có áp dụng tiến bộ trong nông nghiệp. Và sự chênh lệch năng suất giữa các hộ còn cho thấy các hộ sử dụng các yếu tố đầu vào là khác nhau cũng nhƣ kinh nghiệm của các nông hộ là khác nhau.

Giá bán:

Là số tiền mà ngƣời nông dân có đƣợc khi bán một đơn vị sản phẩm. Sau khi thu hoạch nông dân trên vùng nghiên cứu đều bán lúa tƣơi, chứ không phơi sấy dự trữ. Giá bán một kg lúa trung bình của ngƣời nông dân là 4,39 ngàn đồng. Giá thấp nhất là 3,9 ngàn đồng/kg, giá cao nhất là 6,2 ngàn đồng/kg. Giá bán có phần chênh lệch nhƣ thế là do giống lúa mà ngƣời nông dân sử dụng khác nhau, mỗi giống lúa có giá bán khác nhau. Theo điều tra thì

34

giống lúa có giá bán thấp thƣờng là giống IR50404, giá lúa nàng hoa 9 thì cao hơn trong các giống lúa mà nông dân sử dụng trong vụ hè thu 2013 trên địa bàn phỏng vấn.

4.1.2.2 Doanh thu, thu nhập và lợi nhuận tính trên hộ

Doanh thu, thu nhập và lợi nhuận của mỗi hộ có sự khác nhau và chênh lệch do sử dụng các yếu tố đầu vào, diện tích khác nhau nên sản lƣợng và chi phí sản xuất của mỗi hộ có sự chênh lệch. Để tìm hiểu rõ hơn về các chỉ tiêu trên ta có bảng 4.3 thống kê lại doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của nông hộ trên 1.000m2 đất sản xuất lúa vụ hè thu của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Bảng 4.3: Doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của nông hộ.

Đvt: 1.000đ/hộ/1.000m2 Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Doanh thu 2.000 5.270 3.246,30 542 Lợi nhuận -1.406 2.380 481,70 623,30 Thu nhập -806 2.860 972,20 551

Nguồn: số liệu điều tra tháng 8/2013

Qua bảng 4.3 ta thấy doanh thu trung bình trên diện tích 1.000m2 của nông dân sản xuất lúa vụ hè thu trên địa bàn nghiên cứu đạt đƣợc là 3.246,30 ngàn đồng. Doanh thu đạt cao nhất là 5.270 ngàn đồng, và thấp nhất 2.000 ngàn đồng. Qua đó ta thấy phần doanh thu giữa các hộ có sự chênh lệch rất cao. Lý do có sự chênh lệch này là do sự khác nhau về năng suất đạt đƣợc và giá bán giữa các nông hộ. Một số nông hộ có doanh thu cao là do năng suất lúa của họ cao và họ trồng các giống lúa cao sản, hạt lúa sáng đẹp, chất lƣợng nên giá bán cao dẫn đến doanh thu chênh lệch cao so với các hộ sản xuất giống kém chất lƣợng.

Lợi nhuận là yếu tố quyết định đến hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu. Lợi nhuận trung bình của các nông hộ sản xuất lúa vụ hè thu trên vùng nghiên cứu đạt đƣợc là 481,70 ngàn đồng/1.000m2. Hộ có lợi nhuận thấp nhất là – 1.406 ngàn đồng, qua khảo sát cho thấy hộ có lợi nhuận âm là do chi phí thuê đất cao cộng thêm các chi phí về vật tƣ nông nghiệp, năng suất giá bán bán không cao cho nên họ không thu đƣợc lợi nhuận từ việc sản xuất lúa. Hộ có lợi nhuận cao nhất là 2.380 ngàn đồng, những hộ này thƣờng là những hộ luôn học hỏ tiếp thu các thành tựu về KH-KT tiến tiên

35

trong sản xuất nhƣ áp dụng “1 Phải 5 Giảm”, cũng nhƣ kinh nghiệm trồng lúa lâu năm của họ.

Thu nhập cao luôn là kết quả mong đợi của các hộ sau vụ mùa, hộ có mức thu nhập cao nhất trên diện tích 1000m2 là 2.860 ngàn đồng. Các hộ có mức thu nhập cao thƣờng là họ biết tận dụng hết nguồn nhân lực gia đình nhằm để giảm chi phí lao động thuê mƣớn để giảm bớt phần nào chi phí. Hộ có mức thu nhập thấp nhất là - 806 ngàn đồng, các hộ này không thu đƣợc một đồng lợi nhuận nào trong vụ mùa làm lúa, thƣờng với các lý do sau: thứ nhất họ tốn chi phí cho việc thuê mƣớn đất để làm (đối với những hộ không có đất sản xuất hoặc các hộ có nhiều vốn và diện tích đất của họ ít). Thứ hai chi phí cho phân bón, thuốc, công lao động quá cao, do thiếu nguồn LĐGĐ. Thứ ba là sản xuất các giống đại trà dẫn đến năng suất giá bán không cao làm cho lợi nhuận thấp cho nên thu nhập cũng không đạt hiệu quả. Tuy nhiên mức thu nhập thấp này chỉ chiếm 1 hộ trên tổng số hộ điều tra là 60, tỷ lệ không cao. Mức thu nhập trung bình từ sản xuất lúa trên 1.000m2 của các nông hộ là 972,2 ngàn đồng mức thu nhập trung bình này không cao nhƣng cũng không quá thấp đối với những ngƣời làm lúa trên địa bàn nghiên cứu này.

Qua phân tích các chỉ tiêu trên thì ta thấy đƣợc việc lựa chọn sản xuất lúa vụ hè thu là hợp lý vì phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu. Tuy hiệu quả chƣa quá cao nhƣng nông dân có thể tăng đƣợc mức hiệu quả hơn thế nữa nếu biết tiếp thu và áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất.

4.1.2.3 Các tỷ số tài chính của nông hộ

Bên cạnh lợi nhuận, các tỷ số tài chính là cơ sở để phân tích hiệu quả tài chính của hoạt động sản xuất. Các tỷ số tài chính cơ bản trong sản xuất lúa gồm doanh thu/chi phí, lợi nhuận/chi phí và lợi nhuận/doanh thu. Để hiểu rõ hơn các tỷ số tài chính mà nông hộ đạt đƣợc trong vụ lúa đông xuân vừa qua ta sẽ thống kê mô tả các tỷ số tài chính trong sản xuất lúa của nông hộ.

Qua bảng 4.4 ta thấy rằng tỷ số trung bình giữa doanh thu và chi phí của nông dân sản xuất lúa hè thu trên địa bàn nghiên cứu là 1,19 lần. Điều này có nghĩa là ngƣời nông dân bỏ ra 1.000 đồng chi phí sản xuất thì họ sẽ có 1.190 đồng doanh thu. Tỷ số trung bình của doanh thu/chi phí của nông dân trên địa bàn nghiên cứu tại huyện Tri Tôn lớn hơn 1. Vậy có có nghĩa là nông dân sản xuất lúa đã đạt đƣợc hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa vụ hè thu.

Tỷ số trung bình lợi nhuận/doanh thu đạt 0,13 > 0 cho thấy ngƣời nông dân sản xuất lúa có lời. Tuy nhiên tỷ số này còn chƣa cao. Chính vì thế ngƣời nông dân cần khai thác triệt để và hiệu quả cây lúa hơn nữa. Có nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu thì trong đó có 130 đồng lợi nhuận.

36

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa vụ hè thu của các nông hộ tại huyện tri tôn tỉnh an giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)