Tri Tôn là huyện miền núi, có 17,2 km đƣờng biên giới với Campuchia. Diện tích tự nhiên khoảng 60.039,74 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 74,48%, đất lâm nghiệp chiếm khoảng 8,89%, còn lại là đất ở và đất chuyên dùng. Địa hình đa dạng, vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng với nhiều kênh mƣơng lớn nhỏ ngang dọc.
3.2.1 Vị trí địa lý
Tri Tôn là huyện nằm về hƣớng Tây Nam tỉnh An Giang với diện tích tự nhiên khoảng 60.039,74 ha (lớn nhất tỉnh An Giang và chiếm gần 17% diện tích toàn tỉnh) gồm 2 thị trấn Tri Tôn, Ba Chúc và 13 xã. Trong đó thị trấn Tri Tôn là trung tâm huyện lỵ, cách không xa các đô thị lớn và cửa khẩu trong khu vực (TP. Long Xuyên, TP. Châu Đốc, cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Thị xã du lịch - cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, TP. Rạch Giá),…
So với nhiều huyện, thị xã trong tỉnh An Giang, Tri Tôn có vị trí địa lý khá thuận lợi khi phía Bắc và Đông Bắc Tri Tôn giáp huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) và nƣớc bạn Campuchia. Phía Đông giáp huyện Châu Thành và Thoại Sơn (tỉnh An Giang). Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Kiên Lƣơng, Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang).
Địa hình:
Địa hình huyện Tri Tôn mang đậm nét của vùng đồng bằng kênh rạch nhƣng có xen lẫn nhiều đồi núi với điểm cao nhất là đỉnh núi Cô Tô 614m (so với mặt nƣớc biển), khu vực đồng bằng có độ cao dao động từ 0,8m – 2,2m. Bao bọc chung quanh núi là đồng bằng chân núi, dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên.
Đây là một dạng địa hình đặc thù ít có ở vùng ĐBSCL, do địa hình có nhiều đồi núi hiểm trở, trƣớc đây Tri Tôn đã từng là căn cứ cách mạng với nhiều di tích lịch sử, kết hợp với cảnh quan thiên nhiên có nhiều lợi thế phát triển. Đồng thời Tri Tôn là địa bàn tiếp giáp với Hà Tiên (khu du lịch biển nổi tiếng của vùng ĐBSCL), nên các tuyến du lịch chất lƣợng cao đƣợc hình thành, góp phần cho du lịch Tri Tôn phát triển. Song song đó, địa hình Tri Tôn
16
có nhiều đồi núi cao, đây cũng là lợi thế để tránh lũ lớn bất thƣờng, đảm bảo an toàn cho ngƣời, tài sản và vật nuôi.
Khí hậu:
An Giang nói chung và huyện Tri Tôn nói riêng khí hậu có hai mùa rõ rệt, do nằm cận xích đạo thuộc vĩ độ 10 - 11o
C. Nhiệt độ trung bình không những cao mà còn rất ổn định. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5 đến 3o
C, còn trong các tháng mùa mƣa chỉ vào khoảng trên dƣới 1o
C. Nhiệt độ cao nhất trong năm thƣờng xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoãng 36 đến 38o
C.
Mùa mƣa thƣờng bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Tổng lƣợng mƣa mùa mƣa chiếm 90% tổng lƣợng mƣa trên năm. Lƣợng mƣa mùa mƣa lớn lại trùng vào mùa lũ của sông Me Kong dồn về hạ lƣu nên gây tình trạng ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống của ngƣời dân. Đặc biệt là ngƣời nông dân.