Thực trạng tiết kiệm của nông hộ huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền tiết kiệm của nông hộ ở huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 48)

ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.2.1 Tình hình tiết kiệm của nông hộ huyện Phong Điền

Tiết kiệm có thể là các sản phẩm tiết kiệm chính thức đƣợc gửi tại các NH, hoặc các sản phẩm tiết kiệm phi chính thức đƣợc giữ dƣới dạng tiền mặt và vàng. Tùy theo khả năng và nhu cầu mà các nông hộ trên địa bàn huyện Phong Điền lựa chọn hình thức tiết kiệm phù hợp. Bảng 4.10 cho thấy tình hình tiết kiệm của nông hộ huyện Phong Điền trong năm 2013 nhƣ sau:

Bảng 4.10 Tình hình tiết kiệm của nông hộ huyện Phong Điền năm 2013

Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%)

Tiết kiệm chính thức 11 17,18

Tiết kiệm phi chính thức 64 100,00

Nguồn: Thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Phong Điền, năm 2013

Trong 110 nông hộ đƣợc điều tra, có 64 hộ có tiết kiệm chiếm tỷ trọng 58,18% và 46 hộ không tiết kiệm chiếm 41,42%. Trong số những hộ có tiết kiệm thì chƣa tới 20% hộ tiết kiệm chính thức (gửi ở các TCTD) và gần 100% hộ có tiết kiệm phi chính thức (trữ tiền ở nhà, chơi hụi, dự trữ vàng,…). Điều

37

đó cho thấy, tiết kiệm phi chính thức là hình thức tiết kiệm phổ biến ở địa phƣơng.

Nguồn: Thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Phong Điền, năm 2013

Hình 4.2 Thực trạng tiết kiệm tại huyện Phong Điền năm 2013

Hình 4.2 cho thấy, mặc dù các khoản tiết kiệm chính thức với lãi suất mang lại lợi ích hơn cho các hộ gia đình, nhƣng phần lớn các hộ gia đình ở nông thôn đều nắm giữ các khoản tiết kiệm phi chính thức. Tỷ lệ hộ có khoản tiết kiệm phi chính thức gần 100%, trong khi tỷ lệ hộ có khoản tiết kiệm chính thức chỉ chiếm 16,81%. Điều đó cho thấy, tiết kiệm phi chính thức phổ biến hơn hẳn ở tất cả các nhóm hộ với đặc điểm khác nhau. Nhìn chung trên địa bàn huyện Phong Điền – Cần Thơ, các khoản tiết kiệm tài chính, đặc biệt là trữ tiền mặt ở nhà (40,95%), chơi hụi (20,22%) hoặc cất giữ vàng ở nhà (16,91%), là các hình thức tiết kiệm phi chính thức đƣợc các hộ gia đình ở đây thực hiện nhiều nhất. Các hình thức này đều có thể sinh lời từ tiền nhàn rỗi của hộ gia đình nhƣng những hộ đầu tƣ vào hình thức này phải chấp nhận rủi ro. Chơi hụi có thể không có lời và tiềm ẩn nguy cơ (bị giật hụi) nhƣng nhiều hộ gia đình nông thôn vẫn ƣa chuộng hình thức này. Phần lớn là do hoạt động hụi không cần nhiều vốn và khi cần tiền thì có thể lãnh trƣớc tiền rồi mới trả lại dần, mặc dù phải chịu lỗ nhƣng có thể sử dụng khoản tiền khi cần. Bên cạnh đó, hụi còn tính linh động, khả năng huy động vốn nhanh có thể giúp hộ có đƣợc một nguồn tài chính tích lũy để sử dụng khi cần. Khi phỏng vấn thì phần lớn các hộ gia đình có tham gia chơi hụi sử dụng khoản tiền này khi cấp thiết, điều đó giảm bớt các khoản vay nóng ở tín dụng phi chính thức với lãi suất cao gấp nhiều lần.

38

Ngoài ra, tiết kiệm bằng hình thức này còn là nguồn tiền dùng để trả nợ vay NH khi đến hạn, dùng để trả tiền mua vật tƣ bằng tiền mặt và là khoản dự phòng cho ốm đau và giáo dục. Các hộ trả tiền mặt có thể tiết kiệm đƣợc khoảng 10% so với trả chậm khi mua vật tƣ nông nghiệp. Đây cũng là một hình thức tín dụng khi tham gia mua vật tƣ sản xuất nông nghiệp ở địa phƣơng. Bên cạnh chơi hụi thì hình thức dự trữ vàng dƣới dạng đồ trang sức dùng để tiết kiệm cũng đƣợc nhiều hộ gia đình nơi đây sử dụng. Trong khi tình hình giá vàng hiện nay không ổn định, có nhiều biến động nhƣng vì tâm lý cảm thấy an toàn khi sở hữu, có thể làm đồ trang sức và cũng có thể sinh lời trong tƣơng lai nên nhiều hộ chọn hình thức này.

Số liệu ở hình cho thấy, tiết kiệm chính thức phổ biến hơn ở các hộ thuộc thuộc nhóm giàu hơn và với các hộ có trình độ của chủ hộ cao hơn. Các hộ tiết kiệm chính thức chủ yếu là bằng hình thức gửi tiền vào Agribank Phong Điền hoặc gửi vào các tổ chức đoàn thể địa phƣơng (Hội phụ nữ). Ngoài ra, các hộ gửi tiền vào Hội phụ nữ là do có vay tiền xây cây nƣớc nên đƣợc vận động, khuyến khích gửi vào một tháng khoảng 100.000 – 200.000 đồng. Đây nhƣ là hình thức bắt buộc và còn tồn tại nhiều hạn chế vì một số ấp bị cán bộ lạm dụng lƣợng tiền tiết kiệm này vì mục đích cá nhân. Nguyên nhân chủ yếu của việc các nông hộ chƣa lựa chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm vào các NH là do các nông hộ không có nhu cầu hoặc sử dụng tiền để đầu tƣ vào lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, lãi suất thấp cũng là một trong những nguyên nhân mà các nông hộ không lựa chọn hình thức này. Ngoài những nguyên nhân trên, còn do các lý do nhƣ: không có thông tin về NH, thủ tục rờm rà, khi cần tiền gấp thì không rút ra đƣợc và còn do khoảng cách tới các NH còn khá xa. Nhƣ vậy, rõ ràng vẫn còn khoảng trống rất rộng cho chính sách phát triển hệ thống tài chính chính thức ở nông thôn.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền tiết kiệm của nông hộ ở huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 48)