Thực trạng sản xuất nông nghiệp của nông hộ xét trên mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền tiết kiệm của nông hộ ở huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 46)

khảo sát

4.1.2.1 Những thông tin nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất

Trong quá trình sản xuất thì các hộ nông dân thƣờng xuyên phải đối mặt với các khó khăn về đầu vào cũng nhƣ đầu ra. Chính vì vậy, sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng về vấn đề này góp phần quan trọng giảm bớt những khó khăn trên cho nông hộ. Để tìm hiểu rõ ràng hơn, ta xem xét bảng 4.8. Bảng 4.8 Thông tin nông hộ huyện Phong Điền đƣợc hỗ trợ trong sản xuất

Tiêu thức Đƣợc hỗ trợ Không đƣợc hỗ trợ Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%)

Kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào 29 26,36 81 73,64

Kỹ thuật nuôi trồng 30 27,27 80 72,73

Thông tin về thị trƣờng đầu ra 7 6,36 103 93,64

Thông tin về các nguồn tín dụng 2 1,82 108 98,18

Nguồn: Thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Phong Điền, năm 2013

Qua kết quả điều tra thì hầu hết các hộ nông dân không đƣợc hỗ trợ về kiến thức sử dụng các yếu tố đầu vào nhƣ kiến thức chọn giống, sử dụng phân bón, nông dƣợc,… Cụ thể, 73,64% nông hộ không đƣợc hỗ trợ (tỷ lệ này chiếm khá cao) và 26,36% nông hộ đƣợc hỗ trợ. Còn về kĩ thuật nuôi trồng, 72,73% nông hộ không đƣợc hỗ trợ và 27,27% nông hộ đƣợc hỗ trợ kĩ thuật này. Điều đó cho thấy, phần lớn các hộ chƣa đƣợc tham dự các buổi tập huấn kỹ thuật, các buổi dự thảo do chính quyền địa phƣơng tổ chức.

Bên cạnh đó, các nông hộ cũng ít đƣợc hỗ trợ về thị trƣờng đầu ra (93,64% nông hộ không đƣợc hỗ trợ), các nông hộ phải tự tìm thƣơng lái để bán nông sản ngay sau khi thu hoạch hoặc thông qua môi giới. Chính vì thế mà thị trƣờng đầu ra gặp nhiều khó khăn, thƣờng xuyên bị ép giá vì phần lớn các hộ có diện tích đất nhỏ nên khó thỏa thuận về giá.

Về nguồn tín dụng thì các hộ hầu nhƣ không đƣợc cung cấp thông tin, chỉ có 2/110 nông hộ nắm bắt đƣợc thông tin này qua chính quyền địa phƣơng. Những thông tin mà nông hộ đƣợc hỗ trợ chủ yếu thông qua các hội đoàn thể địa phƣơng nhƣ Hội nông dân, Hội phụ nữ và Hội cụ chiến binh. Thông qua

35

chƣơng trình cho vay ƣu đãi để xây cây nƣớc, có nƣớc sạch cho sinh hoạt hay cho vay sinh viên phục vụ học tập là chủ yếu.

4.1.2.2 Các rủi ro mà nông hộ thường gặp trong quá trình sản xuất

Trong hoạt động sản xuất thì các hộ gia đình nông thôn phải thƣờng xuyên đối mặt với nhiều rủi ro. Các rủi ro này bao gồm các rủi ro tác động trên diện rộng nhƣ thiên tai, dịch bệnh ảnh hƣởng lớn tới hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoặc rủi ro tác động tới các hộ riêng lẻ nhƣ thành viên trong gia đình bị ốm đau, mất việc.

Bảng 4.9 Tình hình rủi ro thƣờng gặp trong sản xuất của nông hộ

Tiêu thức Số hộ Tỷ trọng (%)

Thiên tai (lũ lụt, hạn hán,…) 9 8,18

Dịch bệnh 27 24,55

Thành viên trong gia đình bị mất việc 7 6,36

Thành viên trong gia đình bị ốm đau 2 1,82

Giá sản phẩm thấp và không ổn định 38 34,55

Giá vật tƣ nông nghiệp tăng bất ngờ 3 2,71

Mua nhằm vật tƣ kém chất lƣợng 8 7,27

Khác 16 14,56

Tổng 110 100,00

Nguồn: Thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Phong Điền, năm 2013

Theo nhƣ kết quả điều tra, cho thấy rủi ro thƣờng gặp nhất trong sản xuất là giá sản phẩm thấp và không ổn định (chiếm 34,55%). Rủi ro này đƣợc đề cập nhiều nhất trong cuộc khảo sát, nhất là tình hình sản xuất lúa ở đây. Nguyên nhân là do diện tích đất sản xuất lúa ở đây nhỏ, khó khăn cho việc tiêu thụ đầu ra nhƣ số lƣợng lúa ít và quá trình vận chuyển khó khăn (hệ thống đƣờng sông nhỏ hẹp). Cùng với số lƣợng thƣơng lái thu mua lúa ít, có những vùng chỉ có một thƣơng lái – ngƣời mua duy nhất nên dễ dàng bị ép giá. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh cũng là rủi ro mà phần lớn các hộ gặp phải, chiếm 24,55% trong tổng số các rủi ro. Tuy nhiên, khi đƣợc hỏi phần lớn các hộ cho rằng dịch bệnh không phải là rủi ro khó khắc phục vì ngày nay khoa học kĩ thuật tiến bộ có thể hạn chế đƣợc rủi ro này. Ngoài ra, mua nhằm vật tƣ kém chất lƣợng (chiếm 7,27%) và giá vật tƣ tăng bất ngờ (chiếm 2,72%)cũng làm cho thu nhập của các hộ gia đình giảm. Vì các nông hộ này phải mua trả chậm vật tƣ ở các đại lý gần nhất nên chất lƣợng vật tƣ thƣờng thấp kèm theo giá cao. Cụ thể, các hộ phải chi trả giá cao hơn so với giá thực tế của vật tƣ nông nghiệp vì chƣa có tiền mặt do chƣa thu hoạch đƣợc lúa, giá trả chậm cao

36

hơn giá trả tiền mặt lên đến khoảng 10%. Cho nên, rủi ro ảnh hƣởng nhất đối với sản xuất là rủi ro ở khâu đầu vào và đầu ra trong sản xuất nông nhiệp.

Bên cạnh đó, vì đặc điểm địa phƣơng là trồng vƣờn và trồng lúa nên một lƣợng không nhỏ các hộ phải đau đầu với chuột (cụ thể là 16/110 nông hộ đã bị ảnh hƣởng). Tùy theo đặc điểm đất lúa mà các hộ gặp phải số lƣợng chuột khác nhau. Có những hộ khi thu hoạch chỉ đƣợc một nửa sản lƣợng khi gặp phải rủi ro này vì những hộ ở đây có diện tích vƣờn kế cận diện tích lúa, khi chuyển từ trồng vƣờn sang trồng lúa. Thiên tai là rủi ro ít đƣợc nhắc đến (chỉ chiếm 8,18% trong tổng số các rủi ro) vì mặc dù có ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp nhƣng mức độ ảnh hƣởng còn thấp. Nguyên nhân là do Phong Điền là huyện nằm sâu trong đất liền, khí hậu ôn hòa, ít bị ảnh hƣởng của các thiên tai (lũ lụt, hạn hán,…). Hằng năm, lƣợng nƣớc tƣới tiêu đầy đủ nhờ mạng lƣới sông ngòi dày đặc và hệ thống đê bao vững chắc.

Cuối cùng, rủi ro về nguồn lực (chiếm 8,18%) cũng làm hạn chế thu nhập của nông hộ ở đây. Đặc biệt là khi hộ gặp phải thành viên trong gia đình bị mất việc hoặc ốm đau. Tuy hai rủi ro này chiếm tỷ trọng không đáng kể nhƣng đối với những hộ gia đình bị mất đi nguồn lao động chính thì khả năng tạo ra thu nhập bị hạn chế làm cho kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Vì vậy mà tạo việc làm cho ngƣời lao động là vấn đề cấp thiết cần đƣợc quan tâm.

4.2 THỰC TRẠNG TIẾT KIỆM CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.2.1 Tình hình tiết kiệm của nông hộ huyện Phong Điền

Tiết kiệm có thể là các sản phẩm tiết kiệm chính thức đƣợc gửi tại các NH, hoặc các sản phẩm tiết kiệm phi chính thức đƣợc giữ dƣới dạng tiền mặt và vàng. Tùy theo khả năng và nhu cầu mà các nông hộ trên địa bàn huyện Phong Điền lựa chọn hình thức tiết kiệm phù hợp. Bảng 4.10 cho thấy tình hình tiết kiệm của nông hộ huyện Phong Điền trong năm 2013 nhƣ sau:

Bảng 4.10 Tình hình tiết kiệm của nông hộ huyện Phong Điền năm 2013

Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%)

Tiết kiệm chính thức 11 17,18

Tiết kiệm phi chính thức 64 100,00

Nguồn: Thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Phong Điền, năm 2013

Trong 110 nông hộ đƣợc điều tra, có 64 hộ có tiết kiệm chiếm tỷ trọng 58,18% và 46 hộ không tiết kiệm chiếm 41,42%. Trong số những hộ có tiết kiệm thì chƣa tới 20% hộ tiết kiệm chính thức (gửi ở các TCTD) và gần 100% hộ có tiết kiệm phi chính thức (trữ tiền ở nhà, chơi hụi, dự trữ vàng,…). Điều

37

đó cho thấy, tiết kiệm phi chính thức là hình thức tiết kiệm phổ biến ở địa phƣơng.

Nguồn: Thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Phong Điền, năm 2013

Hình 4.2 Thực trạng tiết kiệm tại huyện Phong Điền năm 2013

Hình 4.2 cho thấy, mặc dù các khoản tiết kiệm chính thức với lãi suất mang lại lợi ích hơn cho các hộ gia đình, nhƣng phần lớn các hộ gia đình ở nông thôn đều nắm giữ các khoản tiết kiệm phi chính thức. Tỷ lệ hộ có khoản tiết kiệm phi chính thức gần 100%, trong khi tỷ lệ hộ có khoản tiết kiệm chính thức chỉ chiếm 16,81%. Điều đó cho thấy, tiết kiệm phi chính thức phổ biến hơn hẳn ở tất cả các nhóm hộ với đặc điểm khác nhau. Nhìn chung trên địa bàn huyện Phong Điền – Cần Thơ, các khoản tiết kiệm tài chính, đặc biệt là trữ tiền mặt ở nhà (40,95%), chơi hụi (20,22%) hoặc cất giữ vàng ở nhà (16,91%), là các hình thức tiết kiệm phi chính thức đƣợc các hộ gia đình ở đây thực hiện nhiều nhất. Các hình thức này đều có thể sinh lời từ tiền nhàn rỗi của hộ gia đình nhƣng những hộ đầu tƣ vào hình thức này phải chấp nhận rủi ro. Chơi hụi có thể không có lời và tiềm ẩn nguy cơ (bị giật hụi) nhƣng nhiều hộ gia đình nông thôn vẫn ƣa chuộng hình thức này. Phần lớn là do hoạt động hụi không cần nhiều vốn và khi cần tiền thì có thể lãnh trƣớc tiền rồi mới trả lại dần, mặc dù phải chịu lỗ nhƣng có thể sử dụng khoản tiền khi cần. Bên cạnh đó, hụi còn tính linh động, khả năng huy động vốn nhanh có thể giúp hộ có đƣợc một nguồn tài chính tích lũy để sử dụng khi cần. Khi phỏng vấn thì phần lớn các hộ gia đình có tham gia chơi hụi sử dụng khoản tiền này khi cấp thiết, điều đó giảm bớt các khoản vay nóng ở tín dụng phi chính thức với lãi suất cao gấp nhiều lần.

38

Ngoài ra, tiết kiệm bằng hình thức này còn là nguồn tiền dùng để trả nợ vay NH khi đến hạn, dùng để trả tiền mua vật tƣ bằng tiền mặt và là khoản dự phòng cho ốm đau và giáo dục. Các hộ trả tiền mặt có thể tiết kiệm đƣợc khoảng 10% so với trả chậm khi mua vật tƣ nông nghiệp. Đây cũng là một hình thức tín dụng khi tham gia mua vật tƣ sản xuất nông nghiệp ở địa phƣơng. Bên cạnh chơi hụi thì hình thức dự trữ vàng dƣới dạng đồ trang sức dùng để tiết kiệm cũng đƣợc nhiều hộ gia đình nơi đây sử dụng. Trong khi tình hình giá vàng hiện nay không ổn định, có nhiều biến động nhƣng vì tâm lý cảm thấy an toàn khi sở hữu, có thể làm đồ trang sức và cũng có thể sinh lời trong tƣơng lai nên nhiều hộ chọn hình thức này.

Số liệu ở hình cho thấy, tiết kiệm chính thức phổ biến hơn ở các hộ thuộc thuộc nhóm giàu hơn và với các hộ có trình độ của chủ hộ cao hơn. Các hộ tiết kiệm chính thức chủ yếu là bằng hình thức gửi tiền vào Agribank Phong Điền hoặc gửi vào các tổ chức đoàn thể địa phƣơng (Hội phụ nữ). Ngoài ra, các hộ gửi tiền vào Hội phụ nữ là do có vay tiền xây cây nƣớc nên đƣợc vận động, khuyến khích gửi vào một tháng khoảng 100.000 – 200.000 đồng. Đây nhƣ là hình thức bắt buộc và còn tồn tại nhiều hạn chế vì một số ấp bị cán bộ lạm dụng lƣợng tiền tiết kiệm này vì mục đích cá nhân. Nguyên nhân chủ yếu của việc các nông hộ chƣa lựa chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm vào các NH là do các nông hộ không có nhu cầu hoặc sử dụng tiền để đầu tƣ vào lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, lãi suất thấp cũng là một trong những nguyên nhân mà các nông hộ không lựa chọn hình thức này. Ngoài những nguyên nhân trên, còn do các lý do nhƣ: không có thông tin về NH, thủ tục rờm rà, khi cần tiền gấp thì không rút ra đƣợc và còn do khoảng cách tới các NH còn khá xa. Nhƣ vậy, rõ ràng vẫn còn khoảng trống rất rộng cho chính sách phát triển hệ thống tài chính chính thức ở nông thôn.

4.2.2 Mục đích tiết kiệm của nông hộ huyện Phong Điền

Theo kết quả điều tra Tiếp cận Nguồn lực của hộ gia đình Việt Nam (VARHS), đối với các hộ có thu nhập thấp và không ổn định, tiết kiệm là một hình thức bảo hiểm để đối phó khi xảy ra các sự kiện xấu nhƣ mƣa quá to phá hỏng cây trồng hoặc khi có ốm đau trong gia đình. Tiết kiệm cho phép các hộ đầu tƣ vào các hoạt động sản xuất hiệu quả. Theo từng địa bàn, từng hộ gia đình mà sẽ có những mục đích tiết kiệm khác nhau. Bảng 4.10 trình bày mục đích tiết kiệm của các nông hộ huyện Phong Điền khi thực hiện tiết kiệm.

39

Bảng 4.11 Mục đích tiết kiệm của nông hộ huyện Phong Điền

Mục đích tiết kiệm Số hộ Tỷ trọng (%)

Dự phòng mất mùa, bệnh tật,... 41 64,06

Chi tiêu, mua vật tƣ nông nghiệp 31 48,44

Đầu tƣ sinh lợi 11 17,19

Khác 10 15,65

Nguồn: Thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Phong Điền, năm 2013

Phần lớn các hộ tiết kiệm là để dự phòng (chiếm 64,06%), nhất là dự phòng cho các khoản chi không dự tính trƣớc đƣợc cho chăm sóc y tế khi các thành viên trong gia đình ốm đau, để dự phòng mất mùa hoặc thiên tai. Ngoài ra, tiết kiệm còn là công cụ hỗ trợ cho các nợ các TCTD khi đến hạn thanh toán lãi mà phần lớn các hộ gia đình ở đây sử dụng (chiếm 15,65%). Điều này cho thấy vai trò quan trọng của tiết kiệm là công cụ đối phó rủi ro của các hộ gia đình khi đối mặt với các cú sốc bất lợi làm giảm thu nhập. Đa số các hộ tiết kiệm là để ứng phó với rủi ro, tiết kiệm cho đầu tƣ sinh lợi rất thấp (chiếm 17,19%). Do hoạt động của hộ gia đình nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên phần lớn các hộ này dùng tiết kiệm để mua vật tƣ đầu vào để tiếp tục sản xuất (chiếm 48,44%). Bên cạnh đó, một số hộ thì tiết kiệm là để tích lũy cho tiêu dùng và dự phòng tuổi già. Điều đó cho thấy, tiết kiệm cũng cho phép các hộ đầu tƣ vào các hoạt động sản xuất có hiệu quả.

4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LƢỢNG TIỀN TIẾT KIỆM CỦA

NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN

4.3.1 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ tiền tiết kiệm của nông hộ

Trƣớc tiên, để xác định mức độ tác động của các biến với nhau, tác giả tiến hành kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình (Phụ lục 2). Kết quả cho thấy hệ số tƣơng quan giữa các biến độc lập trong mô hình nhỏ hơn 0,8 cho thấy các biến trong mô hình không xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến. Vì vậy, tác giả tiến hành ƣớc lƣợng mô hình sau:

TIENTIETKIEM=0+1TUOI +2GIOITINH +3HOCVAN

+4NGHENGHIEP+5NHANKHAU+6PHUTHUOC+7THUNHAP +8CHIPHISX +9DIENTICH+10HOIDOANTHE +11RUIRO + ui (*)

Giá trị P value = 0,000 cho thấy mô hình trên có ý nghĩa ở mức 1%, nghĩa là hệ số của các biến giải thích có thể đƣợc sử dụng để giải thích lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ.

40

Kết quả phân tích cho thấy có 5 trong tổng số 11 biến đƣa vào mô hình có ý nghĩa. Trong đó, biến số ngƣời phụ thuộc, thu nhập và rủi ro có ý nghĩa ở mức 1%, biến hội đoàn thể có ý nghĩa ở mức 5% và biến nghề nghiệp có ý nghĩa ở mức 10%. Còn lại các biến tuổi, giới tính, học vấn, nhân khẩu, chi phí sản xuất và diện tích không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.12 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình nghiên cứu Biến phụ thuộc: TIENTIETKIEM – Lƣợng tiền tiết kiệm

STT Biến số Hệ số góc Giá trị P 1 TUOI 0,1423 0,488 2 GIOITINH –5,4904 0,399 3 HOCVAN 1,0310 0,167 4 NGHENGHIEP 12,3853 *0,054 5 NHANKHAU –0,1897 0,940 6 PHUTHUOC –8,4733 ***0,001 7 THUNHAP 0,2903 ***0,000 8 CHIPHISX –0,0944 0,481 9 DIENTICH 0,0006 0,347 10 HOIDOANTHE 12,5451 **0,013 11 RUIRO –16,3400 ***0,009 12 Hằng số –26,6784 0,093 Số quan sát 110 Log likelihood –289,2331 Prob>Chi2 0,0000 Pseudo R2 0,2018

Nguồn: Thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Phong Điền, năm 2013

Ghi chú: ***: biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; **: biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; *: biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10%

4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền tiết kiệm của nông hộ ở huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)