2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các văn kiện báo cáo tổng kết của địa phƣơng, Niên giám thống kê của huyện Phong Điền – Cần Thơ, số liệu của sở, cơ quan ban ngành, các thông tin từ báo, tạp chí, trang thông tin điện tử và sử dụng số liệu các đề tài có liên quan.
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nông hộ dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn đã chuẩn bị trƣớc. Mẫu phỏng vấn đƣợc lấy theo phƣơng pháp ngẫu nhiên phân tầng. Huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ có 6 xã và 1 thị trấn, căn cứ vào diện tích trồng lúa của các xã trong huyện chọn 3 xã có diện tích trồng lúa lớn nhất là Giai Xuân, Tân Thới và Trƣờng Long. Sau đó, tác giả tiến hành thu thập thông tin một cách ngẫu nhiên các nông hộ trên địa bàn với tổng số lƣợng quan sát là 110 nông hộ.
Bảng 2.2 Thông tin về mẫu điều tra tại địa bàn huyện Phong Điền
Tên xã Diện tích đất trồng
lúa (ha) Tỷ trọng (%) Số quan sát
Giai Xuân 2.603 30,18 35
Tân Thới 2.583 29,95 40
Trƣờng Long 3.438 39,87 35
Tổng 8.624 100,00 110
15
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Mô hình phân tích số liệu
Để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ, đề tài sử dụng mô hình hồi quy có biến phụ thuộc bị chặn (mô hình Tobit) nhƣ sau:
Trong đó :
yi là biến phụ thuộc, đo lƣờng bằng lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ Xi là các biến độc lập ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ Mô hình hồi quy Tobit đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc đƣợc xem nhƣ là hàm số của các biến độc lập trong mô hình. Mô hình Tobit nghiên cứu mối quan hệ tƣơng quan giữa số lƣợng biến động của biến phụ thuộc với các biến độc lập.
2.2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu cho từng mục tiêu cụ thể
– Mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng tiết kiệm của nông hộ trên địa bàn huyện Phong Điền – Cần Thơ.
Thống kê mô tả là việc mô tả dữ liệu bằng các phép tính và chỉ số thống kê thông thƣờng nhƣ số trung bình, số trung vị, phƣơng sai và độ lệch chuẩn. Các số liệu trong bảng điều tra đƣợc tổng hợp và áp dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để tính toán các giá trị liên quan. Bên cạnh đó, bài viết còn sử dụng bảng và hình để mô tả lại kết quả thống kê.
– Mục tiêu 2: Đề tài sử dụng mô hình hồi quy Tobit để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ.
– Mục tiêu 3: Tác giả dựa vào kết quả phân tích thống kê và chạy mô hình kinh tế lƣợng kết hợp với tham khảo các chính sách liên quan. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nâng cao lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ, góp phần tăng thu nhập và phát triển kinh tế địa phƣơng.
yi* Xi ui
nếu yi* > 0 0 nếu yi* ≤ 0
16
CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Phong Điền là một huyện nằm ở phía Tây Nam của thành phố Cần Thơ, đƣợc thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ–CP ngày 2 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự nhiên, dân số của xã Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc thành phố Cần Thơ cũ), xã Tân Thới thuộc huyện Ô Môn và các xã Nhơn ái, Nhơn Nghĩa, Trƣờng Long thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Huyện Phong Điền có một vị trí rất thuận lợi với mạng lƣới sông ngòi dày đặc nằm dọc theo sông Cái Răng – Phong Điền và trên tỉnh lộ 923 cách thành phố Cần Thơ 19 km, vị trí rất thuận lợi cho việc giao lƣu hàng hóa trên cả đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣợc xác định ranh giới nhƣ sau:
– Phía Đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng – Phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ
– Phía Bắc giáp quận Ô Môn và quận Bình Thủy
– Phía Nam giáp huyện Châu Thành A của tỉnh Hậu Giang
3.1.1.2 Khí hậu
Huyện Phong Điền mang đặc tính khí hậu chung với thành phố Cần Thơ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm và phân biệt hai mùa mƣa nắng rõ rệt. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 2013 khoảng 27,50
C, cao nhất 35,70
C và thấp nhất 200C. Số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.452,3 giờ, độ ẩm trung bình năm khoảng 81,43%, lƣợng mƣa trung bình năm đạt 1.339,7 mm. Vùng này chịu ảnh hƣởng của khí hậu gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các lợi thế này đã giúp cho Phong Điền xây dựng nên một hệ thống nông nghiệp nhiệt đới đa dạng về chủng loại và có năng suất cao, với những vƣờn cây ăn trái bạt ngàn đặc trƣng cho miền đất Nam Bộ. Bên cạnh đó, Phong Điền còn là nơi sinh trƣởng và phát triển của nhiều loài sinh vật, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, mùa mƣa kéo dài thƣờng đi kèm với ngập lũ, điều này gây khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt.
17
3.1.1.3 Đất đai
Huyện Phong Điền nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa từ sông Mê Kông và đƣợc bồi lắng thƣờng xuyên qua nguồn nƣớc có giàu phù sa của dòng sông Cần Thơ nên đất đai nơi đây rất màu mỡ. Địa hình tƣơng đối bằng phẳng, rất phù hợp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt đảm bảo cho lƣợng nƣớc tƣới ổn định trong sản xuất kể cả vào những tháng trong mùa khô.
Diện tích đất tự nhiên của huyện Phong Điền tính đến năm 2013 là 12.525,58 ha. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất đạt 10.546,82 ha (tƣơng đƣơng 84,2%), còn lại là đất phi nông nghiệp với 1.978,76 ha (tƣơng đƣơng 15,84%). Trong đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm và lâu năm chiếm 10.545,83 ha (chiếm 84,19% diện tích đất nông nghiệp) và một phần nhỏ diện tích nuôi trồng thủy sản là 0,99 ha (chiếm 0,01% diện tích đất nông nghiệp). Đất phi nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng diện tích đất với 1.978,76 ha (tƣơng đƣơng 15,80%). Trong đó, đất ở chiếm 582,93 ha (tƣơng đƣơng 4,66%), còn lại là các loại đất chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngƣỡng; đất nghĩa trang; đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng. Theo Chi cục thống kê của huyện Phong Điền thì từ năm 2010 đến nay, huyện đẩy mạnh khai thác tài nguyên đất, toàn bộ diện tích đất trên địa bàn đã đƣợc đƣa vào sử dụng, điều này góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện. Hiện trạng sử dụng đất của huyện đƣợc tóm tắt ở bảng 3.1 nhƣ sau:
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phong Điền năm 2013
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng(%)
Đất nông nghiệp 10.546,82 84,20
– Đất trồng cây hàng năm và lâu năm 10.545,83 84,19 – Đất nuôi trồng thủy sản 0,99 0,01
Đất phi nông nghiệp 1.978,76 15,80
– Đất ở 582,93 4,66
– Đất phi nông nghiệp khác 1.395,83 11,14
Đất chƣa sử dụng – 0,00
Tổng diện tích đất tự nhiên 12.525,58 100,00
18
3.1.2 Tình hình kinh tế – xã hội
Là huyện mới, Phong Điền gặp không ít khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Năm 2013, quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội cả nƣớc nói chung và huyện Phong Điền nói riêng diễn ra trong bối cảnh thế giới chƣa thoát khỏi hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cùng với thị trƣờng vàng, xăng dầu diễn biến bất ổn đã ảnh hƣởng ít nhiều đến hoạt động xuất khẩu và tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều ngành kinh tế. Ở trong nƣớc, kinh tế vĩ mô có dấu hiệu tích cực, lãi suất NH đƣợc điều chỉnh giảm, lạm phát nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên tình trạng nợ xấu chƣa đƣợc giải quyết, hàng tồn kho còn cao, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thêm vào đó sản xuất nông nghiệp đầu ra bấp bênh, giá cả một số hàng nông sản giảm mạnh. Đồng thời, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi xảy ra liên tục đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của tầng lớp dân cƣ trên địa bàn huyện. Nhƣng bằng những bƣớc đi đúng đắn, sự quan tâm lãnh đạo có tính chiến lƣợc của Thành Ủy, Ủy ban Nhân dân và sự hỗ trợ của các sở, ban, ngành, thành phố, sự quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân huyện, Phong Điền đã và đang phát huy lợi thế bức phá đi lên.
Huyện đang trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 – 2015 với chủ đề năm 2013 là “Cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực, tập trung xây dựng xã nông thôn mới”. Song song đó, huyện thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân về phát triển kinh tế – xã hội. Với mục tiêu là phát triển nhanh, ổn định, bền vững về kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội và các hoạt động giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2015, huyện trở thành đô thị sinh thái ứng dụng khoa học công nghệ cao, kinh tế tăng trƣởng nhanh và bền vững, đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng “Thương mại – dịch vụ, du lịch; Nông nghiệp sinh thái chất lượng cao; Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp”. Khai thác tối đa mọi nguồn lực, tiềm năng, lợi thế, xây dựng kết cấu hạ tầng, phấn đấu tiêu chí đô thị sinh thái.
3.1.2.1 Tình hình kinh tế và cơ cấu ngành
Cơ cấu kinh tế huyện tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng: “Thương mại – dịch vụ, du lịch; Nông nghiệp sinh thái chất lượng cao; Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp”. Cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ đều tăng và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
19
Tình hình kinh tế xã hội năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 đã đạt đƣợc những kết quả nổi bật, cụ thể theo từng ngành nhƣ sau:
a) Sản xuất nông nghiệp
– Về trồng trọt: Trong những năm vừa qua do ảnh hƣởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ƣu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ nên giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đang có xu hƣớng giảm. Cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Phong Điền chủ yếu bao gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ. Trong đó, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên có xu hƣớng giảm qua các năm giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Trong khi giá trị ngành chăn nuôi và dịch vụ đều tăng. Cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất của huyện, ƣu tiên phát triển ngành chăn nuôi và dịch vụ liên quan đến nông nghiệp.
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền – Cần Thơ, năm 2013
Hình 3.1 Giá trị sản suất nông nghiệp của huyện Phong Điền giai đoạn 2011 – 2013
Qua hình 3.1 cho thấy, giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2013 là 511.695 triệu đồng, giảm 17.039 triệu đồng (tƣơng đƣơng 3,22%) so với năm 2011 và giảm 23.839 triệu đồng (tƣơng đƣơng 4,45%) so với năm 2012. Bên cạnh đó, giá trị ngành chăn nuôi và dịch vụ tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể là giá trị ngành chăn nuôi năm 2013 tăng 21.317 triệu đồng so với năm 2011 và tăng 926 triệu đồng so với năm 2012. Giá trị ngành dịch vụ năm 2013 tăng lần lƣợt là 6.904 triệu đồng, 2.998 triệu đồng so với năm 2011, năm 2012.
20
Trong sáu tháng đầu năm 2014, huyện chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng trừ dịch bệnh, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, xây dựng và đẩy mạnh các mô hình liên kết và đã đạt đƣợc kết quả nhƣ sau:
Diện tích xuống giống lúa vụ Đông Xuân là 3.741/3.740 ha, đạt 100,03% kế hoạch, năng suất bình quân 7,24 tấn/ha, tổng sản lƣợng đạt 27.086 tấn. Diện tích xuống giống vụ Hè Thu là 3.406,85/3.000 ha, đạt 113,56% kế hoạch, lúa đang trong giai đoạn chắc xanh đến chín. Diện tích thu hoạch đƣợc 248 ha, năng suất đạt 4,7 tấn/ha, ƣớc sản lƣợng vụ Hè Thu đạt khoảng 14.990 tấn. Tổng diện tích xuống giống hai vụ Đông Xuân và Hè Thu là 7.147,85/10.000 ha, đạt 71,47% so với kế hoạch năm và ƣớc sản lƣợng hai vụ là 42.076/54.091 tấn, đạt 77,79% so với kế hoạch năm.
Rau màu xuống giống mới là 1.508,15/3.100 ha, đạt 48,65% so với kế hoạch, thu hoạch 1.071 ha, sản lƣợng khoảng 14.777/34.534 tấn, đạt 42,79% so với kế hoạch.
Diện tích cây ăn trái toàn huyện hiện có 6.015 ha, diện tích cho thu hoạch là 4.556,7 ha. Diện tích vƣờn cây ăn trái đƣợc cải tạo, trồng mới là 164,50 ha. Tổng sản lƣợng thu hoạch đạt khoảng 42.000/63.495 tấn, đạt 66,15% so với kế hoạch.
– Chăn nuôi và thú y: Huyện đang đẩy mạnh công tác chống dịch bệnh cúm gia cầm, lỡ mồm lông móng trên gia súc. Tổng đàn gia súc toàn huyện hiện có 7.575 con, tổng đàn gia cầm hiện có 142.353 con. Từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 6 ổ dịch bệnh cúm gia cầm tại các xã Nhơn Nghĩa, Tân Thới và Trƣờng Long, đã chôn hủy 4.296 con. Tiêu độc toàn bộ tại các hộ chăn nuôi với tổng diện tích 547.323 m2; tỷ lệ tiêm phòng cúm gia cầm đạt trên 82% tổng đàn.
– Thủy sản: Hoạt động nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng thấp trong giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện. Trong sáu tháng đầu năm 2014, diện tích nuôi toàn huyện 477/700 ha, đạt 68,14% so với kế hoạch, thu hoạch 251 ha. Tổng sản lƣợng khoảng 3667/7.602 tấn, đạt 48,24% so với kế hoạch. Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản thì sản lƣợng nuôi trồng cá là lớn nhất, sản lƣợng nuôi trồng năm 2013 đạt 7.212 tấn (tƣơng đƣơng 99,94%), còn lại là tôm và thủy sản khác với sản lƣợng 4 tấn. Phong Điền chủ yếu nuôi trồng các loài cá sặc rằn, rô phi, trê vàng lai, lƣơn, ba ba và tôm càng xanh.
– Kinh tế tập thể: Trong sáu tháng đầu năm 2014, toàn huyện hiện có 12 hợp tác xã nông nghiệp với 177 xã viên, 41 câu lạc bộ khuyến nông với 807
21
thành viên và 111 tổ hợp tác với khoảng 2.439 tổ viên, nhìn chung hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể tƣơng đối ổn định. Triển khai kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2014 và thành lập 2 hợp tác xã mới tại xã Trƣờng Long và Giai Xuân.
Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các mô hình trồng rau màu trên nền đất lúa đạt 280 ha. Nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả nhƣ: trồng rau sạch quy mô hộ gia đình, trồng dƣa hấu không hạt,... Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tạo vƣờn tạp và khôi phục vƣờn cây ăn trái chuyên canh gắn với du lịch sinh thái, phát triển vùng chuyên trồng hoa kiểng, nuôi thủy sản cộng đồng, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hƣớng đảm bảo môi trƣờng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu tại các xã Giai Xuân, Nhơn Nghĩa,