KẾT LUẬN:

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng sinh tổng hợp và đặc điểm chất kháng sinh của chủng trichoderma cf aureoviride sau đột biến (Trang 76)

I. KẾT LUẬN:

1. Khảo sát đặc điểm hình thái của chủng gốc ban đầu Trichoderma cf.aureoviride và

khảo sát khả năng sinh CKS của nó, đây là chủng có khả năng sinh CKS rất mạnh. (D-d = 27mm).

2. Gây đột biến chủng Trichoderma cf.aureoviride bằng tia UV. thu được 75 chủng sau đột biến. Kết quả khảo sát khả năng sinh CKS của các chủng sau đột biến như sau: có 9/75 chủng có hoạt tính KS tăng (chiếm 12%), 31/75 chủng có hoạt tính bằng hoặc giảm (chiếm 41,3%) và có 35/75 chủng mất khả năng sinh CKS (chiếm 46,7%). Như vậy, tia UV có tác động đến khả năng sinh CKS của chủng ban đầu, trong đó chiều hướng chung làm giảm hoặc làm mất khả năng sinh CKS của chủng ban đầu.

3. Qua khảo sát và chọn lọc các chủng nấm sợi đột biến có khả năng tổng hợp chất kháng sinh cao hơn chủng ban đầu đã chọn được chủng ĐB108 có khả năng sinh tổng hợp CKS cao hơn chủng ban đầu từ 14,8% được chọn để nghiên cứu tiếp.

4. Đã khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đối với khả năng tổng hợp chất kháng sinh của các chủng đã chọn lọc:

− Chủng T. cf.aureoviride: môi trường là MEA, nồng độ muối NaCl là 3.0%, nguồn

cacbon là galactose, nguồn nitơ là bột đậu nành, độ pH là 6,0, nhiệt độ là 29o

C.

− Chủng đột biến ĐB108: môi trường là PGA, nồng độ muối NaCl là 0.0%, nguồn cacbon là rỉ đường, nguồn nitơ là cao thịt, độ pH là 7,0, nhiệt độ là 26oC.

5. Dung môi ethyl acetate ở tỉ lệ dung môi: dịch lên men = 1 : 1 đã đảm bảo hòa tan hầu hết CKS trong dịch lên men của chủng T. cf.aureoviride, còn đối với chủng đột biến ĐB108 thì dung môi thích hợp là diethyl erther ở tỉ lệ dung môi: dịch lên men = 4 : 1.

6. Đã khảo sát tính chất của dịch KS thô từ môi trường lên men của các chủng, kết quả như sau:

− Dịch lên men của cả hai chủng, chủng ban đầu T. cf.aureoviride và chủng đột biến ĐB108 đều bền với nhiệt độ, pH đảm bảo hoạt tính của dịch lên men không thay đổi là từ 4,0 – 8,0, sau thời gian 14 ngày thì hoạt tính của dịch lên men bắt đầu giảm nhưng đến ngày 42 vẫn còn hoạt tính mạnh (D-d > 20,0mm).

− Dịch lên men thô của chủng T. cf.aureoviride và chủng ĐB108 đều không ức chế được sự phát triển của các nấm gây bệnh cây trồng trên đĩa petri. Chúng có khả năng ức chế, tạo vòng vô khuẩn đối với Candida albicans, Staphylococcus aureus và

Klesbsia sp. trong điều kiện thí nghiệm. Trong đó, hoạt tính của dịch lên men đối với

Candida albicans của cả hai chủng đều mạnh.

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng sinh tổng hợp và đặc điểm chất kháng sinh của chủng trichoderma cf aureoviride sau đột biến (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)