Tình hình nghiên cứu ứng dụng CKS của Trichoderma trong nông nghiệp trên thế

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng sinh tổng hợp và đặc điểm chất kháng sinh của chủng trichoderma cf aureoviride sau đột biến (Trang 27 - 28)

L ỜI CẢM ƠN

1.2.5.Tình hình nghiên cứu ứng dụng CKS của Trichoderma trong nông nghiệp trên thế

4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

1.2.5.Tình hình nghiên cứu ứng dụng CKS của Trichoderma trong nông nghiệp trên thế

thế giới và Việt Nam

Rất nhiều loài Trichoderma có khả năng kiểm soát tất cả các loài nấm gây bệnh khác. Tuy nhiên, một số loài thường có hiệu quả hơn những loài khác trên một số bệnh nhất định. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm Trichoderma giết nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium. Quá trình đó được gọi là: kí sinh nấm (mycoparasitism). Trichoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó, nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng.

Chủng Trichoderma harzianum T-22 được sử dụng nhiều do nó sinh ra các enzym

endochitinase cao hơn các chủng hoang dại. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loại nấm gây thối rễ trên đồng ruộng.

Hiện nay, loài nấm này đã được sử dụng một cách hợp pháp cũng như không được đăng ký trong việc kiểm soát bệnh trên thực vật. Các chế phẩm nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng như là chất kiểm soát sinh học một cách có hiệu quả. Hình thức sử dụng dưới dạng chế phẩm riêng biệt hoặc được phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây.

Những lợi ích mà những loài nấm này mang lại đã được biết đến từ nhiều năm qua bao gồm việc kích thích sự tăng trưởng và phát triển của thực vật do việc kích thích sự hình thành nhiều hơn và phát triển mạnh hơn của bộ rễ so với thông thường. Những cơ chế giải thích cho các hiện tượng này chỉ mới được hiểu rõ ràng hơn trong thời gian gần đây. Hiện nay, một loài nấm Trichoderma đã được phát hiện là chúng có khả năng gia tăng số lượng rễ mọc sâu (sâu hơn 1 m dưới mặt đất). Những rễ sâu này giúp các loài cây như bắp hay cây cảnh có khả năng chịu được hạn hán.

Đáng chú ý nhất là những cây bắp có sự hiện diện của nấm Trichoderma dòng T22 ở rễ có nhu cầu về đạm thấp hơn đến 40% so với những cây không có sự hiện diện của loài nấm này ở rễ.

Các kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần thơ, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới đã cho thấy hiệu quả rất rõ ràng của nấm Trichoderma trên một số cây trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu long và Đông nam Bộ. Các nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma có khả năng tiêu diệt nấm

Furasium solani (gây bệnh thối rễ trên cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu) hay một số loại nấm gây bệnh khác như Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani.

Công dụng thứ hai của nấm Trichoderma là khả năng phân huỷ cellulose, phân giải lân chậm tan. Lợi dụng đặc tính này người ta đã trộn Trichoderma vào quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân huỷ hữu cơ được nhanh chóng. Các sản phẩm phân hữu cơ sinh học có ứng dụng kết quả nghiên cứu mới này hiện có trên thị trường như loại phân Cugasa của Công ty Anh Việt (TP. Hồ Chí Minh) phân VK của Công ty Viễn Khang (Đồng Nai), phân của công ty Điền Trang (Tp. Hồ Chí Minh) đã được nông dân các vùng trồng cây ăn trái, cây tiêu, cây điều và cây rau hoan nghênh và ứng dụng hiệu quả.

Tuy nhiên, các chủng phân lập được từ tự nhiên chưa có khả năng tổng hợp các enzymes và CKS cao. Để có thể đưa các chủng vi nấm sản sinh các enzyme cũng như các CKS vào sản xuất ở qui mô công nghiệp thì yêu cầu đặt ra là phải nâng cao năng suất sinh tổng hợp của các chủng giống. Đối với VSV, từ lâu các nhà nghiên cứu đã áp dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo để nâng cao chất lượng của các chủng giống, trong đó gây đột biến bằng tia UV đóng vai trò quan trọng.

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng sinh tổng hợp và đặc điểm chất kháng sinh của chủng trichoderma cf aureoviride sau đột biến (Trang 27 - 28)