Cơ cấu tổ chức của Trường CĐN KTCN TP.HCM

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ tp hồ chí minh (Trang 37)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1.Cơ cấu tổ chức của Trường CĐN KTCN TP.HCM

Trường CĐN KTCN TP. HCM được thành lập ngày 02/10/2007 trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Sứ mạng của Trường CĐN KTCN TP. HCM: là cơ sở đào tạo nghề chất lượng và hiệu quả cao, là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước và ngoài nước.

Tầm nhìn của nhà trường: đến năm 2020, Trường CĐN KTCN TP. HCM là nguồn cung cấp chất lượng cao về nhân lực, các trung tâm, dịch vụ đào tạo - hỗ trợ - ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) hiệu quả và uy tín trong nước và ngoài nước.

Mục tiêu của nhà trường đề ra:

- Phát triển đội ngũ giáo viên, CBQL có trình độ cao trong các lĩnh vực KH&CN, GD&ĐT và các ngành tạo được năng suất và đem lại giá trị gia tăng cao trong nền kinh tế quốc dân.

- Trang bị cho người học có kiến thức cơ bản rộng, sâu về kiến thức chuyên ngành, năng động, sáng tạo, thích ứng và phát huy khả năng lao động, đủ kiến thức cơ bản để có thể tiếp cận trình độ học vấn cao hơn.

- Đào tạo đội ngũ lao động có năng lực toàn diện về tay nghề, kiến thức, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

- Phối hợp và gắn kết đào tạo với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

- Quan hệ hợp tác với các tổ chức dạy nghề trong và ngoài nước để phối hợp nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, giảng dạy, trao đổi thông tin, trau dồi kinh nghiệm.

Để thực hiện được nhiệm vụ nêu trên, Trường CĐN KTCN TP. HCM đang phấn đấu để đạt được một mẫu chuẩn nhất định về cơ cấu tổ chức, chương trình đào tạo, nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính và các lĩnh vực khác:

- Tổng số các khoa đào tạo: 03, gồm các khoa: Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Cơ bản. Tổng số nghề đào tạo: 05, gồm Quản trị mạng máy tính, Quản trị cơ sở dữ liệu,

Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính, Kế toán doanh nghiệp, Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Chỉ tiêu tuyển sinh đến năm 2013:

TT CAO ĐẲNG NGHỀ

CHỈ TIÊU TUYỂN SINH ĐẾN NĂM 2013

2010 2011 2012 2013

TỔNG 400 600 600 600

1 Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ 50 100 100 100

2 Quản trị cơ sở dữ liệu 50 100 100 100

3 Kế toán doanh nghiệp 100 150 200 200

4 Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính 100 100 100 100

5 Quản trị mạng máy tính 100 150 100 100

(Bảng Chỉ tiêu tuyển sinh đến năm 2013 của trường – Nguồn: Phòng đào tạo Trường CĐN KTCN TP. HCM-2010).

- Tổng số sinh viên nhập học trong 3 năm gần đây nhất:

Năm học 2008 2009 2009 2010 2010 2011 Tổng số

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ 0 0 0 0

Quản trị cơ sở dữ liệu 0 0 0 0

Kế toán doanh nghiệp 60 74 50 184

Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính 52 50 42 144

Quản trị mạng máy tính 53 70 45 168

Tổng số sinh viên theo học 165 194 137 496 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Bảng Thống kê số lượng SV của trường trong 03 năm gần đây – Nguồn: Phòng đào tạo Trường CĐN KTCN TP. HCM-2010).

- Về công tác tuyển sinh tại nhà trường trong nhiều năm qua, thực hiện quan điểm của Nghị quyết Trung ương 2 khoá 8, trường đã tổ chức tuyển sinh nhiều đợt trong năm, hình thức tuyển là xét tuyển theo hồ sơ với ngành/nghề đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký HĐDN số: 50/2009/GCN-ĐKHĐDN do Bộ LĐTBXH cấp ngày 15 tháng 06 năm 2008. Qui mô tuyển sinh hàng năm của nhà trường và liên kết đào tạo từ 500 đến 800 học sinh/năm.

Đối với hệ đào tạo CĐN, hàng năm tuyển sinh đầu vào là học sinh THPT, thời gian đào tạo là 03 năm. Hình thức tuyển các hệ đào tạo của trường là xét tuyển.

Công tác tuyển sinh được nhà trường xác định là nhiệm vụ tiên quyết, thể hiện nhận thức và trách nhiệm của mọi cán bộ, giảng viên, khẳng định vị trí của trường trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, là uy tín của nhà trường trước xã hội. Do đó, Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban giám hiệu đã có sự đầu tư đúng mực trong công tác quảng bá, tổ chức tuyển sinh để đảm bảo quy chế tuyển chọn sinh viên các hệ đào tạo. Trường đã có các biện pháp tổ chức tuyển sinh tập trung vào những việc như: thông báo trên hệ thống thông tin đại chúng (Báo Tuổi Trẻ, Báo Thanh Niên, Đài phát thanh truyền thanh của một số tỉnh lân cận: Vĩnh Long, Tiền Giang, Bình Dương...), giao nhiệm vụ cho Phòng Đào tạo tổ chức hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh.

- Tổ chức bộ máy hoạt động nhà trường: CÁC KHOA BỘ MÔN CÁC ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU DỊCH VỤ - HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CÁC LỚP SV CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÁNH - QUẢN TRỊ THIẾT BỊ ĐÀO TẠO – CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ - QUẢN LÝ HS- SV PHÁT TRIỂN– HỢP TÁC ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ KINH DOANH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA -NHỎ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH KỸ THUẬT SỬA CHỮA & LẮP RÁP MÁY TÍNH QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU

TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TIN HỌC

TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG ĐÀO TẠO

NGẮN HẠN

BAN GIÁM HIỆU HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

- Cơ sở vật chất của nhà trường: năm 2008, Hội đồng quản trị đã đầu tư bổ sung trang thiết bị các hạng mục về phòng học, diện tích xây dựng là 1,418.4 m2 bao gồm: 12 lớp học (40 sinh viên/lớp), 04 phòng máy (40 máy tính/phòng), 02 phòng thực hành lắp ráp máy tính, 06 phòng làm việc cho cán bộ và công nhân viên. Theo kế hoạch, đến năm 2013, nhà trường sẽ hoàn thiện toàn bộ CSVC kỹ thuật cần có theo đề án phát triển trường, tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh khu học tập, xưởng thực nghiệm, khu thể thao… Nhìn chung, thời gian qua, trường đã thực hiện việc sử dụng, khai thác, đầu tư CSVC theo kế hoạch để phục vụ đào tạo và giảng dạy.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ tp hồ chí minh (Trang 37)