7. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Kiểm chứng tính khả thi của các giải pháp
Các giải pháp trên là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề tại Trường CĐN KTCN TP. HCM. Để tránh tính chủ quan có thể mắc phải, chúng tôi đã lập phiếu trưng cầu ý kiến CBQL, giảng viên nhà trường về tính cần thiết và khả thi đối với những giải pháp nêu trên. Chúng tôi đã thu được kết quả sau:
Bảng 2.20. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của một số giải pháp đối với công tác quản lý HĐDN tại Trường CĐN KTCN TP. HCM:
Từ kết quả thu được qua trưng cầu ý kiến của CBQL và giảng viên, chúng tôi cho rằng những giải pháp đưa ra trong luận văn có thể áp dụng vào thực tế công tác quản lý hoạt động dạy nghề của Trường CĐN KTCN TP. HCM trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu đã được trình bày và phân tích ở trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Trường CĐN KTCN TP. HCM là một trường nghề mới thành lập, trong 03 năm qua đã có nhiều nỗ lực đóng góp trong lãnh vực đào tạo nghề; từng bước cố gắng hoàn thành mục tiêu và sứ mạng đề ra để góp phần công sức vào hoạt động dạy nghề của nước nhà. Tuy nhiên, thực trạng đào tạo nghề hiện nay tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập, cho nên nhà trường không thể tránh khỏi những khó khăn và hạn chế như:
- Môi trường hoạt động cơ chế tổ chức quản lý chưa tổ chức tốt trong việc liên hệ chặt chẽ với các cơ sở doanh nghiệp, đối tác, kinh doanh, các tổ chức đơn vị ngoài trường, môi trưởng chính trị - xã hội, PHHS… chương trình đào tạo còn đơn điệu, thiếu khả năng ứng dụng thực tế và phát huy hiệu quả trong sản xuất còn kém.
- Đầu tư chưa tương xứng, từ việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho đến định mức kinh phí thường xuyên cho đào tạo. Cơ chế đầu tư, cấp phát kinh phí hoạt động chưa thể hiện đúng vị trí và tầm quan trọng của dạy nghề.
- Việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, phát huy sáng kiến kinh nghiệm nội bộ, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giảng viên còn hạn chế.
- Công tác hướng nghiệp còn hạn chế, chưa thiết lập được quan hệ với nhà tuyển dụng nên sinh viên chưa có kinh nghiệm trong thực hành thực tập tại môi trường việc làm thực tế. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong HĐDN là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách mà HĐQT và Ban Giám hiệu đã đề ra, đáp ứng mục tiêu chung của nhà trường phấn đấu là cơ sở đào tạo nghề chất lượng và hiệu quả cao, là trung tâm NCKH, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước và ngoài nước trong thời gian tới. Do đó nhà trường cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp sau:
- Tổ chức môi trường dạy học và giáo dục có sự liên kết với gia đình, xã hội, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
- Tăng cường bồi dưỡng giảng viên về trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường hoạt động KH&CN, hợp tác đồng nghiệp.
Mục tiêu của các giải pháp này là phát triển công tác quản lý hoạt động dạy nghề đạt hiệu quả và chất lượng đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu giáo dục đào tạo nghề.
Những giải pháp cơ bản nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ nhau, tạo nên một hệ thống có tính liên tục, không tách rời nhau. Vì vậy, chúng phải được thực hiện đồng bộ mới mang lại kết quả mong muốn.
Kiến nghị
•Đối với Bộ LĐTBXH
- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tham gia học nghề từ các phương tiện thông tin đại chúng; định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ cấp học phổ thông nhằm phân luồng học sinh vào học nghề sau THCS.
- Thiết lập mạng lưới tuyển sinh TCN, CĐN đến cấp huyện và các trường THPT, THCS; tăng cường tổ chức hội chợ việc làm, dạy nghề cấp vùng, liên vùng; xuất bản những điều cần biết về tuyển sinh học nghề.
- Xây dựng hệ thống dự báo nhu cầu đào tạo nghề chính xác, kịp thời, xác định rõ cơ cấu nghề đào tạo, cơ cấu cấp trình độ đào tạo và theo vùng miền giúp các trường trong công tác đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh học nghề.
- Ban hành chính sách tiền lương theo các cấp trình độ đào tạo.
- Tăng cường tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo 194 chương trình khung trình độ TCN, trình độ CĐN đã ban hành để nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
- Khẩn trương triển khai áp dụng một số chính sách của Nhà nước như chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chính sách hỗ trợ dạy nghề cho bộ đội suất ngũ học nghề; chính sách dạy nghề cho phụ nữ… để góp phần nâng cao số lượng tuyển sinh và chất lượng đào tạo.
•Đối với Sở LĐTBXH TP. HCM
- Ở cấp thành phố cần thành lập trung tâm dự báo nguồn nhân lực trực thuộc những cơ quan hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Coi đây là cơ sở để phát triển hệ thống đào tạo nghề, cung cấp đội ngũ lao động có tay nghề, có trình độ nhất định, thích ứng với công nghệ mới và phù hợp với chiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của thành phố trong từng giai đoạn cụ thể.
- Tăng cường hơn nữa chất lượng đào tạo nghề bằng việc nâng cao chất lượng đội ngũ chất lượng giáo viên dạy nghề. Cần có những chương trình bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn, dài hạn cho giáo viên theo nhu cầu phát triển.
•Đối với Trường CĐN KTCN TP. HCM
- Kiến nghị lên Bộ LĐTBXH và Sở LĐTBXH về:
. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ cấp học phổ thông nhằm phân luồng học sinh vào học nghề sau trung học cơ sở; thiết lập mạng lưới tuyển sinh TCN, CĐN đến cấp Huyện và các trường THPT, THCS.
. Tăng cường tổ chức hội chợ việc làm, dạy nghề cấp vùng, liên vùng; xuất bản những điều cần biết về tuyển sinh học nghề.
. Tăng cường tổ chức sửa đổi, cải thiện và hoàn thiện việc biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng để nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
- Nhà trường cần mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ với các tổ chức, đơn vị ngoài trường, các cơ sở kinh doanh dịch vụ… Cần tạo quan hệ giao lưu với môi trường chính trị - xã hội, PHHS để tạo môi trường dạy học – giáo dục đạt hiệu quả cao trong đào tạo.
- Nâng cấp và phát triển cơ sở vật chất, TBDH để đảm bảo ứng dụng phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại vào giảng dạy lý thuyết, thực hành, thực tập cho sinh viên.
- Tăng cường phát triển chuyên môn, năng lực nghề nghiệp cho giảng viên; đổi mới phương pháp giảng dạy để tích cực hóa người học; có biện pháp hỗ trợ khuyến khích giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học và hợp tác đồng nghiệp để học hỏi, trau dồi, cải tiến kinh nghiệm giảng dạy.
- Tăng cường hoạt động hướng nghiệp và các hoạt động lao động sản xuất để giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp, có kinh nghiệm thực hành và có nhận thức đúng đắn vai trò của người lao động phục vụ tốt cho đất nước.
- Tăng cường chế độ khen thưởng, hỗ trợ CBQL, giảng viên, CNV trong quy chế chi tiêu nội bộ nhằm động viên khuyến khích họ cống hiến tài năng vào công tác chuyên môn giúp trường hoàn thành sứ mạng và mục tiêu đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Tạ Thị Kiều An, 2004, “Quản lý chất lượng trong các tổ chức”, Nxb Thống kê
2. Đặng Quốc Bảo, 2006,“Quan điểm về phát triển con người: những kiến giải và hành động thực tiễn phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”, Chuyên đề tổng luận Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1 3. Nguyễn Văn Cường, 2009, “Đào tạo giáo viên ở Cộng hòa Liên bang Đức
và những khuyến nghị cho việc cải cách đào tạo giáo viên ở Việt Nam”, Tài liệu Hội thảo Dự án Phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp Hà Nội
4. Học viện Quản lý giáo dục, 2009, “Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo”, Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý, Hà Nội
5. Trần Thị Dung, 1999, “Quản lý chất lượng đồng bộ”, Nxb Giáo dục Hà Nội 6. Cao Quang Đại, 2009,“Hệ thống công nhận kỹ năng nghề quốc gia”, Tài
liệu tập huấn Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
7. Vũ Cao Đàm, 2005, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
8. Nguyễn Tiến Đạt, 2008, “Con đường tiếp tục phát triển giáo dục nghề nghiệp ở nước ta”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hải Phòng B2007-CTGD-03 9. Nguyễn Minh Đường, 2007, “Phát triển và quản lý chương trình đào tạo
nghề”, Tài liệu tập huấn Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề
10. Nguyễn Minh Đường, 2007, “Phát triển và quản lý chương trình đào tạo nghề”, Tài liệu tập huấn Dự án VTEP, Hà Nội
11. Nguyễn Minh Đường, 1992, “Giáo dục Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong Sơ thảo giáo dục Việt Nam 1945 - 1990”, Nxb Giáo dục
12. Nguyễn Minh Đường, 2009, “Một số vấn đề về đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp”, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
dựng chương trình theo phương pháp DACUM”, Tài liệu tập huấn Dự án xây dựng năng lực cho hệ thống Giáo dục kinh tế và dạy nghề ADB – TA – 3063
14. Nguyễn Minh Đường – Phan Văn Kha, 2006, “Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
15. Nguyễn Công Giáp, 2007,“Nghiên cứu các giải pháp quản lý giáo dục trong môi trường hội nhập WTO”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ trọng điểm B2006-29-12TĐ, Học viện Quản lý giáo dục Hà Nội 16. Vũ Ngọc Hải, 07/2008, “Định hướng phát triển hệ thống giáo dục nghề
nghiệp ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, đề tài B2007-CTGD-03 17. Hà Sĩ Hồ, 1984, “Những bài giảng về quản lý trường học”, Nxb Giáo dục
Hà Nội
18. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, khảo10/2008, “Dự án Tăng cường các trung tâm dạy nghề (SVTC)”, Các cuốn sổ tay và tài liệu tham
19. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2008,“Quản lý cơ sở dạy nghề”, Dự án Thị trường lao động của ILO
20. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2009,“Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở dạy nghề”, Tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề
21. Nguyễn Việt Hùng, 10/2005, “Về hệ thống đảm bảo chất lượng trong các trường trung cấp chuyên nghiệp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đánh giá chất lượng giáo dục trung cấp chuyên nghiệp: Lý luận và thực tiễn, Đề tài B2004- CTGD-04, Hà Nội
22. Mai Quang Huy, 2008, “Nghiên cứu so sánh hệ thống giáo dục nghề nghiệp”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục cấp Đại học quốc gia Hà Nội, mã số QS.05.01, Hà Nội
23. Đặng Thành Hưng, 2005, “Những cơ hội và thách thức của giáo dục Việt Nam trong hội nhập quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam và việc gia nhập WTO, Viện Chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội
24. Phan Văn Kha, 2006, “Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu phát triển nguồn lực”, Tạp chí khoa học Giáo dục số 11
25. Trần Kiểm, 2006, “Tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục”, Khoa học quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội
26. Dương Đức Lân, 11/2008, “Tổng quan về cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và sự thay đổi của hệ thống của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 38
27. Lê Thị Xuân Liên, 2000, “Một số vấn đề về năng lực sư phạm và đào tạo năng lực sư phạm cho giảng viên”, Tạp chí Giáo dục
28. Nguyễn Xuân Mai, 2009, “Xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng nghề lên trình độ đại học Sư phạm kỹ thuật cho một số nghề tại trường đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số CB2008-02-04, Vinh
29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2006,"Luật Dạy nghề"
30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005,"Luật Giáo dục" 31. Hoàng Văn Ngô, 2004, “Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện”, Tạp chí
Phát triển giáo dục số 12
32. Bùi Văn Quân, 2006, “Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển đội ngũ giáo viên”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 8
33. Cao Văn Sâm, 2010,“Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đến năm 2020”, Tổng cục dạy nghề
34. Bùi Sỹ, 1991, “Giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp trong bậc Trung học mới”, Báo cáo Tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số 921-VCT-I/18 35. Nguyễn Đăng Sỹ, 11/2009, “Tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể trong
quản lý quá trình đào tạo ở trường dạy nghề”, Tạp chí Quản lý giáo dục số 6 36 Phạm Văn Thanh, 2006, “Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ
giáo viên”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 8
37. Mạc Văn Tiền, 2007, “Đào tạo nghề: Thuật ngữ chọn lọc”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
38 Nguyễn Văn Tố, 7/2008, “Vấn đề văn bằng tốt nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, đề tài B2007-CTGD-03
39. Nguyễn Đức Trí – Kennedy - Mac, 2004, “Đào tạo theo năng lực thực hiện”, Tài liệu tập huấn Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề
dạy nghề”,Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
41. Nguyễn Đức Trí, 2008,“Chất lượng giáo dục: những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Giáo dục”
42. Nguyễn Đức Trí, 2009, “Cơ sở khoa học của việc điều chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B2007-CTGD-03, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
43. Nguyễn Đức Trí, 2006, “Đào tạo theo năng lực thực hiện”, Tài liệu bồi dưỡng Dự án Giáo dục kinh tế và dạy nghề
44. Nguyễn Đức Trí, 5/2008, “Giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 32
45. Nguyễn Đức Trí, 2010, “Giáo dục nghề nghiệp, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
46. Nguyễn Đức Trí, 1992, “Giáo trình Giáo dục học nghề nghiệp”, Viện Nghiên cứu Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
47. Nguyễn Đức Trí, 2010, “Giáo trình quản lý quá trình đào tạo trong nhà trường”, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
48. Nguyễn Đức Trí, 5/2010,“Một số điều chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí khoa học giáo dục số 56
49. Nguyễn Đức Trí, 3/2005, “Một số vấn đề đổi mới tư duy trong đào tạo lao