Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề tại Trường

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ tp hồ chí minh (Trang 71)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề tại Trường

Trường CĐN KTCN TP. HCM

Qua kết quả khảo sát và phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề tại Trường CĐN KTCN TP. HCM, chúng tôi nhận thấy có nhiều mặt tích cực trong công tác quản lý đã đem lại hiệu quả trong HĐDN tại nhà trường, đồng thời cũng có những mặt hạn chế mà Hiệu trưởng cần quan tâm để có giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hơn, cụ thể là những vấn đề sau:

Công tác quản lý xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục

- Kết quả đạt được: Chương trình đào tạo nghề của trường được xây dựng theo qui định. Nội dung đào tạo của nhà trường theo đúng quy định chuẩn của Bộ LĐTBXH đối với các hệ đào tạo. Hiệu trưởng chỉ đạo và giám sát kế hoạch của môn học-mô đun theo đúng chương trình đào tạo; thực hiện theo tiến độ giảng dạy và kế hoạch dạy học, bảo đảm việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đúng về nội dung, tiến độ thời gian; xây dựng nề nếp giảng dạy của giảng viên; cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy; phân công giảng viên phù hợp với khả năng và yêu cầu của khối lớp, ngành nghề.

- Những tồn tại: Công tác đào tạo chưa đảm bảo việc gắn kết đào tạo với việc làm và sử dụng lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đáp ứng phù hợp với nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn... cho nên chưa nâng cao được năng lực cạnh tranh của nhà trường trong đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, đảm bảo đào tạo sát với nhu cầu thực tế sử dụng.

- Nguyên nhân: Nhà trường còn hạn chế trong việc xây dựng quan hệ với các công ty, doanh nghiệp, đối tác khác ngoài trường.

Công tác quản lý thực hiện kế hoạch dạy học

- Kết quả đạt được: Hiệu trưởng đã tạo dựng một môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh trong dạy học ở nhà trường, góp phần làm phong phú cho sự phát triển nhân cách của sinh viên. Đa số giảng viên sử dụng tốt các phương tiện dạy học, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong giảng dạy phù hợp với nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; đảm bảo cho hoạt động dạy và học của nhà trường được tiến hành có nền nếp ổn định nghiêm túc, tự giác, có hiệu suất và hiệu quả theo mục tiêu đào tạo trường đã đề ra.

- Những tồn tại: Thiếu hụt về cơ sở hạ tầng, các hạng mục đầu tư cho người học đến năm 2013. Kế hoạch xây dựng thư viện và ký túc xá đạt chuẩn gặp khó khăn trong việc đáp ứng đúng theo quy định của Bộ LĐTBXH. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy vẫn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của sinh viên. Một số giảng viên chưa sử dụng tốt phương tiện dạy học. Sinh viên chưa có điều kiện tham gia tại môi trường làm việc thực tế, thiếu kinh nghiệm; thiếu mối quan hệ với nhà tuyển dụng và thị trường sức lao động, giảm thiểu cơ hội triển vọng có việc làm khi tốt nghiệp hoặc ngay khi còn học tại trường.

- Nguyên nhân: HĐQT nhà trường còn gặp khó khăn trong việc huy động tài chính, vận dụng nguồn vốn và kinh phí trong đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo đúng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường. Hiệu trưởng còn hạn chế trong công tác quản lý xây dựng môi trường dạy học lý thuyết, thực hành, thực tập, chưa có sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở doanh nghiệp, các CSSX kinh doanh, các tổ chức, đơn vị ngoài trường... Quá trình dạy học còn thiếu đảm bảo hiệu quả việc dạy học và việc chuyển tải thông tin nội dung giúp giảng viên tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của SV.

Công tác quản lý thực hiện kế hoạch giáo dục

- Kết quả đạt được: Giảng viên thông qua hoạt động dạy học giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức, phát triển các năng lực trí tuệ cần thiết cho sinh viên để giúp sinh viên thấy ý

nghĩa, giá trị của học nghề, quyết tâm học tập để chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp để trở thành nguồn lao động thích ứng với thị trường lao động và có nhân cách trong nghề nghiệp. Việc kiểm tra đánh giá công tác giáo dục được tổ chức có kiểm điểm, nhận xét, đánh giá bình bầu thực hiện qua khen thưởng, kỷ luật vào cuối học kỳ, cuối năm.

- Những tồn tại: Trường chưa tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ cho sinh viên. Sinh viên rất ít tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, lao động sản xuất, lao động công ích, thực tập tại các CSSX, kinh doanh, dịch vụ ngoài trường. Công tác quản lý tư vấn nghề nghiệp, việc làm chưa hiệu quả cao trong cung cấp các nguồn thông tin hướng nghiệp nên sinh viên rất ít được cập nhật. Trường chưa hỗ trợ giải quyết việc làm cho sinh viên và mất thông tin liên lạc của người học sau khi đã tốt nghiệp.

- Nguyên nhân: Các nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa phong phú đa dạng, gắn thực tế nhà trường và xã hội. Trường còn hạn chế trong việc tổ chức các buổi giao lưu, tham quan thực tế, hội thảo... giữa sinh viên với các chuyên gia, CSSX kinh doanh dịch vụ, các tổ chức khác… thiếu sự hỗ trợ giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp hoặc còn ngồi trên ghế nhà trường.

Công tác quản lý đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên

Kết quả đạt được: Công tác quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên được nhà trường thực hiện tích cực. Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện, phương thức đánh giá và cách tính điểm tuân thủ theo đúng Quyết định 54/2008 của Bộ LĐTBXH.

Công tác quản lý hợp tác trong dạy học và giáo dục

- Những tồn tại: Các hoạt động đào tạo như đi thực tập sản xuất ở xí nghiệp, doanh nghiệp... còn rất ít. Việc xây dựng giáo trình chỉ có thu thập nhận xét đánh giá của giảng viên, một số chuyên gia từ các CSSX, kinh doanh, dịch vụ. Chưa có liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài, các tổ chức quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, giảng viên. Nhà trường có rất ít hợp đồng liên kết với cơ sở dạy nghề khác, hoặc với CSSX, kinh doanh, dịch vụ trong HĐDN.... chưa tạo được điều kiện hình thành kỹ năng tự học, chưa nâng cao được kết quả và chất lượng dạy học ở các môn học, chuyên đề.

- Nguyên nhân: Hiệu trưởng hạn chế trong việc liên kết đào tạo, triển khai các hoạt động hợp tác với các đơn vị, đối tác ngoài trường, các tổ chức quốc tế.

Công tác quản lý phát triển năng lực nghề nghiệp của giảng viên

- Những tồn tại: Giảng viên chưa nắm bắt những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến... để bổ sung vào bài giảng, hoặc viết đề tài cải tiến khoa học các cấp. Các đề tài được nghiệm thu chỉ ở cấp trường. Chất lượng các đề tài NCKH còn thấp. Phong trào và chất lượng hoạt động NCKH chỉ mới bắt đầu vào năm 2010 với số lượng giảng viên tham gia còn rất ít.

- Nguyên nhân: Công tác quản lý việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và các hoạt động khác để nâng cao năng lực nghề nghiệp vẫn còn hạn chế trong việc tổ chức định kỳ có kế hoạch cho các khoa, phòng cử cán bộ, giảng viên đi thực tế ở các huyện, các CSSX, doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề khác... Nhà trường chưa có sự đầu tư CSVC và tài chính cho công tác quản lý NCKH, chưa có chế tài bắt buộc các giảng viên NCKH, do đó chưa phát huy hết tiềm năng của đội ngũ giảng viên để họ tự giác và hoàn thành tốt nhiệm vụ NCKH được giao.

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ Ở TRƯỜNG CĐN KTCN TP.HCM 3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp

Từ phần nội dung nghiên cứu lý luận được trình bày ở chương 1, có thể rút ra một số quan điểm xây dựng giải pháp như sau:

- Theo Nghị quyết Đại hội dại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng: đề ra chủ trương phát triển GD&ĐT nói chung, GDNN nói riêng, đó là phát triển mạnh hệ thống GDNN, tăng nhanh quy mô đào tạo CĐN, TCN cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động, tạo chuyển biến căn bản chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt.

- Căn cứ vào chủ trương phân hóa hệ thống giáo dục nghề nghiệp về trình độ đào tạo của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 (Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005),bám sát mục tiêu của việc phát triển nguồn nhân lực đã cụ thể hóa trong Luật Dạy nghề năm 2006 và mục tiêu của dạy nghề đến năm 2020ở Việt Nam: nâng cao kiến thức, phát triển đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và phát triển toàn diện con người Việt nam về chính trị, trí tuệ, đạo đức, ý chí và thể lực; hình thành đội ngũ lao động có trình độ, ngành nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, đặc biệt chú trọng đến bộ phận nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực quản lý, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo và các ngành tạo được năng suất, đem lại giá trị gia tăng cao trong nền kinh tế quốc dân.

- Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy nghề: đòi hỏi phải quan tâm và đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo có một cơ cấu trình độ dạy nghề phù hợp, nâng cao chất lượng và hiệu quả thể hiện lên chất lượng sản phẩm của đào tạo, đang là một yêu cầu bức thiết hiện nay.

- Định hướng phát triển của trường CĐN KTCN TP. HCM:

. Mục tiêu chung: Phấn đấu là cơ sở đào tạo nghề chất lượng và hiệu quả cao, là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước và ngoài nước. Đến năm 2020, Trường CĐN KTCN TP. HCM là nguồn cung cấp chất lượng cao về nhân lực, các trung tâm, dịch vụ đào tạo - hỗ trợ - ứng dụng KH&CN hiệu quả và uy tín trong nước và ngoài nước.

. Mục tiêu cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phát triển đội ngũ giảng viên, CBQL có trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học- công nghệ, giáo dục- đào tạo và các ngành tạo được năng suất và đem lại giá trị gia tăng cao trong nền kinh tế quốc dân.

+ Trang bị cho người học có kiến thức cơ bản rộng, sâu về kiến thức chuyên ngành, năng động, sáng tạo, thích ứng và phát huy khả năng lao động, đủ kiến thức cơ bản để có thể tiếp cận trình độ học vấn cao hơn.

+ Đào tạo đội ngũ lao động có năng lực toàn diện về tay nghề, kiến thức, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

+ Phối hợp và gắn kết đào tạo với nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp.

+ Quan hệ hợp tác với các tổ chức dạy nghề trong và ngoài nước để phối hợp nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, giảng dạy, trao đổi thông tin, trau dồi kinh nghiệm.

Các vấn đề nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng. Trong điều kiện nguồn lực còn nhiều hạn chế và là trường mới thành lập, vấn đề quản lý HĐDN tại nhà trường phải được ưu tiên phát triển.

Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu, chúng tôi đưa ra một số giải pháp đối với công tác quản lý hoạt động dạy nghề tại Trường CĐN KTCN TP. HCM.

- Căn cứ vào những nhược điểm tồn tại trong hoạt động dạy nghề của Trường CĐN KTCN TP. HCM: những nhược điểm tồn tại này đã được nêu ở mục 2.3. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề tại Trường CĐN KTCN TP. HCM.

- Căn cứ vào kết quả khảo sát đánh giá của giảng viên, CBQL, sinh viên về những giải pháp để cải tiến quản lý hoạt động dạy nghề:

Bảng 2.18. Đánh giá của giảng viên và CBQL về những giải pháp để cải tiến quản lý hoạt động dạy nghề:

Nội dung TB ĐL

TC

Thứ bậc

Quan tâm đến công tác đào tạo 3,45 0,63 27

Nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cho đội ngũ GV 3,71 0,58 26 Tăng cường các hoạt động liên kết với các cơ sở sản xuất, dịch

vụ và các trường khác

3,90 0,64 24

Tạo điều kiện cho HSSV đi thực tập thực tế và có việc làm tại các doanh nghiệp

3,92 0,55 22

Có chính sách khuyến khích CBGV nghiên cứu khoa học 4,04 0,58 5 Triễn khai các hoạt động liên kết với các trường nước ngoài và

các tổ chức quốc tế

4,01 0,68 9

Tin học hóa và thực hiện một cách khoa học trong các loại sổ tay, giáo án…

4,00 0,73 13

Chương trình đào tạo phải cập nhật mới 3,92 0,60 22 Tổ chức các hoạt động để chuyển giao công nghệ 3,97 0,63 17 Phải có bộ phận tư vấn hướng nghiệp cho HSSV 4,01 0,57 9 Cơ sở vật chất và trang thiết bị phải phù hợp với yêu cầu phát

triển nghề của xã hội

4,07 0,70 2

Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, trao đổi học tập kinh nghiệm, tham quan thực tế... cho CBQL, GV, HSSV

4,06 0,67 3

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4,02 0,70 8

Mở thêm ngành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội 3,32 0,85 28 Tổ chức các hội thi, hội giảng GV dạy giỏi, sáng kiến cải tiến

kinh nghiệm và có chính sách đãi ngộ hợp lý

3,76 0,58 25

Đổi mới phương pháp dạy học, hướng người học tự học, tự nghiên cứu

GV tạo môi trường học tập thân thiện cho HSSV tích cực trao đổi, học hỏi

4,00 0,59 13

Tổ chức đưa HSSV tham quan các công ty, xí nghiệp 3,97 0,75 17 Tăng cường công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp và giới

thiệu việc làm cho HSSV

4,04 0,64 5

Có chính sách tuyển dụng, đào tạo, phát triển GV 4,01 0,75 9 Tổ chức cho GV, CBQL tham gia các dự án trong và ngoài

nước

4,00 0,79 13

Tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL, GV phát huy năng lực của mình, có chính sách khen thưởng, động viên, khuyến khích kịp thời

4,06 0,70 3

Liên kết với các trường khác, cơ sở sản xuất, đơn vị, dịch vụ... tạo môi trường cho CBQL, GV, HSSV giao lưu học hỏi, trau đổi kinh nghiệm

4,04 0,74 5

Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, báo cáo chuyên đề... giữa các phòng, khoa, đơn vị để rút kết kinh nghiệm

3,93 0,79 20

Xây dựng trường nghề đạt tiêu chuẩn cấp độ quốc gia và quốc tế 4,01 0,72 9 Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá các HĐDN 3,98 0,76 16 Cần phối hợp giữa nhà trường với gia đình, địa phương, các tổ

chức xã hội... để phối hợp giáo dục HSSV tốt hơn

3,97 0,73 17

Lắng nghe ý kiến đóng góp và những đề xuất của CBQL, GV, HSSV, phụ huynh… trong công tác dạy nghề để điều chỉnh phù hợp và kịp thời

4,10 0,71 1

Qua kết quả trên, mức độ đánh giá của giảng viên và CBQL về những giải pháp để cải tiến quản lý HĐDN theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau:

Thứ bậc từ 1 đến 9

Lắng nghe ý kiến đóng góp và những đề xuất của CBQL, GV, HSSV, phụ huynh… trong công tác dạy nghề để điều chỉnh phù hợp và kịp thời (1); CSVC và trang thiết bị phải

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ tp hồ chí minh (Trang 71)