Một số giải pháp đối với công tác quản lý hoạt động dạy nghề tại Trường CDN

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ tp hồ chí minh (Trang 82)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.Một số giải pháp đối với công tác quản lý hoạt động dạy nghề tại Trường CDN

CDN KTCN TP. HCM

Qua kết quả nghiên cứu trên về thực trạng công tác quản lý HĐDN tại Trường CĐN KTCN TP. HCM, kết hợp với những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau đây để cải tiến công tác quản lý HĐDN tại Trường CĐN KTCN TP. HCM.

3.2.1. Giải pháp 1. Tổ chức môi trường dạy học và giáo dục có sự liên kết với gia đình, xã hội, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước

Mục đích: Tổ chức môi trường dạy học và giáo dục có sự liên kết giữa đội ngũ CBQL, giảng viên nhà trường với gia đình, xã hội, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước với mục đích tác động đến việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên một cách tích cực, nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất; phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học; để người học lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, phổ thông cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn, rèn luyện hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng và hình thành cho họ thế giới quan khoa học, các phẩm chất đạo đức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo.

3.2.1.1. Biện pháp 1. Tăng cường phối hợp với gia đình, hội PHHS

- Phối hợp với Hội PHHS: Nhà trường cần tạo điều kiện và động viên kịp thời cho Ban đại diện hội PHHS tích cực hoạt động, phối hợp cùng với GVCN có trách nhiệm, kế hoạch triển khai hoạt động phối hợp giữa hội với GVCN để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ đối với con em và nhà trường. Việc kết hợp giữa hội với GVCN cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; phải nắm vững trình độ, hoàn cảnh, điều kiện của các bậc phụ huynh để có sự phân công hợp lý, phát huy hết tiềm năng của họ trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Phối hợp với gia đình: Tổ chức họp PHHS theo định kỳ đầu và cuối học kỳ, thống nhất nhiệm vụ, nội dung giáo dục giữa nhà trường và gia đình trong từng giai đoạn. Tổ chức cho PHHS dự các buổi hội thảo, tham gia vào các hoạt động của nhà trường làm cho họ gần gũi, thân thiết với nhà trường, phối hợp hướng dẫn, điều chỉnh các hành vi của sinh viên cho phù hợp. Cần phải thông báo cho PHHS hiểu rõ được các yêu cầu, mục tiêu, kế hoạch của nhà trường, nêu lên vai trò, vị trí, chức năng của gia đình trong việc phối hợp giáo dục; thông báo kết quả học tập, rèn luyện, tu dưỡng và đánh giá; phân công nhiệm vụ, cùng bàn

bạc đề ra những biện pháp tác động giáo dục thống nhất phù hợp; thông qua sổ theo dõi học tập của sinh viên để liên kết giáo dục; tư vấn giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

3.2.1.2. Biện pháp 2. Tăng cường tổ chức hoạt động quản lý sinh viên, tổ chức Đoàn thể, câu lạc bộ sinh viên phối hợp liên kết với nhà trường

- Phòng Công tác sinh viên cần tăng cường tổ chức hoạt động quản lý sinh viên, chủ yếu ngoài giờ lên lớp với nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục hướng nghiệp, tư vấn nghề cho sinh viên trong và ngoài trường, cho các hoạt động chính trị - xã hội, các hoạt động Đoàn thể…

- Chi bộ và tổ chức Đoàn trường cùng với CBQL phối hợp trong tổ chức giáo dục Đoàn viên sinh viên tham gia các hoạt động nhằm thống nhất với các hoạt động của nhà trường về mục tiêu giáo dục; chương trình, kế hoạch hoạt động chung; đồng thời tổ chức hoạt động, hỗ trợ tạo điều kiện để triển khai thực hiện các mục tiêu giáo dục nhà trường; động viên giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ làm tốt các nhiệm vụ.

- Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ sinh viên trong nhà trường cần thực hiện 3 chức năng sau: chức năng giáo dục, nâng cao, mở rộng kiến thức; chức năng giao tiếp; chức năng vui chơi giải trí. Tổ chức các loại hình câu lạc bộ phải mang lại quyền lợi hưởng thụ văn hoá, giải trí, giáo dục, động viên, tổ chức sinh viên tham gia tự giác, sáng tạo và xây dựng đời sống văn hoá. Cần phải có chương trình, kế hoạch cụ thể, rõ ràng, phù hợp và mời các chuyên gia khoa học, nghệ thuật, các nhà hoạt động chính trị - xã hội… để làm tăng chất lượng và hiệu quả, thu hút SV.

- Cần tạo điều kiện cho sinh viên phản ánh đuợc nguyện vọng, mong muốn của mình với lãnh đạo nhà trường; ngược lại các tổ chức liên quan phối hợp để có kế hoạch kịp thời khen thưởng, phê bình, nhắc nhở sinh viên trong học tập, rèn luyện.

3.2.1.3. Biện pháp 3. Tổ chức liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước

- Tổ chức các hoạt động đào tạo như đi thực tập sản xuất ở xí nghiệp, doanh nghiệp.... thu thập nhận xét đánh giá của chuyên gia từ các CSSX, kinh doanh, dịch vụ... về chương trình đào tạo, xây dựng giáo trình, đánh giá chương trình đào tạo... để trau dồi kinh nghiệm, phát triển chuyên môn.

- Tổ chức cho CBQL, giảng viên, nhân viên, sinh viên tham quan hoặc gia các hoạt động công ích, lao động sản xuất tại các cơ sở doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động, các doanh nghiệp, xí nghiệp… giúp tạo ra kinh phí, bên cạnh đó kết hợp với thực tập, thực

hành hình thành năng lực và thái độ lao động cho sinh viên; phát triển năng lực nghề nghiệp CBQL, giảng viên.

- Tổ chức liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài, các tổ chức quốc tế... để trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực chuyên môn... cho cán bộ, giảng viên, SV.

- Cần phối hợp với các lực lượng xã hội như các cơ quan hành pháp quản lý xã hội, các đoàn thể chính trị, xã hội, các tổ chức, đơn vị kinh tế xã hội, các cơ quan chức năng... tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để xây dựng và hoàn thiện môi trường giáo dục trong nhà trường, thống nhất giáo dục với địa phương, cộng đồng.

3.2.2. Giải pháp 2. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Mục đích: Nâng cao chất lượng CSVC và TBDH với mục đích nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC và TBDH để phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo nghề của trường, bảo đảm chất lượng cho quá trình dạy học và giáo dục đạt hiệu quả cao; đưa việc dạy và học đến một tầm chất lượng mới, đáp ứng được yêu cầu đang đòi hỏi ngày càng cao về đổi mới của GDNN hiện nay.

3.2.2.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn cho CBQL có nhận thức về lý luận và thực tiễn quản lý, trình độ nghiệp vụ về CSVC và TBDH

- Quan tâm, có phương pháp và chủ động trong thu thập và xử lý thông tin có liên quan thông qua các tài liệu, sách, báo, phương tiện thông tin đại chúng. Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các tài liệu về quản lý.

- Tham gia các đợt tập huấn chuyên đề, hội thảo, xêminar, báo cáo khoa học hay các lớp bồi dưỡng CBQL tập trung… Tham quan học tập các trường có CSVC và phương pháp quản lý tốt.

- Tăng cường hoạt động thực tiễn trong công việc hàng ngày. Tập hợp được sự đóng góp trí tuệ của đồng nghiệp và cộng sự.

3.2.2.2. Biện pháp 2. Nâng cao kỹ năng quản lý cho CBQL về CSVC và TBDH

- Nắm vững cơ sở pháp lý, khoa học để chỉ đạo công tác CSVC và TBDHnhư: bản danh mục trang bị TBDH, điều lệ Trường CĐN do Bộ LĐTBXH ban hành… Phân tích các nội dung về CSVC và TBDH như:

. Chất lượng, quy cách, sự đồng bộ, tình hình bảo dưỡng, công tác bảo vệ hàng ngày, quy định, trách nhiệm và chịu phí tổn về việc sử dụng, việc lựa chọn tài liệu, sách, tổ chức

thư viện nhà trường, CSVC như tủ, bàn ghế, phòng học… và các phương thức sử dụng phù hợp với nhu cầu chuyên môn.

. Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm kê, đánh giá TBDH. Nắm nguồn gốc, chất lượng, số lượng, sự bảo quản, sử dụng, phân biệt, kinh phí và sự bù đắp tiêu hao khi sử dụng; các phương pháp, phương tiện sử dụng để quản lý.

- Lập kế hoạch về CSVC và TBDH:bản kế hoạch về CSVC và TBDH được dựa theo mục đích như nâng cấp, hoàn thiện, xây dựng, sửa chữa… Các bước hình thành bản kế hoạch CSVC và TBDH bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 1.Chuẩn bị kế hoạch về các vấn đề được đặt ra.

Bước 2. Chuẩn bị về mặt pháp lý: các văn bản hướng dẫn, quy chế hiện hành của các cấp chỉ đạo; trình độ nhận thức, chuyên môn, thái độ của tập thể, của giảng viên với công việc; trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng, ý thức.

Bước 3. Điều tra thực trạng về CSVC và TBDH: thiếu, đủ, chất lượng, sự đồng bộ giữa sách, tài liệu, trình độ giảng viên; điều kiện bảo quản, sử dụng; thực trạng của việc dạy và học tại Trường.

Bước 4.Điều kiện về nguồn lực: xác định nguồn tài chính; sự ủng hộ bên ngoài trong việc xây dựng CSVC, mua TBDH, việc cho mượn hoặc ủng hộ về lao động kỹ thuật…

Bước 5.Nội dung kế hoạch: bao gồm

. Mục đích tăng cường trực quan, chống dạy chay; tăng cường sử dụng phòng thực hành, thí nghiệm bằng nhiều hình thức sinh động trong dạy học.

. Nội dung cần thực hiện: phổ biến học tập các quy định về chuyên môn; tăng cường vai trò tổ chức chuyên môn; lập sổ theo dõi việc sử dụng CSVC, TBDH / giảng viên; tổ chức hội thảo về TBDH và đổi mới phương pháp dạy học; cải tạo bổ sung điều kiện cần thiết việc sử dụng thuận lợi TBDH ở các phòng học và các chức năng bổ sung: điện, nước, ánh sáng, màn che chắn…

. Biện pháp thực hiện kế hoạch CSVC và TBDH:

+ Biện pháp hành chính: chấp hành các quy chế hiện hành của Bộ LĐTBXH, quy chế quản lý tài sản và tài chính Nhà nước, quy chế quản lý tài sản và tài chính của nhà trường…

+ Sử dụng hợp lý nguồn ngân sách, huy động nguồn lực. Động viên thi đua về vật chất và tinh thần. Tổ chức bộ máy thực hiện, làm rõ nhiệm vụ của từng cá nhân/bộ phận.

Xây dựng bộ tài liệu hỗ trợ giải quyết về chuyên môn, kỹ thuật, bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ cho giảng viên; lập kỷ yếu chuyên môn, phát huy sáng kiến kinh nghiệm nội bộ.

+ Tham quan học tập kinh nghiệm ở các đơn vị quản lý tốt CSVC và TBDH. Mời chuyên gia báo cáo về các vấn đề chuyên môn, kỹ thuật, học thuật… tổ chức làm mẫu, thao giảng rút kinh nghiệm…

+ Kiểm tra thường xuyên và định kỳ công tác đề ra, có đánh giá, rút kinh nghiệm cho bước kế tiếp của kế hoạch.

- Công việc sau khi thực hiện kế hoạch:kiểm điểm ưu nhược điểm, tìm hiểu nguyên nhân thành công thất bại để rút kinh nghiệm cho kế hoạch mới.

3.2.2.3. Biện pháp 3. Tăng cường quản lý quá trình đầu tư mua sắm

- Tổ chức ban quản lý dự án: phòng Đào tạo, Tài chính, Quản trị CSVC, khoa chuyên môn dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng.

- Tổ chức thực hiện: lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế, xây dựng dự án chú ý đến lựa chọn danh mục trang thiết bị cho ngành nghề qua phối hợp của giảng viên khoa chuyên môn, khảo sát lựa chọn phù hợp với tiến độ đào tạo nghề.

- Tổ chức thẩm định với Ban dự án, đơn vị tư vấn, CBQL, GV, NV… Lập kế hoạch đấu thầu, tổ chức, chấm thầu, trình duyệt, phê duyệt theo đúng trình tự, quy định, biểu mẫu trong Luật đấu thầu số 61/2005 của Quốc hội ngày 29/11/2005; Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng, Thông tư số 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000.

- Tổ chức giám sát công trình thi công, có biên bản nghiệm thu giám sát. Việc tổ chức nghiệm thu, bàn giao theo đúng quy trình, trình tự về số lượng, chất lượng, tiến độ với sự tham gia của khoa chuyên môn và người sử dụng.

3.2.2.4. Biện pháp 4. Tăng cường theo dõi, đánh giá việc sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp CSVC và TBDH

- Theo dõi, kiểm kê, đánh giá CSVC, TBDH theo quy định Nhà nước về tài sản cố định: mở sổ, lập phiếu theo dõi, phiếu kiểm kê, đánh giá hàng năm. Xem xét và giao tài sản phù hợp cho các khoa/phòng. Việc tổng hợp theo dõi, đánh giá CSVC, TBDH giao cho kế toán vật tư và CBQL thiết bị thực hiện báo cáo định kỳ theo quý cho Hiệu trưởng và HĐQT. - Xây dựng, ban hành định mức sử dụng, khấu hao tài sản, giao chỉ tiêu khai thác sử dụng theo chất lượng, số lượng của hoạt động từng đơn vị. Giảng viên phải tự xây dựng kế hoạch sử dụng trang thiết bị đào tạo vào lịch giảng và phải được Trưởng khoa duyệt, phòng

Đào tạo bố trí trên kế hoạch giảng dạy, thời khóa biểu ghi rõ TBDH cần chuẩn bị cho một bài giảng.

- Xây dựng các quy trình bảo quản, bảo dưỡng từng loại tài sản; định mức bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định và theo thực tế sử dụng; giao chỉ tiêu, quy chế chi tiêu vào đầu học kỳ/năm học.

- Ban hành khen thưởng hoặc xử phạt bồi hoàn theo quy định nhà trường.

3.2.3. Giải pháp 3. Tăng cường bồi dưỡng giảng viên về trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác đồng nghiệp

Mục đích: Tăng cường bồi dưỡng giảng viên về trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp dạy học có mục đích phát triển đổi ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thích hợp, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của nhà trường; có năng lực nghề nghiệp, đảm bảo giảng dạy giáo dục sinh viên đạt chất lượng cao; phát huy được tính tích cực, chủ động của sinh viên trong giảng dạy; luôn có những đóng góp mới cho khoa học và phát triển công nghệ, có giá trị ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước.

3.2.3.1. Biện pháp 1. Bồi dưỡng trình độ chuyên môn giảng viên

- Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Để bồi dưỡng giảng viên nồng cốt từng môn học, từng khoa/bộ môn, cần có kế hoạch tạo điều kiện cho giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, theo các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề của Bộ, Sở hoặc qua trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các chuyên viên, giảng viên giỏi ở trường bạn.

- Để nâng cao năng lực chuyên môn cho đối tượng giảng viên còn hạn chế trong giảng dạy, cần phân công những giảng viên có trình độ tay nghề giỏi trực tiếp giúp đỡ và tạo cho họ có thời gian và tài liệu để tự học, tự bồi dưỡng. Nhà trường cần phải thường xuyên tổ chức kiểm tra trình độ tay nghề của giảng viên, kịp thời phát hiện những giảng viên có năng lực tốt để bồi dưỡng họ trở thành giảng viên nòng cốt, đồng thời nắm được những mặt còn thiếu sót của giảng viên để đề ra biện pháp khắc phục thích hợp.

- Việc quản lý công tác bồi dưỡng giảng viên của Hiệu trưởng còn tập trung vào một số việc sau: dự giờ thăm lớp, kiểm tra hướng dẫn thực hiện kế hoạch bài học; tổ chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ tp hồ chí minh (Trang 82)