7. Phương pháp nghiên cứu
1.6. Nội dung quản lý hoạt động dạy nghề ở trường nghề
1.6.1. Quản lý xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục
Là công tác đòi hỏi Hiệu trưởng cần quản lý tốt các khâu:
- Quản lý lập kế hoạch dạy học học phần, môn học, mô đun là việc quản lý xây dựng kế hoạch dạy học và thể hiện được vị trí của học phần, môn học-mô đun theo chương trình đào tạo ngành/chuyên ngành của nhà trường, đồng thời thực hiện đúng mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên đã được đề ra.
- Quản lý lập kế hoạch bài dạy lý thuyết, thực hành, thực tập là việc quản lý giảng viên lập kế hoạch bài dạy theo chương trình đào tạo ngành, chuyên ngành của nhà trường, thể hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện phù hợp với đặc thù học phần, môn học, mô đun, đặc điểm sinh viên và môi trường đào tạo, phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức và thực hành của sinh viên.
- Quản lý lập kế hoạch các hoạt động giáo dục là công tác xây dựng nề nếp giảng dạy của giảng viên; thường xuyên cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy; phân công giảng dạy cho giảng viên; quản lý giảng viên phải lập được kế hoạch các hoạt động giáo dục phối hợp và phù hợp với đối tượng và môi trường giáo dục, đặc thù nghề nghiệp, thể hiện khả năng phối hợp và cộng tác giữa các lực lượng giáo dục [47, tr.142].
1.6.2. Quản lý thực hiện kế hoạch dạy học
Bao gồm các mặt:
- Quản lý việc chuẩn bị các điều kiện và phương tiện dạy học của giảng viên phải phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đối tượng.
- Quản lý việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát triển năng lực tự học và tự rèn luyện năng lực nghề nghiệp sinh viên.
- Quản lý sử dụng phương tiện dạy học lý thuyết, thực hành, thực tập giúp sinh viên hứng thú học tập, hình thành phương pháp học tập chủ động, tích cực, phát triển năng lực tự học, tự rèn luyện năng lực nghề nghiệp.
- Quản lý xây dựng môi trường dạy học lý thuyết, thực hành, thực tập, tạo dựng môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh trong dạy học ở nhà trường, cơ sở thực tập.
- Quản lý hồ sơ dạy học bao gồm quản lý việc lập và bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học... đảm bảo các quy định và hiệu quả trong sử dụng [47, tr.143-145].
1.6.3. Quản lý thực hiện kế hoạch giáo dục
Hiệu trưởng cần quán triệt ba nội dung quản lý:
- Quản lý việc giáo dục qua dạy học để hình thành và phát triển nhân cáchnghề nghiệp toàn diện, rèn luyện tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.
- Quản lý việc giáo dục qua các hoạt động giáo dục khác như phối hợp với phòng Công tác sinh viên, các tổ chức chính trị - xã hội, chuyên môn, nghề nghiệp ở trong và ngoài trường.
- Quản lý việc tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên để giúp sinh viên chuẩn bị tham gia thị trường lao động và lao động sau khi tốt nghiệp.
1.6.4. Quản lý đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên
Kết quả của hoạt động dạy học của giảng viên được tập trung và thể hiện rõ nhất là kết quả học tập của sinh viên, một căn cứ mang tính định lượng và cơ bản là kết quả học tập của sinh viên. Bao gồm các mặt: quản lý việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên; quản lý việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên; quản lý việc đánh giá kết quả toàn khoá học là đánh giá kết quả của quá trình đào tạo, xác định mức độ kết quả học tập của sinh viên để làm cơ sở cho việc cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp [47, tr.148].
1.6.5. Quản lý hợp tác trong dạy học và giáo dục
Là công tác bao gồm:
- Quản lý sự hợp tác với đồng nghiệp trong dạy học và giáo dục là công tác quản lý chuyên môn và phát huy tác dụng việc sinh hoạt tổ bộ môn phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dạy học.
- Quản lý việc hợp tác với các chuyên gia, các tổ chức và doanh nghiệp đối tác trong dạy học và giáo dục để liên kết phối hợp đưa hiệu quả trong HĐDN.
1.6.6. Quản lý phát triển năng lực nghề nghiệp của giảng viên
Là công tác bao gồm:
- Quản lý việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và các hoạt động khác để nâng cao năng lực nghề nghiệp giảng viên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.
- Quản lý việc nghiên cứu và triển khai phục vụ đổi mới dạy học và giáo dục thông qua việc giảng viên tiến hành các hoạt động nghiên cứu và triển khai phục vụ đổi mới dạy học và giáo dục [47, tr.149].
Tóm lại, để giải quyết vấn đề quản lý HĐDN, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận dựa vào nội dung quản lý hoạt động dạy nghề để xây dựng hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng ở Trường CĐN KTCN TP. HCM.
Như vậy, công tác quản lý hoạt động dạy nghề ở Trường CĐN KTCN TP. HCM là một hoạt động tổng hợp của nhiều quá trình, nhiều phương diện trong hoạt động đa dạng. Trong đề tài này, tác giả chọn nghiên cứu các mặt quản lý hoạt động dạy nghề tại Trường CĐN KTCN TP. HCM qua các công tác:
- Quản lý xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục - Quản lý thực hiện kế hoạch dạy học
- Quản lý thực hiện kế hoạch giáo dục
- Quản lý đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên - Quản lý hợp tác trong dạy học và giáo dục
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ Ở TRƯỜNG CĐN KTCN TP. HCM