Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề ở Trường CĐN KTCN TP.HCM

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ tp hồ chí minh (Trang 42)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề ở Trường CĐN KTCN TP.HCM

HCM

2.2.1. Mẫu nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng công tác quản lý HĐDN ở Trường CĐN KTCN TP. HCM. Kết quả khảo sát dựa theo mẫu của giảng viên, CBQL, SV nhà trường. Các phiếu hỏi ý kiến đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 4 (0: hoàn toàn không tốt; 1: không tốt; 2: trung bình; 3: tốt; 4: rất tốt), sau đó tính giá trị trung bình X .

Mẫu của giáo viên và CBQL

Tổng cộng: 103. Giới tính: Nam: 42; Nữ: 61. Nhiệm vụ: Giảng viên: 95; Tổ trưởng bộ môn: 05; Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng: 03.

Thâm niên công tác: Dưới 5 năm: 15; từ 6 - 10 năm: 56; từ 11 - 15 năm: 27; từ 16 - 20 năm: 5

Dạy môn GV Dạy môn GV Dạy môn GV

Tin học 6 An toàn mạng 3 Bảo trì hệ thống mạng 3 Marketing 4 Cơ sở dữ liệu 4 Kế toán doanh nghiệp 4 Mạng máy tính 6 Kỹ thuật điện tử 3 Chiến lược kinh doanh 2 Pháp luật 3 Quản trị mạng 3 Kiến trúc máy tính 5 Lập trình Java 3 Quản trị học 1 Kế toán quản trị 2 Kinh tế vĩ mô 3 Kinh tế quốc tế 3 Kế toán tài chính 8 Chính trị 4 Kinh tế quản trị 3 Quản trị chất lượng 3 Thuế 4 Toán kinh tế 6 Kế toán ngân hàng 5 Luật kinh tế 5 Kiểm toán 5 Thị trường chứng khoán 2

(Bảng Thống kê số lượng GV theo môn học - Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Trường CĐN KTCN TP. HCM, 2010)

Mẫu của sinh viên

Giới tính: Nam: 259; Nữ: 141.

Sinh viên: năm thứ nhất: 41; năm thứ hai: 194; năm thứ ba: 165. Hộ khẩu: thành phố: 254; tỉnh: 146. Theo học ngành: Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính: 140; Quản trị máy tính: 141; Kế toán doanh nghiệp: 119.

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề ở Trường CĐN KTCN TP. HCM HCM

Đánh giá của giảng viên và CBQL

Qua kết quả nghiên cứu, công tác quản lý xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục của Hiệu trưởng có những mặt tích cực và chưa tích cực như sau:

Mặt tích cực:

Bảng 2.1. Đánh giá của GV và CBQL về mặt tích cực trong công tác quản lý xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục:

Nội dung TB ĐL

TC

Thứ bậc

Thiết kế và xây dựng chương trình dạy nghề theo chương trình khung của Bộ LĐTBXH

4,16 0,78 1 Thực hiện công tác tuyến sinh theo quy chế của Bộ LĐTB XH 4,15 0,66 2 Thiết kế chương trình dạy nghề theo hướng liên thông hợp lý

giữa các trình độ đào tạo nghề và các trình độ đào tạo khác

4,14 0,73 3 Phân công, bố trí nhân sự phụ trách rõ ràng, hợp lý, khoa học 4,03 0,72 4 Tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo

bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả

3,92 0,80 5

Thực hiện giảng dạy theo đúng tiến độ kế họach đào tạo 3,87 0,89 6 Hằng năm thu thập các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý,

giáo viên, người học về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo

3,87 1,04 7

Qua kết quả khảo sát, đánh giá của GV và CBQL về công tác quản lý của Hiệu trưởng như sau:

Rất tốt ở các mặt: thiết kế và xây dựng chương trình dạy nghề theo chương trình khung của Bộ LĐTBXH (1); thực hiện công tác tuyển sinh theo quy chế của Bộ LĐTBXH (2); thiết kế chương trình dạy nghề theo hướng liên thông hợp lý giữa các trình độ đào tạo nghề và các trình độ đào tạo khác (3); phân công, bố trí nhân sự phụ trách rõ ràng, hợp lý, khoa học (4). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốt ở các mặt: tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả (5); thực hiện giảng dạy theo đúng tiến độ kế họach đào tạo (6); Hằng năm thu thập các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo (7).

Qua kết quả trên, nhận thấy Hiệu trưởng đã tích cực trong các công tác:

Ý kiến của CBQL và giảng viên nhận xét chương trình đào tạo nghề của trường được xây dựng bài bản với sự tham gia của cán bộ, giảng viên và một số chuyên gia trong lĩnh vực ngành nghề đào tạo, trong các cơ sở sản xuất (CSSX), kinh doanh - dịch vụ và được cơ quan quản lí dạy nghề cấp Bộ phê duyệt, cấp phép hoạt động. Các ý kiến đều đánh giá là chương trình đào tạo của trường thiết kế theo hướng liên thông hợp lý giữa các trình độ đào tạo nghề và các trình độ đào tạo khác, bảo đảm được mục tiêu dạy nghề; bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn và linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ, của thị trường lao động, có phân bố hợp lý thời gian giữa các khối kiến thức, kỹ năng nghề và trình tự thực hiện các môn học-mô đun để thực hiện mục tiêu đào tạo nghề có hiệu quả.

CBQL và giảng viên đều nhận xét rằng Hiệu trưởng đã tích cực chỉ đạo các Trưởng/Phó khoa xây dựng kế hoạch của môn học-mô đun theo đúng chương trình đào tạo của trường, phổ biến chung vào đầu học kỳ để cá nhân/tổ chức đều nắm rõ, từ đó xác định nhiệm vụ và kế hoạch. Hiệu trưởng đã chỉ đạo tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả; kế hoạch dạy học môn học-mô đun theo đúng mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, kết hợp đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên căn cứ theo quyết định ban hành chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo của trường để đảm bảo nội dung kiến thức của từng cấp học; đảm bảo chất lượng giảng dạy, đánh giá chính xác kết quả và chất lượng dạy học của giảng viên.

- Quản lý lập kế hoạch bài dạy lý thuyết, thực hành, thực tập và lập kế hoạch các hoạt động giáo dục:

Ý kiến của CBQL và giảng viên đều cho rằng Hiệu trưởng đã làm tốt công tác lập kế hoạch bài dạy lý thuyết, thực hành, thực tập và lập kế hoạch các hoạt động giáo dục. Đa số ý kiến của CBQL và giảng viên đều cho biết đồng thời việc lập kế hoạch bài dạy, Ban Giám hiệu đã tổ chức chỉ đạo các Phòng, Khoa lập kế hoạch giáo dục cho sinh viên; kế hoạch hoạt động ngoại khoá; kế hoạch thực tập tay nghề của các lớp; có lấy ý kiến đóng góp, sửa đổi bổ sung và phổ biến kế hoạch toàn trường. CBQL và giảng viên nhận xét rằng việc quản lý này thể hiện tốt là nhờ việc lập kế hoạch luôn được tổ chức quán triệt nhiệm vụ theo chủ trương kế hoạch chung tới toàn thể CB, GV, công nhân viên (CNV); được chỉ đạo hoạt động theo quy chế, theo dõi, giám sát, báo cáo, xử lý kịp thời qua tổ chức phối hợp hoạt động dạy và học hướng sinh viên vào những nội dung bổ ích về tinh thần, rèn luyện thể

chất, phát triển tri thức và kinh nghiệm sống, nâng cao ý thức kỷ luật, thói quen hành vi đạo đức…

Mặt chưa tích cực:

Bảng 2.2. Đánh giá của GV và CBQL về mặt chưa tích cực trong công tác quản lý xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục:

Nội dung TB ĐL

TC

Thứ bậc

Có kế hoạch đào tạo cho từng nghề, theo từng học kỳ, năm học; có kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng mô đun, môn học, cụ thể cho các giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập lao động sản xuất

3,85 0,99 1

Phân công giảng dạy hợp lý 3,83 0,82 2

Sắp xếp thời khóa biểu phù hợp 3,80 0,71 3

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy các ý kiến đánh giá là trung bình về các mặt: có kế hoạch đào tạo cho từng nghề, theo từng học kỳ, năm học; có kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng môn học-mô đun, cụ thể cho các giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập lao động sản xuất (1); phân công giảng dạy hợp lý (2). Các đánh giá là hoàn toàn không tốt ở mặt sắp xếp thời khóa biểu phù hợp (3).

Ý kiến của CBQL và giảng viên nhận xét công tác quản lý của Hiệu trưởng còn hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng nghề, theo từng học kỳ, năm học; kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng môn học-mô đun cụ thể cho các giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập lao động sản xuất là do nhà trường chưa có quan hệ hợp tác và liên kết với các CSSX, các công ty, doanh nghiệp, đối tác khác. Vì thế việc lập kế hoạch thực tập tay nghề của các lớp sinh viên chỉ có thể tiến hành tại xưởng, phòng thực hành tại trường. Điều đó đã ảnh hưởng đến sự phân công giảng dạy và sắp xếp thời khóa biểu không phù hợp đối với một số môn học–mô đun (yêu cầu bố trí thực tập tại xí nghiệp, công ty, doanh nghiệp). Cho nên việc tổ chức cho các khóa học gắn liền với thị trường lao động và việc làm chưa đạt hiệu quả trong việc định hướng việc dạy nghề gắn với việc làm, sát với nhu cầu của thị trường lao động và người sử dụng lao động.

Vì vậy, công tác đào tạo của trường chưa đảm bảo việc gắn kết đào tạo với sử dụng việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng phù hợp với nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn tại địa phương.

Nhà trường chưa nâng cao được năng lực cạnh tranh trong đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, đảm bảo đào tạo sát nhu cầu thực tế sử dụng.

Đánh giá của sinh viên

Bảng 2.3. Đánh giá của sinh viên về công tác quản lý xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục:

Nội dung TB ĐL

TC

Thứ bậc

Bố trí phòng học lý thuyết, thực hành phù hợp với yêu cầu ngành nghề

3,98 0,95 1 Quản lý việc sắp xếp lịch học, kế hoạch dạy học phù hợp,

khoa học, hợp lý

3,93 1,16 2 Tổ chức biên soạn giáo trình phù hợp ngành nghề đào tạo 3,13 1,00 3 Mở thêm các nghề mà xã hội cần và phù hợp sự phát triển

địa phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3,07 1,06 4

Theo kết quả nhận xét của sinh viên, công tác quản lý xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục thể hiện rất tốt ở các mặt như: bố trí phòng học lý thuyết, thực hành phù hợp với yêu cầu ngành nghề (1); quản lý việc sắp xếp lịch học, kế hoạch dạy học phù hợp, khoa học, hợp lý (2); trung bình ở công tác tổ chức biên soạn giáo trình phù hợp ngành nghề đào tạo (3) và hoàn toàn không tốt ở mặt mở thêm các nghề mà xã hội cần và phù hợp sự phát triển địa phương (4).

Theo ý kiến của sinh viên, Hiệu trưởng vẫn chưa quản lý tốt về việc biên soạn giáo trình cho phù hợp với ngành nghề xã hội đang cần và nhất là việc nhà trường chưa mở thêm những ngành nghề mới để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động ở địa phương. Như vậy, kết quả đánh giá của sinh viên không khác biệt so với kết quả đánh giá của CBQL và giảng viên, đều nhận xét công tác đào tạo của nhà trường chưa đảm bảo việc gắn kết đào tạo đáp ứng phù hợp với nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn tại địa phương, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đảm bảo đào tạo sát nhu cầu thực tế sử dụng.

2.2.2.2. Về quản lý thực hiện kế hoạch dạy học

Đánh giá của CBQL và giảng viên

CBQL và GV nhận xét những mặt tích cực và chưa tích cực như sau: •Mặt tích cực:

Bảng 2.4. Đánh giá của GV và CBQL về mặt tích cực trong công tác quản lý thực hiện kế hoạch dạy học:

Nội dung TB ĐLTC Thứ

bậc

Đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy và học đầy đủ và đạt tiêu chuẩn

4,00 0,67 1 Quản lý cơ sở vật chất của trường 3,96 0,71 2 Kiểm tra đánh giá Hồ sơ giảng dạy của GV 3,96 0,80 3 Xây dựng chương trình dạy nghề với mục tiêu được xác

định rõ ràng, trong đó quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo

3,95 0,88 4

Tổ chức giờ dạy trên lớp hiệu quả 3,94 0,80 5 Xây dựng giáo trình có yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ

năng, thái độ trong chương trình dạy nghề, thực hiện phương pháp dạy học tích cực

3,88 0,84 6

Quản lý việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học lý thuyết, thực hành hiệu quả

3,87 0,97 7 Tổ chức cho GV đổi mới phương pháp giảng dạy, khuyến

khích học sinh sinh viên tích cực tự nghiên cứu

3,87 0,99 8

Qua kết quả trên, đánh giá của CBQL và giảng viên về công tác quản lý của Hiệu trưởng rất tốt ở các mặt: đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy và học đầy đủ và đạt tiêu chuẩn (1); quản lý CSVC của trường (2); kiểm tra đánh giá hồ sơ giảng dạy của GV (3); xây dựng chương trình dạy nghề với mục tiêu được xác định rõ ràng, trong đó quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo (4); tổ chức giờ dạy trên lớp hiệu quả (5).

Tốt ở các mặt: xây dựng giáo trình có yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình dạy nghề, thực hiện phương pháp dạy học tích cực (6); quản lý việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học lý thuyết, thực hành hiệu quả (7); tổ chức cho GV đổi mới phương pháp giảng dạy, khuyến khích HSSV tích cực tự nghiên cứu (8).

Các kết quả trên cho thấy Hiệu trưởng đã tích cực ở các mặt sau:

- Quản lý việc chuẩn bị các điều kiện và phương tiện dạy học:

Ý kiến của CBQL và giảng viên đều nhận xét rằng hiện nay hệ thống CSVC của nhà trường là những tòa nhà, sân bãi, mặt bằng... tương đối phù hợp với mục đích, nội dung

và phương pháp giáo dục, thể hiện ở cấu trúc và quy cách xây dựng, bài trí như: khu dành riêng cho hoạt động lên lớp: các phòng học lý thuyết, thực hành, phòng bảo trì lắp ráp thiết bị máy tính và điện tử; khu dành cho hoạt động ngoài giờ học: thư viện, hội trường; khu làm việc của Ban Giám hiệu, giảng viên, CB, CNV nhà trường… CBQL và giảng viên nhận xét rằng hiện nay trường đã đủ các điều kiện và phương tiện dạy học về trường sở, CSVC để phục vụ cho hoạt động dạy học. Có thể nói, việc tổ chức quản lý hệ thống CSVC kỹ thuật của Hiệu trưởng nhìn chung có xây dựng đáp ứng các yêu cầu của quá trình dạy học và giáo dục, có chỉ đạo CBQL quản lý tốt việc đáp ứng sử dụng phương tiện lao động của giảng viên và phương tiện học tập của sinh viên qua trang bị hệ thống các phương tiện dạy nghề phù hợp với môn học – mô đun.

- Quản lý sử dụng phương tiện dạy học:

Ý kiến của giảng viên và CBQL cho rằng Hiệu trưởng quản lý tốt việc sử dụng phương tiện dạy học lý thuyết, thực hành, thực tập. Trong 03 năm qua, nhà trường đã đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy và học đầy đủ và đạt tiêu chuẩn đủ phục vụ cho 496 sinh viên đang học 03 ngành: Quản trị mạng máy tính; Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính; Kế toán doanh nghiệp. Hiệu trưởng đã chỉ đạo việc quản lý CSVC của trường và việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học lý thuyết, thực hành để đảm bảo việc tổ chức giờ dạy trên lớp đạt hiệu quả. CBQL và giảng viên cho rằng nhờ việc sử dụng tốt các phương tiện dạy học cùng các phần mềm hỗ trợ trong giảng dạy cho các môn học-mô đun, các video clip

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ tp hồ chí minh (Trang 42)