Phương pháp thẩm định dựa trên phân tích độ nhạy của dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh Bỉm Sơn (Trang 38)

Nội dung của phương pháp thẩm định dựa trên phân tích độ nhạy của dự án này:

- Mô hình hóa mối quan hệ tương quan giữa chỉ tiêu hiệu quả và các chỉ tiêu nhân tố có liên quan dưới dạng một phương trình hoặc bất đẳng thức toán học.

- Xác định tất cả các giá trị có khả năng xảy ra của các nhân tố và khả năng biến động của chúng.

- Bằng cách thay đổi giá trị của các nhân tố để nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến sự thay đổi của chỉ tiêu tài chính hiệu quả cuối cùng.

Khi sử dụng phương pháp này CBTĐ tài chính ở NHCT Bỉm Sơn thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Mỗi dự án bản thân nó chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nên khi sử dụng phương pháp này có thể xem xét độ nhạy cảm của dự án đôí với sự thay đổi của các yếu tố liên quan.

Theo phương pháp này, trước hết CBTĐ tài chính ở NHCT Bỉm Sơn xác định những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Sau đó, CBTĐ tài chính dự kiến một số tình huống bất trắc; có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối với dự án như: Vượt chi phí đầu tư, giá các chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thể thay đổi chính sách thuế theo hướng bất lợi... – điều này còn phụ thuộc vào tính nhạy cảm đối với dự án, trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của cán bộ thẩm định tài chính để đánh giá tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả tài chính dự án.

Hiện nay, các cán bộ thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng TMCP công thương Bỉm Sơn mặc dù cũng đã áp dụng các phương pháp này vào công tác thẩm định tài chính dự án nhưng nói chung hiệu quả đạt được chưa cao, chưa phối hợp các phương pháp để có thể có được kết quả thẩm định tốt nhất. Tuy phương pháp dự báo cũng là một trong các phương pháp quan trọng nhưng chưa được các cán bộ sử dụng nhiều, điều này gây không ít hạn chế đên kết quả của công tác. Hơn nữa, mỗi công tác đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng thích hợp với từng dự án, nên khi thẩm định tài chính, việc chỉ sử dụng một phương pháp đã khiến cho kết quả thẩm định chưa đạt được tối ưu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh Bỉm Sơn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w