Điều ngân hàng quan tâm nhất là khả năng trả nợ của chủ đầu tư, nên ngân hàng đặc biệt chú trọng vào việc thẩm định dòng thu- dòng chi của dự án để xem dự án có thực sự mang lại hiệu quả kinh tế không, có đủ khả năng thu hồi vốn và hoàn trả lại vốn vay cho ngân hàng không. Để thẩm định doanh thu và chi phí của dự án, Ngân hàng TMCP công thương Bỉm Sơn tiến hành thẩm định các nội dung sau:
• Thẩm định yếu tố đầu vào và chi phí của dự án: Trên cơ sở hồ sơ dự án và những đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, CBTĐ đánh giá nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu đầu vào để phục vụ cho sản xuất hàng năm, dự tính những biến động về giá mua – giá bán trong thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào, dự tính tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu,… Từ đó CBTĐ tiến hành xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp cho dự án.
• Thị trường đầu ra, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án: Thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án; là những nhân tố giữ vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định; đến sự thành bại của dự án. Vì vậy, các CBTĐ phải xem xét, đánh giá kỹ, đánh giá một cách chính xác; về phương diện này như: đánh giá về mặt thị trường - điểm mạnh cũng như điểm yếu của sản phẩm trên thị trường; khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án; những thách thức trong cạnh tranh của sản phẩm đầu ra của dự án;… Từ đó, CBTĐ đưa ra phương án tiêu thụ sản phẩm để tính toán, như: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế; doanh thu dự kiến hàng năm,… Ngoài ra, CBTĐ tài chính cần xem xét các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với các dự án để xác định chính xác phần trách nhiệm của
chủ dự án đầu tư đối với Ngân hàng, từ đó xác định lợi nhuận sau thuế (LNST) của dự án trong nguồn trả nợ của chủ đầu tư dự án đối với Ngân hàng.
Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, CBTĐ sẽ dự tính và thiết lập các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án, bảng dự kiến dòng tiền hàng năm thu được từ dự án, tính toán các chỉ tiêu tài chính đặc trưng làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay của chủ đầu tư đối với Ngân hàng
Ở NHCT chi nhánh Bỉm Sơn, khi tiến hành thẩm định tài chính dự án đầu tư, CBTĐ tài chính luôn chú ý đến những vẫn đề sau:
- Nhu cầu vay trả nợ ngắn hạn; được xác định dựa theo tình hình thiếu hụt nguồn tiền mặt tạm thời của từng năm (đảm bảo dòng tiền cuối kỳ không âm) nhưng dư nợ vay ngắn hạn; không được vượt quá tổng nhu cầu vốn lưu động tại từng thời điểm.
- Dòng tiền tệ hoạt động kinh doanh; và đầu tư là dòng tiền thực sự, là dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án, được xác đinh để tính các chỉ tiêu hiệu quả dự án như IRR, NPV.
- DSCR ( Debt Service Coverage Ratio ) là chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án được tính theo công thức sau:
LN sau thuế + Khấu hao + Lãi vay trung, dài hạn DSCR =
Nợ gốc trung, dài hạn phải trả + Lãi vay trung, dài hạn phải trả
- Trường hợp nguồn tiền trả nợ cho khoản vay trung, dài hạn của dự án (bao gồm cả nguồn tiền ngoài dự án) được xem là nguồn vốn tự có bổ sung cho dự án. Nguồn này được đưa vào Bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; ở phần dòng tiền tệ hoạt động tài chính nhằm cân đối nguồn trả nợ và không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về hiệu quả dự án.
- Trường hợp muốn tính toán; khả năng trả nợ tổng hợp của Doanh nghiệp bao gồm cả dự án khi đầu tư thì dòng tiền ròng của dự án được đưa vào Bảng cân đối khả năng trả nợ tổng hợp sau khi đầu tư như một khoản thặng dư ( hay thâm hụt ) từ dự án.