Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo thờ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ ĐÁNH GIÁ các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG đối với CÔNG TY của NHÂN VIÊN XƯỞNG DỊCH vụ tại các đại lý HONDA ôtô, KHU vực THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 69)

Công cụ sử dụng là phép kiểm định Kruskal-Wallis

HR0R: Không có sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo thời gian Ha: Có sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo thời gian

Bảng 4.14. Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis về sự hài lòng của nhân viên theo thời gian làm việc Test StatisticsP a,b HL Chi-Square 10.009 df 4 Asymp. Sig. .040

a. Kruskal Wallis Test

59

Từ bảng 4.14 cho thấy Sig= 0,04< 0,05 nên giả thuyết HR0 Rbị bác bỏ, suy ra có sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo thời gian làm

4.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy ở thời điểm hiện tại, sự hài lòng của nhân viên bị ảnh hưởng bởi 7 nhân tố, tuy nhiên dựa vào hệ số hồi quy (Beta) có 5 nhân tốchính tác động mạnh vào sự hài lòng của nhân viên xưởng dịch vụ tại các Đại lý Honda Ô tô. Sự hỗ trợ cấp trên được đo bằng 4 biến quan sát; tiền lương và phúc lợi được đo lường bằng 4 biến quan sát; môi trường làm việc được đo lường bằng 6 biến quan sát; hiệu quả công việc được đo lường bằng 5 biến quan sát; và cuối cùng là đào tạo phát triển – cơ hội thăng tiến được đo lường bằng 5 biến quan sát. Mức độ ảnh hưởng (tầm quan trọng) của các thành phần này đến sự hài lòng của nhân viên được sắp xếp theo trình tự giảm dần là: sự hỗ trợ cấp trên (Beta = 0,198); tiền lương và phúc lợi (Beta = 0,165); môi trường làm việc (Beta = 0,163); đánh giá hiệu quả công việc (Beta = 0,135); và cuối cùng là đào tạo phát triển – cơ hội thăng tiến (Beta = 0,107). Tuy nhiên, mô hình hồi quy gồm 7 thành phần trong đó có 5 thành phần chính giải thích được 75% biến thiên của biến phụ thuộc (sự hài lòng của nhân viên). Vì thế, ngoài 5 thành phần trên đây được đo lường bằng 24 biến quan sát, còn các thành phần khác và các biến quan sát đảm bảo công việcquan hệ đồng nghiệp khác cũng tham gia tác động đến sự hài lòng nhưng mức độ ảnh hưởng thấp và chưa được cô đọng trong mô hình hồi quy của nghiên cứu này.

Như vậy, kết quả nghiên cứu này gần tương đồng với một số nghiên cứu khác, Weiss và các cộng sự (1967), nghiên cứu đã cho rằng các yếu tố: đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến, chính sách công ty, điều kiện làm việc, địa vị xã hội, năng lực bản thân, sự đảm bảo công việc có ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên. Spector (1985) cho rằng cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc, sựgiám sát, đồng nghiệp, yêu thích công việc, giao tiếp thông tin, phần thưởng bất ngờ, phúc lợi là các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên.

Kết quả nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) chứng minh được rằng bản chất công việc, cơ hội thăng tiến, đồng nghiệp, lãnh đạo, tiền lương và tác giảđã bổ sung thêm 2 nhân tố mới (phúc lợi công ty và điều kiện làm việc) là các yếu tốtác động

60

đến sự hài lòng của người lao động tại Việt Nam. Tuy nhiên, cường độtác động chủ yếu là nhân tố bản chất công việc, lãnh đạo, cơ hội đào tạo và thăng tiến, đồng nghiệp, tiền lương và phúc lợi trong khi nghiên cứu này cho rằng sự hỗ trợ cấp trên, tiền lương và phúc lợi, môi trường làm việc, hiệu quả công việc và cuối cùng là đào tạo phát triển – cơ hội thăng tiến là thứ tự các yếu tốchính tác động đến sự hài lòng của nhân viên dịch vụcác Đại lý Honda Ô tô.

Trong khi đó, Nguyễn Ngọc Khánh (2008) lại cho thấy các yếu tố sau có tác động đến sự hài lòng của nhân viên: luân chuyển công việc, mức trả công, phụ cấp, phúc lợi, môi trường làm việc, quan hệ nơi làm việc, cơ hội thăng tiến – đào tạo và

phát triển và thương hiệu công ty. Cùng với nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao

vàVõ Thị Mai Phương (2011) cho rằng tiền lương, mối quan hệ với cấp trên, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc và phúc lợi tác động đến sự hài lòng của nhân

viên công ty TNHH Thương mại Tân Hiệp Phát. Hai nghiên cứu này khá tương

đồng với kết quả nghiên cứu này.

Tóm tắt chương 4.

Chương này thực hành phân tích dữ liệu nghiên cứu nhằm kiểm định các thang đo, mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu từ dữ liệu phỏng vấn 292 nhân viên Đại lý Honda Ô tô.

Quá trình phân tích dữ liệu nghiên cứu và giải thích kết quả nghiên cứu gồm các công đoạn: đánh giá sơ bộ các thang đo bằng Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA); phân tích hồi quy; đo lường giá trị thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và thảo luận kết quả nghiên cứu.

Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, mô hình sự hài lòng của nhân viên xưởng dịch vụ tại các Đại lý Honda Ô tô bị tác động bởi 5 thành phần chính và tầm quan trọng của các thành phần này đến sự hài lòng của nhân viên sắp xếp theo trình tự giảm dần là: sự hỗ trợ cấp trêntác động (tầm quan trọng) mạnh nhất (Beta = 0,198); thứ hai là tiền lương và phúc lợi (Beta = 0,165); thứ ba là môi trường làm việc (Beta = 0,163); thứ tư là đánh giá hiệu quả công việc (Beta = 0,135); thứ 5 là quan hệ đồng nghiệp (Beta 0,115); thứ 6 là đảm bảo công việc (Beta 0,109) và cuối cùng là

61

CHƯƠNG 5: KT LUN VÀ HÀM Ý

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ ĐÁNH GIÁ các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG đối với CÔNG TY của NHÂN VIÊN XƯỞNG DỊCH vụ tại các đại lý HONDA ôtô, KHU vực THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 69)