Phương
Nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao và Võ Thị Mai Phương (2011), với đề tài
“Đo lường sự hài lòng của nhân viên sản xuất tại công ty TNHH Thương mại Tân Hiệp Phát”. Nghiên cứu này đã kết luận có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng: Tiền lương, mối quan hệ với cấp trên, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc và phúc lợi. Trong đó nhân tố hài lòng về phúc lợi có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng công việc, kế đến là sự hài lòng tiền lương và đặc điểm công việc, nhân tố ít ảnh hưởng là mối quan hệ với cấp trên và điều kiện làm việc.
Việc áp dụng mô hình nghiên cứu gồm 4 nhân tố trong đề tài nghiên cứu “Các yếu tốảnh hưởng tới sự hài lòng của nhân viên: Một nghiên cứu thực nghiệm giữa các nhân viên của xưởng dịch vụ ô tô Assam” của Bidyut và Mukulesh (2014) để đo lường mức độ thỏa mãn đối với công ty của nhân viên xưởng dịch vụ của các đại lý ủy nhiệm Honda Ô tô Việt Nam khu vực thành phố Hồ Chí Minh là hoàn toàn
Sự hài lòng của nhân viên sản xuất tại công ty TNHH Thương Mại Tân Hiệp Phát
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên sản xuất tại công ty TNHH Thương Mại Tân Hiệp Phát (Biến phụ thuộc) (Biến độc lập) Mối quan hệ với cấp trên Tiền lương Đặc điểm công việc Điều kiện làm việc Phúc lợi
21
hợp lý. Theo tìm hiểu của tác giả, Bidyut và Mukulesh (2014) đã thực hiện kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên để thu thập thông tin sơ cấp và cả dữ liệu thứ cấp để phân tích các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự hài lòng công ty của nhân viên trong số các nhân viên làm việc tại các xưởng dịch vụ ô tô của Assam. Nghiên cứu thứ cấp được thực hiện thông qua các ấn phẩm khác nhau, sách, bài báo, công trình nghiên cứu và các trang web. Nghiên cứu chính thức bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn 100 nhân viên, bao gồm nhân viên cấp trung và kỹ thuật viên của bộ phận dịch vụ. Những công cụ thống kê được sử dụng để nghiên cứu là Pearson và T-Test và Anova.
Dựa trên đặc điểm công việc và con người và thời điểm tại các xưởng dịch vụ ô tô tác giả có thể kết luận thang đo 4 nhân tố của Bidyut và Mukulesh (2014) có thể áp dụng cho nghiên cứu trong xưởng dịch vụ của các Đại lý ủy quyền Honda Ô tô Việt nam khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bài nghiên cứu mà xét về mặt nội dung thì nó khá tương đồng với đề tài nghiên cứu này về môi trường làm việc, loại hình công việc cũng như đặc điểm của người lao động. Sự khác nhau ở đây chủ yếu là đặc điểm hành vi của con người Ấn Độ và Việt Nam. Tuy nhiên giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng có sự tương đồng về văn hóa và đời sống do đó Nghiên cứu của
Bidyut Bijoya Neog và Dr. Mukulesh Barua (2014) được tham khảo trong quá trình
xây dựng giả thuyết nghiên cứu cho đề tài này.