Thuyết kỳ vọng của Vroom

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ ĐÁNH GIÁ các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG đối với CÔNG TY của NHÂN VIÊN XƯỞNG DỊCH vụ tại các đại lý HONDA ôtô, KHU vực THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 27)

Về căn bản, học thuyết kỳ vọng cho rằng mức độ hành động và động lực của một cá nhân phụ thuộc vào:

- Mức độ mà cá nhân kỳ vọng về kết quảđạt được khi đã nỗ lực thực hiện công việc.

- Mối liên hệ giữa phần thưởng của tổ chức với kết quảđạt được. - Tính hấp dẫn của phần thưởng đó đối với cá nhân.

Hình 2.1: Mô hình kỳ vọng của Vroom (1964)

Lý thuyết này gồm ba biến số hay mối quan hệ sau:

Mối quan hệ giữa nỗ lực và kết quả: Khả năng mà một cá nhân nhận thức được rằng bỏ ra một nỗ lực nhất định sẽ đem lại kết quả. Nếu cá nhân bỏ ít nỗ lực thì cá nhân này kỳ vọng đạt được kết quảở mức khiêm tốn. Ngược lại, nếu cá nhân bỏ ra nhiều nỗ lực thực hiện công việc thì họ kỳ vọng đạt kết quả cao.

Mối quan hệ giữa kết quả và phần thưởng: Mức độ cá nhân tin rằng kết quả thực hiện công việc ở một mức độ cụ thểnào đó sẽđược tổ chức đền đáp xứng đáng. Chẳng

Nỗ lực Hành động Phần thưởng Mục tiêu

17

hạn khi đạt kết quả tốt (số lượng công việc và chất lượng công việc) thì cá nhân phải biết rõ họ sẽ nhận được gì từcông ty: lương, sự bảo đảm, tình bằng hữu, sự tin cậy, phúc lợi, cơ hội được sử dụng tài năng hay kỹnăng, cơ hội thăng tiến…

Tính hấp dẫn của phần thưởng: Giá trị mà cá nhân gán cho phần thưởng của tổ chức sẽ dành cho cá nhân nếu đạt được kết quả thực hiện công việc nhất định.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ ĐÁNH GIÁ các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG đối với CÔNG TY của NHÂN VIÊN XƯỞNG DỊCH vụ tại các đại lý HONDA ôtô, KHU vực THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)