2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giả ng viên hướng dẫ n:
1.2.9 Kế toán tính giá thành sản phẩ m
1.2.9.1 Đặc điểm
Để xác định đối tượng tính giá thành cần dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản phẩm, qui trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử dụng thành phẩm, nửa thành phẩm, các yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, khả năng và trình độ hạch toán.
Nếu doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng là đối tượng tính giá thành.Nếu doanh nghiệp có qui trình công nghệ phức tạp kiểu chế
biến liên tục thì tuỳ theo yêu cầu quản lý, đặc điểm sử dụng nửa thành phẩm(bán ra ngoài, nhập kho…) và khả năng tính toán mà đối tượng tính giá thành có thể chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối hoặc bao gồm cả thành phẩm, nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ…Đối với sản phẩm có qui trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là từng bộ phận, chi tiết hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng đã xác định.
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là tháng ( phù hợp với kỳ báo cáo). Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm hoặc loạt sản phẩm sản xuất đã hoàn thành ( không phù hợp với kỳ báo cáo).
1.2.9.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng
Phiếu nhập/xuất kho thành phẩm, Bảng/Thẻ tính giá thành…
1.2.9.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 155 – Thành phẩm. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.