Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm

Một phần của tài liệu Công tác kế toán tập hợp chi phí SX và tính giá thành sản phẩm tại cty TNHH MTV động cơ máy nông nghiệp miền nam vikyno vinappro (Trang 29)

2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giả ng viên hướng dẫ n:

1.2.7 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm

1.2.7.1 Đặc điểm

Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí và phương pháp hạch toán đã xác định tương ứng, cuối kì kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 –Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.

Tài khoản 154 - “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" áp dụng trong ngành công nghiệp dùng để tập hợp, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các phân xưởng, hoặc bộ phận sản xuất, chế tạo sản phẩm.

1.2.7.2 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Bên Nợ:

Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ;

Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ;

Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Bên Có:

Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho, chuyển đi bán, tiêu dùng nội bộ ngay hoặc sử dụng ngay vào hoạt động XDCB;

Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần, hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho doanh nghiệp nhận thầu chính xây lắp (cấp trên hoặc nội bộ); hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ;

Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụđã hoàn thành cung cấp cho khách hàng; Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được;

Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho;

Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cốđịnh không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc

doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm dài mà hàng kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí sản xuất chung cốđịnh vào TK 154 đến khi sản phẩm hoàn thành mới xác định được chi phí sản xuất chung cốđịnh không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải hạch toán vào giá vốn hàng bán (Có TK 154, Nợ TK 632);

Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.

Trang 19

Sơđồ 1.5: Sơđồ hạch toán chi phí SXKD dở dang (kê khai thường xuyên)

621 Phân bổ, kết chuyển chi phí 621 622 Phân bổ, kết chuyển chi phí 622 627 Phân bổ, kết chuyển chi phí 627 241 Chi phí sản xuất thử nhỏ hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm thử 154 152 Trị giá NVL xuất thuê gia công chế biến hoàn

thành nhập kho 138, 334 Trị giá sp hỏng không sửa được, phải bồi thường 641, 642, 241 Sp sx ra sử dụng cho nội bộ hoặc sử dụng cho Hợp đồng XDCB không qua nhập kho

111, 112, 331

Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số NVL đã xuất dùng để sản xuất sản phẩm dở dang 133 Thuế GTGT (nếu có) 111, 112, 131 Thu hồi (bán, thanh lý) sản phẩm thử 241 Chi phí sản xuất thử lớn hơn số thu hồi sp thử 632 155 Xuất bán thành phẩm Sản phẩm hoàn thành nhập kho

1.2.8 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 1.2.8.1 Khái niệm 1.2.8.1 Khái niệm

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm công việc còn đang trong quá trình sản xuất gia công, chế biến, đang nằm trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm.

Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang là xác định và tính toán phần chi phí sản xuất còn nằm trong phần sản phẩm dở dang cuối kỳ là một trong những yếu tố quyết định tính hợp lý của giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Các thông tin về sản phẩm dở dang không những ảnh hưởng đến trị giá hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh khi thành phẩm xuất bán trong kỳ. Tuỳ theo đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, cơ cấu chi phí, yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp. Vì vậy kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng trong kế toán doanh nghiệp.

1.2.8.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng

Biên bản kiểm kê phân xưởng sản xuất…

1.2.8.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

a) Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. 154

627

Phân bổ kết chuyển chi phí 627 vào giá

thành sp

632

Sản phẩm hoàn thành tiêu thụ ngay

Khoản chi phí 627 cốđịnh không phân bổđược vào giá thành, được phân bổ vào giá vốn

Trang 21

Theo phương pháp này toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính mà thôi.

Số lượng SP dở dang cuối kì Giá trị vật liệu chính nằm trong SP dở dang = Số lượng thành phẩm + Số lượng SP dở dang x Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng

Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản về tính toán, xác định chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ kịp thời phục vụ cho việc tính giá thành được nhanh chóng.

Nhược điểm: Kết quảđánh giá giá trị sản phẩm dở dang ở mức độ chính xác thấp, do không tính chi phí chế biến cho sản phẩm dở dang, do đó giá thành của thành phẩm có độ chính xác thấp.

Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành và số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.

b) Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương

Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Do vậy, trước hết cần căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang. Vì vậy phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tếđã dùng.

Số lượng SP dở dang cuối kì (không quy đổi) Giá trị vật liệu chính nằm trong SP dở dang = Số lượng thành phẩm + Số lượng SP dở dang (không quy đổi) x Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng

Số lượng SP dở dang cuối kì quy đổi ra thành phẩm Chi phí chế biến nằm trong SP dở dang (theo từng loại) = Số lượng thành phẩm + Số lượng SP dở dang quy đổi ra thành phẩm x Tổng chi phí chế biến từng loại Số lượng SP dở dang quy đổi ra thành phẩm = Số lượng SP dở dang cuối kì (chưa quy đổi) x % mức độ hoàn thành

Ưu điểm: Phương pháp này kết quả tính toán được chính xác và khoa học hơn.

Nhược điểm: Tính toán phức tạp, khối lượng tính toán nhiều việc đánh giá mức độ chế biến của sản phẩm dở dang còn mang nặng tính chủ quan.

Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong tổng giá thành sản xuất không lớn lắm, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và có sự biến động lớn so với đầu kỳ.

c) Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo định mức.

Căn cứ vào mức tiêu hao cho các khâu, cho các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.

Như vậy, theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang kiểm kê cuối kỳ ở những công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở từng công đoạn sản xuất, để tính ra giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kì = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kì x Định mức chi phí

Trang 23

Ưu điểm: Phương pháp này tính toán nhanh chóng dễ tính.

Nhược điểm: nhiều khi mức độ chính xác không cao vì có sự chênh lệch giữa thực tế và định mức.

Phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý và việc quản lý và thực hiện theo định mức là ổn định ít có sự biến động.

d) Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến.

Đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí ,kế toán thường sử dụng phương pháp này.Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương ,trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Giá trị sản phẩm dở dang chưa hoàn thành = Giá trị NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang + 50% chi phí chế biến

Đây là trường hợp đặc biệt của phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đối. Trong trường hợp này người ta coi mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 50% so với thành phẩm. Việc xác định giá trị sản phẩm dở dang được thực hiện tương tự như phương pháp ước tính sản lượng tương đương. Chi phí nguyên vật liệu chính được tính theo mức tiêu thụ thực tế. Các chi phí chế biến được tính bằng 50% chi phí chế biến phân bổ cho thành phẩm. Do mức độ chính xác thấp nên phương pháp này chỉ nên áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí chế biến chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá thành sản phẩm.

1.2.9 Kế toán tính giá thành sản phẩm 1.2.9.1 Đặc điểm 1.2.9.1 Đặc điểm

Để xác định đối tượng tính giá thành cần dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản phẩm, qui trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử dụng thành phẩm, nửa thành phẩm, các yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, khả năng và trình độ hạch toán.

Nếu doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng là đối tượng tính giá thành.Nếu doanh nghiệp có qui trình công nghệ phức tạp kiểu chế

biến liên tục thì tuỳ theo yêu cầu quản lý, đặc điểm sử dụng nửa thành phẩm(bán ra ngoài, nhập kho…) và khả năng tính toán mà đối tượng tính giá thành có thể chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối hoặc bao gồm cả thành phẩm, nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ…Đối với sản phẩm có qui trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là từng bộ phận, chi tiết hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh.

Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng đã xác định.

Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là tháng ( phù hợp với kỳ báo cáo). Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm hoặc loạt sản phẩm sản xuất đã hoàn thành ( không phù hợp với kỳ báo cáo).

1.2.9.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng

Phiếu nhập/xuất kho thành phẩm, Bảng/Thẻ tính giá thành…

1.2.9.3 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 155 – Thành phẩm. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.

1.2.9.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm

• Phương pháp trực tiếp (giản đơn)

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít , sản xuất với khối lượng lớn và chu kì sản xuất ngắn như các nhà máy điện ,nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng , than , gỗ..) Đối tượng kế toán chi phí là từng loại sàn phẩm , dịch vụ . Đối tượng kế toán chi phí trùng với đối tượng hạch toán giá thành. Ngoài ra phương pháp còn được áp dụng cho những doanh nghiệp tuy có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít loại sản phẩm , mỗi loại sản phẩm được sản xuất trong những phân xưởng riêng biệt , hoặc để tính giá thành của những công việc kết quả trong từng giai đoạn sản xuất nhất định.

Ưu điểm :dễ hoạch toán do số lượng mặt hàng ít , việc hoạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kì báo cáo nên dễ dàng đối chiếu , theo dõi.

Nhược điểm :chỉ áp dụng được cho doanh nghiệp sản xuất số lượng mặt hàng ít khối lượng lớn , doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kì sản xuất ngắn sản

Trang 25

phẩm dở dang (phế liệu thu hồi) ít hoặc không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than , quặng , hải sản ..các doanh nghiệp sản xuất động lực . Công thức: Tổng giá thành sản xuất sản phẩm Giá thành sản phẩm đơn chiếc = Số lượng sản phẩm hoàn thành • Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Đối với những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất , bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ , để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo giá có thể sử dụng được , giá ước tính , giá kế hoạch , giá nguyên liệu ban đầu…

Ưu điểm : việc hoạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kì báo cáo nên dễ dàng đối chiếu , theo dõi.

Nhược điểm :doanh nghiệp cần đầu tư máy móc thêm để sản xuất sản phẩm phụ . khó khăn trong việc phân định rạch ròi chi phí dành cho sản phẩm phụ và sản phẩm chính .

• Phương pháp đơn đặt hàng

Áp dụng trong điều kiện doah nghiệp sản xuất theo đơn đạt hàng của người mua. Đặc điểm phương pháp này là tính giá theo từng đơn đạt hàng, nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng .

Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng cũng là đối tượng tính gián thành . Giá thành cho từng đơn đặt hàng là toàn bộ cho chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành , hay giao hàng cho khách hàng . Những đơn đặt hàng chưa hoàn thành vào thời điểm cuối kì thì toàn bộ các chi phí sản xuất đã tập hợp theo đơn dặt hàng đó được coi là giá trị của những sản pẩm dở dang cuối ki chuyển sang kì sau .

Ưu điểm: linh hoạt , không phân biệt phân xưởng thực hiện chỉ quan tâm đến các đơn dặt hàng. Có thể tính được chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng , từđó xác định giá bán và tính được lợi nhuận trên từng đơn đặt hàng.

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Công tác kế toán tập hợp chi phí SX và tính giá thành sản phẩm tại cty TNHH MTV động cơ máy nông nghiệp miền nam vikyno vinappro (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)