nuôi trong một đàn/đợt, kỳ vọng rằng biến này sẽ tương quan thuận với số lượng trứng vịt đẻ của hộ chăn nuôi. Nghĩa là khi các nông hộ nuôi với quy mô càng lớn thì sẽ mang lại số lượng trứng nhiều và lợi nhuận càng cao.
- Thời gian nuôi (X4): Biến này cho biết số tháng mà các nông hộ đầu tư chăn nuôi vịt đẻ. Kỳ vọng rằng biến này sẽ tương quan thuận với số lượng trứng vịt đẻ của hộ chăn nuôi. Nghĩa là các nông hộ chăn nuôi vịt đẻ với thời gian càng dài thì sẽ mang lại số lượng trứng vịt càng nhiều.
- Kinh nghiệm (X5) : Biến này cho biết số năm từ khi các nông hộ chăn nuôi vịt đẻ đến thời điểm nghiên cứu. Được kì vọng tương quan thuận với số lượng trứng vịt đẻ của hộ chăn nuôi. Vì kinh nghiệm càng nhiều, người chăn nuôi tích luỹ được nhiều kiến thức, giúp hoạt động chăn nuôi đạt hiệu quả hơn.
Bảng 2.2: Kỳ vọng của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng trứng vịt
Các biến Diễn giải Kỳ vọng Đơn vị
X1 Tỷ lệ hao hụt - (%)
X2 Trình độ học vấn + (Năm)
X3 Quy mô đàn + (Con)
X4 Thời gian nuôi + (Tháng)
X5 Kinh nghiệm + (Năm)
Bên cạnh đó để đánh giá hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi, trong đề tài có sử dụng các tỷ số tài chính:
+ Tỷ số giữa thu nhập ròng trên chi phí công lao động nhà (TNR/CPLDN): nhằm biết thu nhập hộ chăn nuôi vịt có bù đắp được chi phí công lao động nhà hay không.
Tổng doanh thu Tổng chi phí
Tổng lợi nhuận Tổng chi phí
+ Tỷ số giữa thu nhập ròng trên chi phí chưa có công lao động nhà (TNR/∑CPLDN): cho biết một đồng chi phí bỏ ra để nuôi vịt sẽ cho bao nhiêu đồng thu nhập củabhộ chăn nuôi vịt.
+ Tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên chi phí công lao động nhà (LNR/CPLDN): lợi nhuận hộ chăn nuôi vịt đẻ đạt được có đủ bù đắp chi phí công lao động nhà hay không.
+ Tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đã có công lao động nhà (LNR/∑CP): một đồng chi phí bỏ ra để nuôi vịt sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây chính là tỷ suất lợi nhuận của việc nuôi vịt.
+ Tỷ số giữa thu nhập ròng trên tổng doanh thu (TNR/∑DT): trong một đồng doanh thu từ việc nuôi vịt tạo ra có bao nhiêu đồng thu nhập ròng cho hộ chăn nuôi.
+ Doanh thu trên chi phí:
Doanh thu/chi phí =
Doanh thu/chi phí: Cho biết rằng một đồng chi phí (1 đồng vốn đầu tư) mà hộ chăn nuôi vịt bỏ ra để nuôi vịt sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Lợi nhuận trên chi phí:
Lợi nhuận/chi phí =
Lợi nhuận/chi phí: Cho biết một đồng chi phí bỏ ra để nuôi vịt thì thu được bao nhiêu phần lợi nhuận.
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG
3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN LONG MỸ 3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Long Mỹ là một trong 7 đơn vị hành chính cấp huyện thị của Hậu Giang, có diện tích tự nhiên là 398,48 km2,là một huyện vùng nông thôn thuộc tỉnh Hậu Giang, cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 20 Km có vị trí quan trọng là cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang. Huyện Long Mỹ nằm dọc trên các tuyến giao thông thuỷ bộ quan trọng của tỉnh và tiểu vùng Tây Sông Hậu, có những điểm giao lưu kinh tế với các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và với đô thị trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long là Thành phố Cần Thơ. Phía Bắc giáp huyện Vị Thuỷ, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông giáp huyện Phụng Hiệp, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu. Huyện có 13 xã và 02 thị trấn, với 94 ấp.
3.1.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng
Địa hình huyện Long Mỹ cao ở phía đông và thấp dần về phía tây. Theo cơ cấu địa hình đó, điều kiện thổ nhưỡng ở Long Mỹ có đặc điểm:
+ Đất cát giòng, đất phù sa ở các xã phía đông bắc: Long Trị, Long Phú, Tân Phú và một phần của Thuận Hòa.
+ Đất phù sa nhiễm mặn: một phần ở xã Thuận Hòa, Xà Phiên và xã Lương Tâm.
+ Nhóm đất phèn: một phần ở xã Lương Tâm, Vĩnh Viễn, Thuận Hưng, Vĩnh Thuận Đông. Trong đó Lương Tâm, Vĩnh Viễn là những xã có phèn nhiều.
3.1.1.3 Khí hậu
Do vị trí địa lý gần thành phố Vị Thanh nên có thể lấy số liệu của trạm khí tượng thủy văn tỉnh để phân tích và coi đó là đặc trưng thời tiết, khí hậu của huyện, thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi và các hoạt động kinh tế khác.
3.1.1.4 Nguồn nước và chế độ thủy văn
Huyện Long Mỹ bị ảnh hưởng của triều biển đông thông qua hệ thống kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, sông Sóc Trăng, sông Cái và các công trình thủy lợi điều tiết nước được xây dựng trong những năm gần đây.
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1 Dân số
Long Mỹ là huyện nghèo của tỉnh Hậu Giang, với số dân vào năm 2012 là 158.052 người, trong đó trong đó: Nam: 80.245 người; nữ: 77.807 người. Người kinh: chiếm 95%, người Hoa chiếm 1,7%, người Khơ Me chiếm 3%, Các dân tộc khác chiếm 0,3%. Mức tăng từ 1,006% – 1,023%/năm. Sự gia tăng dân số chủ yếu là tăng cơ học.
3.1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Cơ sở hạ tầng của huyện Long Mỹ còn rất nghèo nàn:
+ Hệ thống giao thông đường bộ của huyện gồm 184,04 km. Trong đó đường bêtông – xi măng và đường đá nhựa chỉ có 59,3 km, còn lại là đường đất và cát. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đường thủy còn gặp nhiều khó khăn, không thông suốt.
+ Mạng lưới điện nông thôn cũng còn hạn chế, nguồn điện huyện Long Mỹ mới chỉ phục vụ chủ yếu cho sinh hoạt, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất.
+ Ngành công nghiệp chủ yếu là xay xát và mía đường. Hầu hết các cơ sở đều lạc hậu. Toàn huyện chỉ có 158 cơ sở xay xát với tổng công suất 19,45 tấn/giờ, 12 cơ sở sản xuất đường thô, 16 cơ sở sản xuất đường kết, chỉ có 3 nhà vườn cung cấp giống cây ăn trái, 3 xã có trạm nhân giống lúa: Long Trị, Thuận Hưng và Long Bình, 90 cửa hàng mua bán vật tư nông nghiệp.
+ Mạng lưới chợ nông thôn phân bố không đều, chưa phát triển ở một số xã vùng sâu, toàn huyện chỉ có 8 chợ và cũng là huyện có mạng lưới chợ thấp nhất tỉnh. Đây là một trong những trở ngại cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Về sản xuất nông nghiệp, ở Long Mỹ có các mô hình sản xuất lúa 2 vụ, 3 vụ, cây ăn trái, cá chuyên canh, màu chuyên canh, mía và các mô hình kết hợp như lúa – cá, lúa – màu,… chăn nuôi heo, bò, gà… Mặt khác, ngành nghề ở đây cũng khá đa dạng như xây xát, lò rèn, lò đường, lò sấy, vẽ tranh, làm bún, làm lạp xưởng, mè láo,…tình hình kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển ổn định và đạt được những kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 90% kế hoạch, giá trị sản xuất tăng 10% so với cùng kỳ, giá trị
tăng thêm bình quân đầu người đạt 69%. Vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt trên 760 tỷ đồng. Một số phong trào thi đua ngắn hạn như chiến dịch truyền thông dân số, chiến dịch giao thông nông thôn - thủy lợi và trồng cây đều đạt thứ hạng cao. Cụ thể huyện đã làm mới được 38 tuyến đường giao thông nông thôn, xây mới 23 cây cầu, khép kín trên 4.300 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, vận động trên 17.000 người thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại.
3.2THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG NĂM 2012
3.2.1 Trồng trọt
3.2.1.1 Cây lúa
- Xuống giống vụ Đông Xuân 2012-2013: 25.706,34 ha/25.100 ha đạt 102,4% kế hoạch vụ, với năng suất 6,93 tấn/ha đạt sản lượng 178.144 tấn tăng 104% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó mô hình lúa lai xuống giống được 27,33 ha chủ yếu ở ấp 7 xã Long Trị A; lúa xác nhận 212,58 ha ở xã Long Trị; Long Bình (mô hình mẫu) do Công ty giống cây trồng Miền Nam bao tiêu sản phẩm.
- Vụ Hè thu xuống giống 25.735,16 ha/25.500 ha đạt 100,9%. Đến thời điểm này thu hoạch 13.146,06 ha ước năng suất đạt 5,89 tấn/ha.
- Vụ Thu đông năm 2013 xuống giống được 2.547,9 ha/11.000 ha đạt 23,1% kế hoạch.
Nâng tổng diện tích xuống giống từ đầu năm đến nay là 53.989,4 ha/64.600 ha đạt 84% kế hoạch, tăng 115% so với cùng kỳ.
- Về xây dựng cánh đồng mẫu:
Được sự quan tâm sâu sát của Sở Nông nghiệp & PTNT, Huyện ủy, UBND huyện. Phòng Kinh tế tiếp tục chỉ đạo Trạm BVTV, Khuyến nông - khuyến ngư tiếp tục xây dựng Cánh đồng mẫu đạt theo 6 tiêu chí đề ra, vụ Đông xuân 2012-2013 đạt được kết quả sau:
- Nông dân được tập huấn 3 giảm, 3 tăng; 1 phải 5 giảm (tập huấn 7 lớp với 265 người tham dự);
- Cấp được 455 sổ tay ghi chép cho vụ Đông xuân 2012-2013; - Sử sụng 100% giống lúa chất lượng cao.
- Hỗ trợ 04 máy gặt đập liên hợp theo đề án cơ giới hóa. - Về cơ sở hạ tấng:
+ Đang nạo vét tuyến kênh Năm Thước;
+ Đang xây dựng cống hở kênh 5 Khai; kênh 3 Đông ấp 4;
3.2.1.2 Cây màu
Thời tiết thuận lợi cho việc trồng các loại rau, giá cả ổn định.
Trong 6 tháng đầu năm 2013 rau màu xuống giống được 5.896,26 ha/6.330 ha đạt 77,3% kế hoạch tăng 827,7 ha so với cùng kỳ (diện tích cây bắp 531,92 ha/530 ha đạt 100% kế hoạch tăng 210,15 ha so với cùng kỳ; dưa hấu 514,01 ha)
- Vụ màu Đông xuân xuống giống được: 3.031,25 ha (màu trên liếp: 2.680,49ha; màu xuống ruộng: 350,76 ha). Trong đó: dưa hấu 321,51 ha (thu hoạch 288,41 tấn/ha với năng suất 25 tấn/ha); bắp 294,6 ha năng suất ước đạt 7 tấn/ha. Thu hoạch rau màu năng suất ước đất 14,1 tấn/ha; Bắp 7 tấn/ha; dưa hấu 25 tấn/ha).
- Vụ màu Hè thu 2013 nông dân xuống giống được 2.865,01 ha (màu xuống ruộng: 384,89 ha; màu trên liếp: 2.480,12 ha). Trong đó: dưa hấu 192,5 ha; bắp 237,32 ha còn lại rau màu khác.
3.3.1.3 Cây mía
Diện tích mía toàn huyện là 376,61 ha/350 ha đạt 107% kế hoạch giảm 144,99 ha so với cùng kỳ (Long Trị A: 4,5 ha; Xà Phiên: 2,3 ha; Tân Phú: 0,5; VTĐ: 2,2 ha; Trà Lồng: 16,5 ha; Vĩnh Viễn: 34,72 ha; Vĩnh Viễn A: 210,49 ha; Lương Tâm: 3,06 ha; Lương Nghĩa: 96 ha thuộc Nông trường). Phần lớn do Công ty không thực hiện hợp đồng bao tiêu, không đầu tư cơ sỏ hạ tầng, ít có chính sách hỗ trợ cho học sinh nghèo vùng trồng mía. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây giá mía luôn luôn giảm, đầu ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn trong khi giá vật tư nông nghiệp, giá nhân công tăng cao làm cho người dân trồng mía không có lợi nhuận vì vậy người dân đã ban diện tích mía xuống làm ruộng hay chuyển qua một số cây trồng khác.
3.2.1.4 Cây khóm
Hiện naydiện tích khóm chỉ còn 384,94 ha/500 ha đạt 76,9% kế hoạch giảm 121,3 ha so với cùng kỳ. Phòng Kinh tế phối hợp với Trạm Khuyến nông, BVTV và UBND các xã có diện tích khóm tuyên truyền vận động người dân giữ vững diện tích khóm hiện có. Đồng thời, mở rộng diện tích trồng khóm bằng cánh cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả nhằm góp phần tăng thu nhập của hộ.
3.2.1.5 Cây ăn trái
Tổng diện tích vườn cây ăn trái: 4.879,83 ha. Trong đó: Cây có múi 1.485,57 ha. Cây ăn trái các loại: 3.394,26 ha (cây măng cục: 12,81 ha; cây xoài: 467,95 ha; dừa: 163 ha; nhãn: 14,2 ha; cây ăn trái khác: 2.736,3 ha).
3.2.2 Xây dựng nông thôn mới
* Kết quả thực hiện 19 tiêu chí:
+ Xã Vĩnh Viễn: năm 2013 đăng ký 03 tiêu chí số 12; 14; 15
- Đối với tiêu chí 12 tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 7519/8354 lao động chiếm 90% đã đạt theo tiêu chí tuy nhiên số liệu do xã báo, theo số liệu điều tra củ của phòng Lao động thương binh và xã hội tỷ lệ này là 62%, từ đầu năm đến nay chưa điều tra lại.
- Tiêu chí 14: đã đạt 14.1 - phổ cập giáo dục và tiêu chí 14.2 - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp được tiếp tục học trung học phổ thông, học nghề, bổ túc đạt 122/122 tỷ lệ 100%, riêng 14.3 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề hiện 1477/8354 lao động chiếm 17,68% chưa đạt phấn đấu cuối năm đạt tiêu chí.
Tiêu chí 15: đã đạt 15.1 tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 8241/11365 chiếm tỷ lệ 72,51% đạt so với yêu cầu 70%. Tiêu chí 15.2 đang từng bước hoàn thiện.
+ Xã Thuận Hưng: năm 2013 đăng ký 03 tiêu chí số 2; 11; 14.
- Tiêu chí 2- giao thông xã làm tờ trình thay đổi thành tiêu chí 12 tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, theo số liệu điều tra củ của phòng Lao động thương binh và xã hội tỷ lệ này là 65,52%.
- Tiêu chí 11: xã đã có nhiều chính sách giảm nghèo hiện tại hộ nghèo trên địa bàn xã là 191 hộ chiếm 8,01 % cần tiếp tục giảm 24 hộ, hiện vẫn chưa thực hiện đạt tiêu chí.
- Tiêu chí 14: đã đạt 14.1 và 14.2 hiện đạt 91/99 chiếm 91,92% đạt so với tiêu chí; riêng 14.3 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề hiện 1198/6559 lao động lao động chiếm 18,26% phấn đấu cuối năm đạt tiêu chí.
+ Xã Long Phú: năm 2013 đăng ký 04 tiêu chí số 4; 7; 11; 15.
- Tiêu chí 4: đã đạt tiêu chí hiện tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn là 2195/2238 chiếm tỷ lệ 98,08%.
- Tiêu chí 7 xã có chợ Tân Bình 1cơ bản đáp ứng quy định hướng dẫn chợ đạt chuẩn.
- Tiêu chí 15: Đối với 15.1 tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 4513/9352 chiếm 48,26%, chưa đạt, tiêu chí 15.2 trạm y tế đã đạt theo 10 chuẩn của Bộ Y tế.
- Tiêu chí 11 hộ nghèo tỷ lệ hộ nghèo xã 180/2238 hộ chiếm 8,04 % cần tiếp tục giảm 23 hộ.
+ Xã Long Trị: năm 2013 đăng ký 04 tiêu chí số 3; 8; 9; 14.
- Tiêu chí 3 khép kín đuợc 1490/1568,8 chiếm 95%, đã đạt tiêu chí - Tiêu chí 8 đã có 01 điểm phục vụ bưu chính viễn thông, đang vận động đầu tư 3 điểm truy cập internet ở 3 ấp.
- Tiêu chí 9 tỷ lệ nhà đạt chuẩn Bộ Xât dựng 1134/2204 chiếm 51,45% chưa đạt so với 70%.
- Tiêu chí 14 đã đạt 14.1 và 14.2 đạt 96/100 đạt 96%; riêng 14.3 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề hiện 1064/5743 tỷ lệ 18,53 %.
- Các xã còn lại: Các xã Xà Phiên, Lương Nghĩa, Vĩnh Thuận Đông cơ bản sẽ thực hiện đạt các tiêu chí đăng ký riêng các xã Tân Phú, Thuận Hòa, Vĩnh Viễn A, Lương Tâm, Long Bình, Long Trị A các ngành chuyên môn cần hỗ trợ chuyên môn xã rà soát lại chính xác hiện trạng 19 tiêu chí, và bố trí đầu tư kinh phí để thực hiện.
3.2.2 Chăn nuôi
Huyện Long Mỹ là huyện có điều kiện phát triển chăn nuôi rất tốt, năm 2012 tổng đàn heo toàn huyện đạt: 50.018 con, trong đó đàn heo thịt 42.653 con và cung cấp cho thị trường khoảng 5.501,98 tấn heo hơi.
Tính đến cuối năm 2012 tổng đàn trâu, bò trong huyện hiện có 1.368 con. Trong đó đàn trâu 1.018 con, đàn bò 350 con.
Về gia cầm trong toàn huyện tính đến cuối năm 2012 có : 1.592.950 con