Bảng 4.17: Các hình thức tiêu thụ trứng
Nguồn tiêu thụ trứng Số quan sát (hộ)
Tỷ trọng
(%) Xếp hạng
Cho lò ấp 27 45 1
Thương lái thu gom 17 28,4 2
Tại các chợ 14 23,3 3
Khác 2 3,3 4
Nguồn tiêu thụ trứng mà hộ chăn nuôi chọn bán chiếm cao nhất là lò ấp, chiếm tỷ lệ cao nhất 45% trên tổng số lựa chọn. Kế đến, trứng vịt cũng thường được bán cho các thương lái thu gom tỷ lệ chiếm gần 28,3%. Còn lại một số ít là đem bán ở chợ chiếm 23,3% hay bán cho hàng xóm hoặc nơi khác chiếm 3,3%. Đối với những hộ nuôi với hình thức chạy đồng thì việc bán trứng đó là chạy đồng đến đâu thì bán trứng cho những thương lái và lò ấp ở địa phương đó. Do không được lựa chọn giá bán, chủ yếu dựa vào người mua nên thường người mua là người quyết định giá, do đó các hộ chăn nuôi thường bị ép giá.
Tại chợ 23% Lò ấp 46% Thương lái 28% Khác 3% Hình 4.2: Nguồn tiêu thụ trứng 4.2.13 Về tình hình chạy đồng cho vịt
Bảng 4.18: Nơi chuyển đồng cho vịt
Nơi chuyễn Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%)
Đồng xa 20 33,3
Đồng gần 16 26,7
Không chuyển đồng 24 40
Tổng 60 100
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)
Việc cho vịt chạy đồng gần (gần địa bàn cư trú) hoặc chạy đồng xa (xa địa bàn cư trú) là tuỳ thuộc vào mỗi hộ nuôi. Thông thường các hộ nuôi đều muốn tìm cho mình đồng gần để tiết kiệm chi phí vận chuyển và dễ dàng đi lại nhưng còn phải phụ thuộc vào vụ mùa từng nơi khác nhau.
Kết quả điều tra từ 60 hộ cho thấy cả 60% hộ đều cho vịt chạy đồng. Theo thông tin từ các hộ cho biết nếu cho vịt đẻ chạy đồng sẽ tiết kiệm được chi phí thức ăn. Ngoài ra, chạy đồng còn tạo môi trường thoải mái cho vịt đẻ trứng sai và đẻ trứng đều. Số lượng hộ cho vịt chạy đồng xa chiếm 33,3% trên
tổng số mẫu được phỏng vấn. Với quan niệm đồng xa nhưng chất lượng đồng tốt thì dù có tốn chi phí di chuyển nhiều hơn nhưng người chăn nuôi vẫn lựa chọn. Lý do mà 33,3% hộ chăn nuôi chọn hình thức chạy đồng xa là vì họ có nhiều kinh nghiệm, họ muốn tìm nguồn thức ăn tự nhiên cho vịt để tiết kiệm chi phí chăn nuôi, quan trọng là họ biết thời điểm nào thích hợp cho việc chuyển đồng, thời gian thu hoạch, cũng như cách nhận biết đồng ruộng có nhiều nguồn thức ăn cho vịt. Bên cạnh đó có 26,7% hộ chăn nuôi chạy đồng gần vì các hộ này không đủ điều kiện và phương tiện khi di chuyển đồng xa. Số ý kiến còn lại chiếm 40%, hộ chăn nuôi chọn hình thức không chuyển đồng là do các hộ này nuôi với số lượng ít, chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn sẵn có xung quanh, tận dụng công lao động nhàn rỗi trong gia đình, phần lớn trong số này có ruộng đất để canh tác, nguồn thu nhập chính không phải từ vịt. Hơn nữa, việc chia sẻ nhân công giữa canh tác lúa và nuôi vịt là một trở ngại lớn nên họ chọn chăn nuôi theo hình thức này.
4.2.14 Thuận lợi khi nuôi vịt
Bảng 4.19: Thuận lợi của người nuôi vịt
Chỉ tiêu Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%) Nguồn thức ăn có sẵn 44 73,3 Thị trường tiêu thụ dễ 28 46,7 Tốn ít vốn 13 21,7
Giải quyết lao động nhàn rỗi 35 58,3
Khác 0 0
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)
Qua kết quả bảng 4.19 cho thấy, thuận lợi về nguồn thức ăn có sẵn chiếm tỷ lệ cao nhất 73,3%. Cho thấy được rằng, đối với các hộ chăn nuôi theo phương thức chạy đồng biết tận dụng nguồn thức ăn như ốc bươu vàng trên ruộng, lúa đổ sau khi thu hoạch và một số động vật nhỏ mà vịt có thể ăn được để giảm bớt một phần chi phí chăn nuôi.
4.2.15 Khó khăn khi nuôi vịt
Bảng 4.20: Khó khăn của người nuôi vịt
Chỉ tiêu Số quan sát
(hộ)
Tỷ trọng (%)
Vịt hay bị cúm 26 43,3
Chi phí giống cao 29 48,3
Giá cả thất thường 38 63,3
Tốn nhiều thời gian 19 31,7
Khác 6 10
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)
Qua kết quả bảng 4.20 cho thấy, khó khăn về giá cả thất thường chiếm tỷ lệ cao nhất 63,3%. Cho thấy được rằng, người chăn nuôi luôn quan tâm đến vấn đề giá cả, nếu giá cao để họ biết có nên chạy đồng tăng số lượng thức ăn để vịt đẻ nhiều hơn, còn giá thấp thì giảm lượng thức ăn cung cấp cho vịt, làm như vậy sẽ giảm được một phần chi phí.
4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ 4.3.1 Phân tích chi phí cho việc chăn nuôi vịt đẻ 4.3.1 Phân tích chi phí cho việc chăn nuôi vịt đẻ
Bảng 4.21: Phân tích chi phí chăn nuôi vịt đẻ
ĐVT: Đồng/trứng
Khoảng mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tỷ trọng (%)
Chi phí chuồng trại 0,95 27,68 3,84 0,31
Chi phí con giống 6,69 196,40 61,52 5,04
Chi phí thức ăn 275,74 1.571,43 790,63 64,74 Chi phí thú y 1,25 23,85 9,90 0,81 Chi phí lao động 37,01 349,65 137,98 11,30 Chi phí chuyển đồng 0,00 223,38 200,95 16,74 Chi phí thuê đất 1,75 68,32 16,53 1,34 Chi phí khác 0,00 0,00 0,00 0,00 Tổng chi phí 323,39 2.660,71 1.221,32 100
Chi phí chăn nuôi vịt đẻ bao gồm các loại chi phí: chi phí chuồng trại, chi phí con giống, chi phí vận chuyển, chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí lao động, chi phí chuyển đồng (đối với các hộ nuôi theo phương thức chạy đồng), chi phí công cụ dụng cụ và một số chi phí khác. Qua bảng 4.21 ta thấy, tổng chi phí trong quá trình chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ trung bình là 1.221,32 đồng/trứng với mức chi phí chênh lệch là 2.337,32 đồng/trứng giữa chi phí thấp nhất (323,39 đồng/trứng) và chi phí cao nhất (2.660,71 đồng/trứng). Nguyên nhân là do có sự chênh lệch về các khoản chi phí như giống, thức ăn, thuốc thú y và thuê đất giữa các nông hộ. Các nông hộ có số lượng vịt khác nhau thì có mức sử dụng khác nhau về các khoảng chi phí cũng như quá trình chăm sóc tùy theo kinh nghiệm cũng như mức độ tiếp thu kỹ thuật nuôi của từng hộ.
Chi phí chuồng trại: Bao gồm chi phí cây để dựng chuồng, chi phí lá lợp, cao su che chắn, chi phí lưới bao,... Trong phần chi phí chuồng trại tính bao gồm cả chi phí cho công cụ, dụng cụ dùng để thu hoạch trứng. Chi phí này thường không cao trung bình là 3,84 đồng/trứng, cao nhất là 2,68 đồng/trứng và thấp nhất là 0,95 đồng/trứng, chiếm 0,31% trong tổng chi phí nuôi. Tỷ trọng này thấp không ảnh hưởng nhỏ đến lợi nhuận nuôi vịt.
Chi phí con giống: Giống là yếu tố quan trọng, giống tốt hoặc xấu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và năng suất trứng. Chi phí mua con giống cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng nuôi và giá cả của từng loại giống. Chi phí giống được chia ra làm 2 phần là chi phí mua giống nhỏ và chi phí trong trường hợp mua giống lớn (vịt hậu bị), chi phí giống trung bình là 61,52 đồng/trứng, cao nhất là 196,40 đồng/trứng và thấp nhất là 6,69 đồng/trứng, chiếm 5,04% chi phí nuôi. Đối với những người mua vịt con nuôi đến lớn thì được tính từ lúc mua vịt nhỏ đến lúc đẻ trứng được trung bình hơn 5 tháng.
Chi phí thức ăn: là chi phí bỏ ra mua thức ăn cho vịt được chế biến sẵn, chi phí mua lúa đổ lúa cho vịt, chi phí mua ốc, đặc biệt là chi phí thuê đồng và những khoản chi khác về thức ăn cho vịt. Thức ăn là yếu tố đầu vào quan trọng, không thể thiếu và ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển cũng như cung cấp nguồn thức ăn để hình thành trứng vịt. Tuy nhiên việc sử dụng thức ăn sao cho hợp lí đúng liều lượng và cân đối để đảm bảo lợi nhuận là điều quan trọng. Chi phí thức ăn trung bình là 790,63 đồng/trứngvà có sự chênh lệch giữa chi phí thức ăn nhỏ nhất (275,74 đồng/trứng) và chi phí thức ăn lớn nhất (1.571,43 đồng/trứng), chiếm 64,74 % trong tổng chi phí nuôi. Từ đó cho thấy lượng thức ăn sử dụng trong đợi nuôi khá cao, cho thấy nguồn thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng trứng vịt.
Chi phí thuốc thú y: Bao gồm chi phí phòng bệnh và chi phí chữa bệnh cho đàn vịt trong thời gian một đợt nuôi, giúp đàn vịt sinh trưởng tốt, phòng ngừa bệnh, tăng lợi nhuận và sản lượng trứng. Chi phí thuốc thú y chiếm tỷ trọng tương đối ít trong tổng chi phí, trung bình mỗi đợt nuôi nông hộ tiêm từ 3 đến 4 lần và các thuốc thú y có giá tương đối cao nên hộ chăn nuôi cũng không dám tiêm nhiều, khoản chi phí này trung bình là 9,9 đồng/trứng chiếm 0,81% tổng chi phí chăn nuôi. Trong đó thấp nhất là 1,25 đồng/trứng và cao nhất là 23,85 đồng/trứng. Chi phí này còn tùy thuộc vào số lượng nuôi cũng như số lần tiêm phòng và trị bệnh cho vịt trong thời gian nuôi.
Chi phí lao động: Bao gồm chi phí lao dộng thuê mướn với chi phí lao động nhà quy ra tiền. Đối với những hộ có thuê mướn lao động thì sẽ là giá của lao động thuê mướn, những hộ không có lao động thuê mướn thì là giá của lao động thuê trên thị trường tại địa bàn nghiên cứu. Theo số liệu phỏng vấn thì khoản chi phí lao động thuê trung bình 137,98 đồng/trứng, chiếm 11,3 tổng chi phí. Trong đó thấp nhất là 37,01 đồng/trứng và cao nhất là 349,65 đồng/trứng.
Chi phí vận chuyển: là chi phí để vận chuyển đàn vịt từ đồng nhà đến địa phương khác thường là chi phí tàu, bè hay xe cộ. Tùy theo số lượng đàn vịt nhiều hay ít, quãng đường xa hay gần mà chi phí nhiều hay ít, khoảng chi phí này trung bình là 200,95 đồng/trứng, chiếm 16,74% trong tổng chi phí chăn nuôi. Trong đó chi phí thấp nhất là 0,00 đồng/trứng và cao nhất là 223,38 đồng/trứng, cho thấy được các hộ chăn nuôi vịt thường xuyên chạy đồng từ nơi này đến nơi khác. Ngoài ra chi phí vận chuyển còn phụ thuộc vào số lần vận chuyển trong năm.
Chi phí thuê đồng: là chi phí thuê đồng cho vịt ăn trong thời gian chuyển đồng, thông thường vịt ăn từ 1 đến 2 tháng là di chuyển đến nơi khác, khoản chi phí này trung bình 16,53 đồng/trứng, chiếm 1,34% trong tổng chi phí, trong đó chi phí thấp nhất là 1,75 đồng/trứng và cao nhất là 68,32 đồng/trứng. Theo kết quả điều tra thì trung bình đối với mỗi trứng vịt tốn 189,12 đồng chi phí lao động, trong đó chi phí lao động nhà là 104,80 đồng/trứng chiếm 55,42% trong tổng chi phí lao động, chi phí thuê mướn lao động là 84,32 đồng/trứng chiếm 44,58% trong tổng chi phí lao động tính cho mỗi trứng. Như vậy chi phí lao động nhà chiếm phần lớn trong chi phí lao động, điều này cũng cho thấy rằng những hộ nuôi vịt sử dụng lao động nhà là chính với mục đích lấy công làm lời, ít khi sử dụng lao động mướn.
4.3.2 Hiệu quả tài chính chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
Bảng 4.22: Hiệu quả tài chính chăn nuôi vịt đẻ tính cho 1 trứng vịt
Tỷ số tài chính ĐVT Trung bình
Tổng doanh thu Đồng/trứng 1.634,28
Tổng chi phí Đồng/trứng 1.221,32
Tổng lợi nhuận Đồng/trứng 412,93
Doanh thu/Tổng chi phí Lần 1,43
Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,24
Lợi nhuận/Tổng chi phí Lần 0,43
Thu nhập ròng/Công lao động nhà Lần 2,57
Thu nhập ròng/Chi phí chưa có công lao
động nhà Lần 0,52
Lợi nhuận ròng/Công lao động nhà Lần 1,85
Lợi nhuận ròng/Tổng chi phí Lần 0,38
Thu nhập ròng/Tổng doanh thu Lần 0,97
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)
Bảng 4.22 cho thấy doanh thu trung bình mỗi hộ tương đối cao (1.634,28 đồng/trứng) vì số lượng nuôi trung bình mỗi hộ là 671,12 con nên sản lượng trứng tương đối nhiều và giá bán tương đối cao (trung bình 1.774,92 đồng/trứng). Mỗi hộ có số lượng nuôi, năng suất trứng và giá bán cũng khác nhau. Từ đó, có sự chênh lệch lớn giữa hộ có doanh thu lớn nhất (1.572,12 đồng/trứng) và nhỏ nhất (18,78 đồng/trứng).
Với hộ chăn nuôi có số lượng vịt lớn và thường xuyên chạy đồng thì thu nhập chính của gia đình họ cũng chính là từ chăn nuôi vịt lấy trứng, cho nên thu nhập có ý nghĩa quan trọng đối với hộ chăn nuôi vịt. Vì số lao động gia đình của mỗi hộ chênh lệch lớn giữa giá trị lớn nhất (8 người/hộ) và nhỏ nhất (2 người/hộ) nên chi phí lao động gia đình có sự khác biệt lớn giữa giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. Để phản ánh rõ hơn hiệu quả tài chính mang lại từ việc chăn nuôi vịt đẻ, chúng ta sẽ xét đến các tỷ số tài chính xem đồng vốn mà các nông hộ nơi đây bỏ ra đầu tư vào chăn nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả thực tế như thế nào.
Theo bảng 4.22, ta có tỷ số giữa doanh thu và chi phí trung bình là 1,43 lần có ý nghĩa là 1 đồng chi phí hộ chăn nuôi bỏ ra sẽ thu được 1,43 đồng doanh thu. Tỷ số trung bình doanh thu/chi phí lớn hơn 1 cho thấy hộ chăn nuôi vịt đẻ tại huyện Long Mỹ đạt hiệu quả về mặt tài chính. Tuy nhiên, tỷ số giữa doanh thu/chi phí còn tương đối thấp cho thấy nghề chăn nuôi vịt vẫn còn nhiều hạn chế và chưa khai thác hết, doanh thu chủ yếu từ bán trứng cho thương lái thu gom.
Tỷ số trung bình giữa lợi nhuận và doanh thu trongchăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ tại huyện Long Mỹ là 0,24 lần >0 cho thấy kết quả chăn nuôi vịt có lời. Lợi nhuận/doanh thu = 0,24 lần, có ý nghĩa là trong 1 đồng doanh thu có chứa 0,24 đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận/doanh thu lớn hơn 0 thì hộ chăn nuôi đạt hiệu quả. Ngược lại, hộ chăn nuôi bị lỗ nên tỷ số lợi nhuận/doanh thu nhỏ hơn 0.
Tỷ số trung bình giữa lợi nhuận và chi phí là 0,43 lần có ý nghĩa là 1 đồng chi phí hộ chăn nuôi vịt bỏ ra sẽ thu được 0,43 đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận/chi phí lớn hơn 0, cho thấy hộ chăn nuôi đạt hiệu quả. Mặc khác những hộ nuôi với chi phí cao nên thua lỗ làm cho tỷ số lợi nhuận/chi phí nhỏ.
Tỷ số trung bình giữa thu nhập và chi phí chưa có LDGĐ là 0,52 lần. Theo đó, hộ chăn nuôi bỏ ra 1 đồng chi phí chưa có công LDGĐ sẽ thu được 0,52 đồng thu nhập trong chăn nuôi vịt. Tỷ số Thu nhập/Chi phí chưa có lao động gia đình phụ thuộc vào cả thu nhập và chi phí chưa có lao động gia đình (những hộ sử dụng lao động gia đình là chính hoặc chăn nuôi kém hiệu quả, có thu nhập nhỏ hơn 0).
Tỷ số trung bình giữa thu nhập ròng và công lao động gia đình là 2,57 lần, nghĩa là khi người nuôi vịt bỏ ra 1 đồng chi phí thì họ sẽ thu được 2,57 đồng thu nhập ròng, phần thu lại lớn hơn một lần phần bỏ ra chứng tỏ hộ bỏ chi phí ra hợp lý. Hay nói cách khác thu nhập ròng đã bù đắp được chi phí công lao động nhà. Nguyên nhân do thu nhập/ngày công lao động gia đình phụ thuộc vào số ngày công lao động gia đình và thu nhập của hộ.
Tỷ số trung bình giữa lợi nhuận ròng/chi phí công lao động gia đình là 1,85 lần, nghĩa là với 1 đồng thu được từ công lao động gia đình đi làm thuê, hộ có thể kiếm được 1,85 đồng từ việc nuôi vịt. Tỷ số này cho biết lợi nhuận đạt được có đủ bù đắp chi phí lao động nhà không, với tỷ số là 1,85 chứng tỏ lợi nhuận ròng đủ để bù đắp chi phí công lao động nhà.
Tỷ số trung bình lợi nhuận ròng/tổng chi phí là 0,38 lần, đây chính là tỷ suất lợi nhuận của hoạt động nuôi vịt. Tỷ số này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 0,38 đồng lợi nhuận. Qua tỷ số này cũng chứng tỏ rằng lợi nhuận