THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ CÁC HỘ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 35)

4.2.1 Thông tin về hộ chăn nuôi vịt

Bảng 4.2: Thông tin về hộ chăn nuôi vịt

Chỉ tiêu ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Tuổi chủ hộ Tuổi 27 54 40

Số năm kinh nghiệm Năm 3 21 11

Trình độ học vấn Năm 0 12 6

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, độ tuổi trung bình của hộ chăn nuôi vịt đẻ là 40 tuổi. Trong đó chủ hộ có độ tuổi nhỏ nhất là 27 tuổi và lớn nhất là 54 tuổi. Điều này chứng tỏ hộ chăn nuôi cũng có thâm niên trong nghề và tích lũy được một số kinh nghiệm nhất định, cụ thể như sau: Kinh nghiệm chăn nuôi của hộ thấp nhất là 3 năm, cao nhất là 21 năm và trung bình là 11 năm. Một số hộ chăn nuôi mặc dù có số năm kinh nghiệm trong nghề cao trong khi tuổi đời còn nhỏ là do từ nhỏ họ đã tham gia vào quá trình nuôi vịt đẻ của gia đình và được truyền kinh nghiệm nuôi vịt đẻ từ đó. Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng rất lớn vào quá trình chăn nuôi, khi trình độ học vấn của họ thấp thì họ khó có thể áp dụng kỹ thuật nuôi mới vào sản xuất, vì từ nhỏ họ đã theo gia đình nuôi vịt nên trình độ học vấn của họ không cao trung bình khoảng lớp 6. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển sản xuất, khả năng cập nhật thông tin cũng như khả năng tiếp cận với kỹ thuật chăn nuôi. Ngoài độ tuổi, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm ra thì yếu tố giới tính cũng không kém phầm quan trọng trong quá trình chăn nuôi vịt đẻ. Lao động chăn nuôi vịt đẻ phần lớn là nam giới bởi vì chăn nuôi vịt rất khó trong việc chăm sóc, đặc biệt là đối với người nuôi vịt với hình thức chạy đồng thì phải thường xuyên ở ngoài đồng, thậm chí ngủ ngoài đồng nên công việc này phù hợp với nam giới hơn.

Bảng 4.3: Số lượng lao động của các hộ

Chỉ Tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Tổng số nhân khẩu 2 8 4

Lao động nữ 1 4 1

Lao động nam 1 5 2

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

Qua kết quả bảng 4.3 ta thấy tổng số nhân khẩu trung bình trong một gia đình là 4 người, trong đó số lao động nam trong hộ nhiều hơn số lao động nữ, trung bình lao động nam là 2 người, nữ là 1 người. Điều đó chứng tỏ vai trò của nam giới quan trọng như thế nào trong quá trình phát triển chăn nuôi vịt ở huyện. Phụ nữ thì thường tranh thủ vào những lúc rảnh rỗi hỗ trợ thêm để cho vịt ăn, nấu cơm, mang cơm ra đồng cho người chăn vịt…

4.2.2 Đất sản xuất của hộ nuôi vịt

Bảng 4.4: Diện tích đất của hộ nuôi vịt

Chỉ tiêu Số quan sát (hộ) Tỷ Trọng (%)

Nhỏ hơn 5.000m2 26 43

Trên 5.000m2 đến 10.000m2 21 35

Trên 10.000m2 13 12

Tổng 60 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

Qua bảng số liệu cho thấy đa số các nông hộ có ruộng đất ít chiếm 43%, phần lớn hộ chăn nuôi ở đây thuộc diện khó khăn nên ngoài trồng lúa ra họ cần phải làm việc gì khác thêm để kiếm thêm thu nhập trang trải cho gia đình. Nuôi vịt là một nghề rất dể nuôi và vốn đầu tư ban đầu cũng ít nên họ quyết định chọn nuôi vịt. Điều này cho thấy nghề chăn nuôi vịt vô cùng quan trọng đối với các nông hộ nơi đây, nó góp phần mang lại thu nhập nuôi sống các thành viên trong hộ.

4.2.3 Trình độ học vấn của hộ chăn nuôi

Bảng 4.5: Trình độ văn hóa của người chăn nuôi

Trình độ Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%) Mù chữ 4 7 Cấp 1 26 43 Cấp 2 16 27 Cấp 3 14 23 Tổng 60 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

Trình độ học vấn của người chăn nuôi chủ yếu là cấp 1 chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 43%), kế đến là cấp 2 (chiếm 27%), còn trình độ cấp 3 tham gia ngành rất ít, chỉ có 23%, bên cạnh thì mù chữ chiếm 7%.Với trình độ học vấn thấp như vậy thì kinh nghiệm chăn nuôi là một yếu tố giúp họ có thể nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Cũng chính vì trình độ quá thấp làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển sản xuất, khả năng cập nhật thông tin, tiếp cận nhận thức khoa học cũng như kỹ thuật chăn nuôi mà đặc biệt là tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp hiện nay.

4.2.4 Về việc đăng ký xin phép nuôi

Bảng 4.6: Về việc đăng ký xin phép nuôi

Chỉ tiêu Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

49 82

Không 11 18

Tổng 60 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

Trong quá trình nghiên cứu thực tế cho thấy đa số các hộ nuôi vịt đẻ đều có đăng kí xin phép nuôi chiếm 82%. Bên cạnh đó còn một số ít nông hộ (18%) cho rằng việc đăng ký xin phép nuôi không quan trọng lắm vì họ nghĩ rằng khi có dịch cúm cán bộ thú y không điều tra được.

4.2.5 Lý do, mục đích chăn nuôi vịt

Bảng 4.7: Lý do chọn nuôi vịt

Lý do Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Ít vốn 21 35

Tăng thu nhập 40 66,7

Không cần nhiều lao động 17 28,3

Không mất nhiều thời gian 13 21,7

Không cần kỹ thuật nuôi 47 78,3

Thu hồi vốn nhanh 15 25

Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có 34 56,7

Nuôi theo phong trào 3 5

Khác 0 0

Tổng 190 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

Qua phỏng vấn 60 hộ về lý do chọn nghề nuôi vịt thì có 47 hộ chiếm 78,3% tổng số hộ trả lời cho rằng nuôi vit không cần kỹ thuật nuôi, kế đến có 40 hộ chiếm 66,7% trong tổng số hộ cho rằng nuôi vịt nhằm tạo ra thu nhập để nuôi sống gia đình, điều này được lý giải rằng hầu hết các hộ chăn nuôi không có đất để canh tác, đời sống gia đình họ lệ thuộc chủ yếu vào thu nhập từ nuôi vịt mang lại. Một bộ phận khác (có 34 hộ chiếm 56,7%) cho rằng chăn nuôi để

tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như hến, ốc bưu vàng…, tận dụng nguồn thức ăn rơi vãi do thu hoạch lua mang lại. Điều này cho thấy sự khôn ngoan trong sản xuất, làm ăn của các hộ chăn nuôi ở nông thôn. Đây là một quan niệm rất hay cần phát huy hơn nữa những phương thức sản xuất chăn nuôi ở các nông hộ để tận dụng các nguồn lực dư thừa.

Và với 17 hộ chiếm 28,3% ý kiến cho rằng nuôi vịt là công việc nhẹ nhàng không cần nhiều lao động và 13 hộ chiếm 21,7% ý kiến cho rằng công việc nuôi vịt không mất nhiều thời gian. Điều này được giải thích rằng những hộ này do có độ tuổi khá cao hoặc phần khác trong số họ là thương binh không đủ sức khỏe, không có trình độ (vì đa phần họ học chưa hết cấp 1) để làm những công việc khác nên họ chọn công việc chăn nuôi để tạo ra thu nhập cho gia đình. Có 21 hộ chiếm 35% ý kiến cho rằng nuôi vịt ít vốn và có 15 hộ chiếm 25% ý kiến cho rằng thu hồi vốn nhanh. Bộ phận còn lại chiếm khoảng 3% ý kiến cho rằng là nuôi vịt theo phong trào, tuy nhiên số lượng ý kiến này không cao, ngoài ra không còn ý kiến nào khác.

Bảng 4.8: Giống vịt được chọn nuôi

Giống vịt Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%) Vịt cò 29 48,4 Vịt màu 23 38,3 Vịt rằn 6 10 Khác (vịt Bắc kinh, vịt Hãn) 2 3,3 Tổng 60 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

Với kết quả ở bảng 4.8, ta thấy là hầu hết các hộ nuôi vịt đẻ ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đều chọn nuôi giống vịt Cò, trong 60 hộ thì có đến 29 hộ chọ nuôi giống vịt này chiếm 48,4% trong tổng số hộ nuôi. Còn vịt màu chiếm phần cũng khá nhiều có đến 23 hộ nuôi chiếm 38,3% trong tổng hộ nuôi. Các giống vịt khác như: Vịt Rằn màu, vịt Bắc kinh, vịt Hãn.., thì số hộ chọn nuôi tương đương nhau và không đáng kể. Theo các hộ chăn nuôi, ưu điểm của giống vịt Cò là giống vịt mau lớn, năng suất đẻ trứng cao, khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên và sức đề kháng tốt, thích hợp với phương thức chăn thả truyền thống ở nước ta.

Hình 4.1: Tỉ lệ giống vịt được chọn nuôi 4.2.6 Về loại con giống và nguồn cung cấp

Bảng 4.9: Chọn loại con giống khi nuôi

Chỉ tiêu Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%)

Vịt con 22 36,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vịt hậu bị 38 63,3

Tổng 60 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

Tùy vào điều kiện cụ thể của từng hộ như: nguồn lực tài chính, nhân lực, kinh nghiệm,…mà các nông hộ có thể chọn con giống để bắt đầu nuôi là vịt hậu bị hay vịt con. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy có 22/60 hộ khi bắt đầu chăn nuôi vịt đẻ chọn con giống là vịt con chiếm 36,7% và 38/60 hộ chọn con giống là vịt hậu bị chiếm 63,3%. Những hộ nuôi bắt đầu từ vịt hậu bị thường thu hoạch trứng suốt năm, khi mua về thì vịt sẽ cho trứng liền, điểm thuận lợi nữa là sẽ tiết kiệm được một khoảng chi phí thức ăn do có thể cho chạy đồng sớm. Còn đối với giống là vịt con thì phải sau khoảng 3,5 đến 6 tháng, tuỳ loại giống nuôi, mới bắt đầu thu được trứng. Tuy nhiên, chọn giống từ vịt con thì người nuôi có thể chủ động về loại giống nuôi, giá giống vịt con lại rẻ, người nuôi có thể kiểm soát đàn vịt từ nhỏ nên giống sẽ đạt chất lượng hơn.

Bảng 4.10: Nguồn cung cấp vịt giống

Nguồn cung cấp vịt giống Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%)

Từ người bán dạo 2 3,3

Mua từ hàng xóm 34 56,7

Từ lo ấp 15 25

Tự gầy giống 9 15

Tổng 60 100

Từ kết quả điều tra cho thấy, 56,7% các hộ chăn nuôi mua con giống chủ yếu ở các lò ấp quen của địa phương mình, họ chọn lựa nguồn con giống ở gần vì họ có thể biết được những đặc tính tốt của con giống vào các thời điểm trước đó và đây là nguồn đáng tin cậy để họ quyết định lựa chọn. Số hộ còn lại chiếm 43,3% trên tổng số hộ chăn nuôi lựa chọn con giống từ các nguồn khác mà cụ thể là hàng xóm và các hộ chăn nuôi quen… Lý do của sự lựa chọn này là những hộ chăn nuôi này áp dụng hình thức chăn nuôi theo kiểu mua con giống gần đến ngày thu hoạch trứng (vịt hậu bị) của các hộ chuyên nuôi để bán con giống, những hộ này là những người làm ăn có uy tín được những người chung nghề giới thiệu, là nguồn cung cấp đáng tin cậy.

Thứ nhất là các hộ chăn nuôi theo cách mua con giống còn nhỏ từ lò ấp của địa phương mình, của hàng xóm hay những hộ chăn nuôi quen về nuôi đến lớn. Số hộ nuôi vịt theo cách này chiếm 81,7% trong tổng số mẫu điều tra. Tỷ lệ hao hụt trong trường hợp nuôi này thường rất cao có khi lên đến 8% tổng lượng nuôi ban đầu. Tuy nhiên nếu lựa chọn cách này thì người nuôi có thể tiết kiệm được chi phí con giống (thay vì mua vịt hậu bị), ngoài ra họ còn có thêm nguồn thu khi bán con trống (nếu lượng con trống vượt quá 10% tổng đàn). Họ nuôi theo quan niệm lấy công làm lời, tận dụng nguồn thức ăn có từ đồng ruộng sau khi thu hoach, từ ao, hồ sông rạch như ốc, hến… mà đặc biệt là ốc bưu vàng đang có mặt khắp nơi. Chu kỳ chăn nuôi theo cách này khoảng trên 5 tháng tính từ ngày hốt vịt về nuôi đến khi vịt đẻ trứng nếu chỉ đổ lúa và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có. Người chăn nuôi nếu tăng cường thêm thức ăn tăng trưởng và các loại thức ăn chế biến sẵn bán ở các chợ thì có thể tiết kiệm thêm thời gian trong chu kỳ nuôi này.

Ngược lại nếu người chăn nuôi lựa chọn hình thức mua con giống gần đến ngày thu hoạch trứng (vịt hậu bị) từ các hộ chuyên nuôi để bán con giống hay từ các hộ chăn nuôi gần đến ngày thu hoạch trứng nhưng vì lý do thiếu vốn hay vì lý do khác nên họ không thể tiếp tục nuôi tiếp được nữa. Tỷ lệ hộ chăn nuôi theo kiểu này chiếm khá cao 63,3% trong tổng số hộ được điều tra.

Tuy nhiên nếu theo cách chọn giống này thì người nuôi phải bỏ ra nguồn vốn khá lớn để mua con giống. Trung bình giá con giống dao động từ 68.000 đến 100.000 đồng/con. Theo cách này thì các hộ chăn nuôi tiết kiệm được chi phí thức ăn và chi phí chăn thả và sẽ có thu nhập nhanh hơn cách nuôi từ nhỏ.

4.2.7 Về qui mô nuôi vịt và phân loại theo qui mô

Bảng 4.11: Quy mô chăn nuôi vịt

Chỉ tiêu ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Trung binh

Số vịt nuôi Con 110 3.000 671

Thời gian nuôi Tháng 3 16 8

Lượng trứng Trứng/tháng 2,7 93 18,1

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

Kết quả bảng 4.11 cho thấy trung bình mỗi hộ nuôi là 671 con. Hầu hết các nông hộ đều có ít đất nên họ sợ vào những tháng thiếu đồng thì đồng nhà không đủ cho ăn. Họ quan niệm rằng nuôi ở quy mô vừa như thế này thì việc đầu tư và chăm sóc sẽ dễ dàng và đúng mức hơn. Thời gian nuôi trung bình cho một đợt nuôi là 8 tháng. Lượng trứng trung bình cho một đợt nuôi là 18,1trứng. Tuy nhiên, quy mô khác nhau thì lượng trứng cũng sẽ khác nhau, xét riêng quy mô về lượng vịt nuôi mỗi đàn thì theo các hộ chăn nuôi ở địa phương, có thể chia theo 3 mức quy mô như sau:

Bảng 4.12: Phân loại hộ theo quy mô chăn nuôi vịt

Quy mô đàn Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%)

Từ 500 con trở xuống 26 43,3

Trên 500 con đến 1.000 con 22 36,7

Trên 1.000 con 12 20

Tổng 60 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả bảng 4.12 cho thấy số nông hộ chăn nuôi vịt với quy mô dưới 500 con chiếm tỷ lệ lớn 43,3%. Số lượng vịt nuôi từ 500 con đến 1.000 con chiếm tỷ lệ khá cao 36,7%. Các hộ nuôi với quy mô trên 1.000 con chiếm tỷ lệ 20%.

4.2.8 Thời gian hộ chăn nuôi vịt để lấy trứng

Bảng 4.13: Thời gian nuôi vịt theo hộ

Thời gian nuôi Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%)

Từ 1 năm trở xuống 12 25

Từ 1 năm đến 2 năm 47 73,3

Trên 2 năm 1 1,7

Tổng 60 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

Các hộ nuôi vịt để lấy trứng theo hình thức chạy đồng sẽ kéo dài 1 đợt nuôi khoảng trên 12 tháng (tính từ thời gian vịt rớt hột lần đầu) đến 24 tháng, số lượng này chiếm 73,3%. Bên cạnh đó, đàn vịt được nuôi để lấy trứng từ 1 năm trở xuống chiếm 25% và trên 2 năm chiếm 1,7%.

Hộ chăn nuôi chọn vịt bắt đầu cho trứng để nuôi (vịt hậu bị) chiếm 63,3%. Các hộ nuôi theo hình thức này có khó khăn vì phải chọn mua con giống đúng thời điểm, có nguồn thức ăn dồi dào mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho vịt để có lượng trứng cao.

4.2.9 Về giống vịt lấy trứng Bảng 4.14: Lý do chọn giống Bảng 4.14: Lý do chọn giống Lý do Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%) Xếp hạng

Năng suất cao 52 86,7 1

Mau lớn, dễ nuôi 36 60 2

Giống phổ biến, dễ mua 34 56,7 3

Giống ít bệnh 27 45 4

Gía con giống rể 9 15 5

Khác 0 0 6

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

Ta thấy rằng yếu tố quan trọng được người chăn nuôi quan tâm hàng đầu là giống gia cầm mà ở đây cụ thể là vịt nuôi lấy trứng là giống vịt phải có năng suất cao chiếm 86,7% và vịt cổ cò được lựa chọn nhiều nhất. Điều đặc biệt quan trọng nhất là theo ý kiến của đa số các hộ chăn nuôi là trứng vịt cổ

cò rất dễ bán, bên cạnh thì yếu tố mau lớn, dễ nuôi chiếm 60% ý kiến mà các hộ chăn nuôi lựa chọn. Đây là yếu tố để rút ngắn chu kỳ chăn nuôi xuống và quyết định thời hạn mang lại thu nhập cho người chăn nuôi hoặc nói cách khác nó quyết định lợi nhuận mà người chăn nuôi có được. Kế đến là yếu tố giống phổ biến, dễ mua chiếm 56,7% ý kiến. Giống ít bệnh cũng được nhiều người quan tâm chiếm 45% ý kiến. Yếu tố cuối cùng giá con giống rẻ cũng được người chăn nuôi quan tâm (chiếm 15% trong tổng ý kiến). Do có được các đặc tính vừa nêu trên nên giống vịt rằn được chọn nuôi nhiều nhất.

4.2.10 Thời gian cho trứng của vịt

Bảng 4.15: Thời gian cho trứng của vịt

ĐVT: Ngày

Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình

Thời gian vịt đẻ một đợt 360 60 210

Thời gian vịt tạm nghỉ đẻ 42 0 32

Số ngày vịt đẻ trong năm 360 80 193

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 35)