PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 48)

4.3.1 Phân tích chi phí cho việc chăn nuôi vịt đẻ

Bảng 4.21: Phân tích chi phí chăn nuôi vịt đẻ

ĐVT: Đồng/trứng

Khoảng mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tỷ trọng (%)

Chi phí chuồng trại 0,95 27,68 3,84 0,31

Chi phí con giống 6,69 196,40 61,52 5,04

Chi phí thức ăn 275,74 1.571,43 790,63 64,74 Chi phí thú y 1,25 23,85 9,90 0,81 Chi phí lao động 37,01 349,65 137,98 11,30 Chi phí chuyển đồng 0,00 223,38 200,95 16,74 Chi phí thuê đất 1,75 68,32 16,53 1,34 Chi phí khác 0,00 0,00 0,00 0,00 Tổng chi phí 323,39 2.660,71 1.221,32 100

Chi phí chăn nuôi vịt đẻ bao gồm các loại chi phí: chi phí chuồng trại, chi phí con giống, chi phí vận chuyển, chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí lao động, chi phí chuyển đồng (đối với các hộ nuôi theo phương thức chạy đồng), chi phí công cụ dụng cụ và một số chi phí khác. Qua bảng 4.21 ta thấy, tổng chi phí trong quá trình chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ trung bình là 1.221,32 đồng/trứng với mức chi phí chênh lệch là 2.337,32 đồng/trứng giữa chi phí thấp nhất (323,39 đồng/trứng) và chi phí cao nhất (2.660,71 đồng/trứng). Nguyên nhân là do có sự chênh lệch về các khoản chi phí như giống, thức ăn, thuốc thú y và thuê đất giữa các nông hộ. Các nông hộ có số lượng vịt khác nhau thì có mức sử dụng khác nhau về các khoảng chi phí cũng như quá trình chăm sóc tùy theo kinh nghiệm cũng như mức độ tiếp thu kỹ thuật nuôi của từng hộ.

Chi phí chuồng trại: Bao gồm chi phí cây để dựng chuồng, chi phí lá lợp, cao su che chắn, chi phí lưới bao,... Trong phần chi phí chuồng trại tính bao gồm cả chi phí cho công cụ, dụng cụ dùng để thu hoạch trứng. Chi phí này thường không cao trung bình là 3,84 đồng/trứng, cao nhất là 2,68 đồng/trứng và thấp nhất là 0,95 đồng/trứng, chiếm 0,31% trong tổng chi phí nuôi. Tỷ trọng này thấp không ảnh hưởng nhỏ đến lợi nhuận nuôi vịt.

Chi phí con giống: Giống là yếu tố quan trọng, giống tốt hoặc xấu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và năng suất trứng. Chi phí mua con giống cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng nuôi và giá cả của từng loại giống. Chi phí giống được chia ra làm 2 phần là chi phí mua giống nhỏ và chi phí trong trường hợp mua giống lớn (vịt hậu bị), chi phí giống trung bình là 61,52 đồng/trứng, cao nhất là 196,40 đồng/trứng và thấp nhất là 6,69 đồng/trứng, chiếm 5,04% chi phí nuôi. Đối với những người mua vịt con nuôi đến lớn thì được tính từ lúc mua vịt nhỏ đến lúc đẻ trứng được trung bình hơn 5 tháng.

Chi phí thức ăn: là chi phí bỏ ra mua thức ăn cho vịt được chế biến sẵn, chi phí mua lúa đổ lúa cho vịt, chi phí mua ốc, đặc biệt là chi phí thuê đồng và những khoản chi khác về thức ăn cho vịt. Thức ăn là yếu tố đầu vào quan trọng, không thể thiếu và ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển cũng như cung cấp nguồn thức ăn để hình thành trứng vịt. Tuy nhiên việc sử dụng thức ăn sao cho hợp lí đúng liều lượng và cân đối để đảm bảo lợi nhuận là điều quan trọng. Chi phí thức ăn trung bình là 790,63 đồng/trứngvà có sự chênh lệch giữa chi phí thức ăn nhỏ nhất (275,74 đồng/trứng) và chi phí thức ăn lớn nhất (1.571,43 đồng/trứng), chiếm 64,74 % trong tổng chi phí nuôi. Từ đó cho thấy lượng thức ăn sử dụng trong đợi nuôi khá cao, cho thấy nguồn thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng trứng vịt.

Chi phí thuốc thú y: Bao gồm chi phí phòng bệnh và chi phí chữa bệnh cho đàn vịt trong thời gian một đợt nuôi, giúp đàn vịt sinh trưởng tốt, phòng ngừa bệnh, tăng lợi nhuận và sản lượng trứng. Chi phí thuốc thú y chiếm tỷ trọng tương đối ít trong tổng chi phí, trung bình mỗi đợt nuôi nông hộ tiêm từ 3 đến 4 lần và các thuốc thú y có giá tương đối cao nên hộ chăn nuôi cũng không dám tiêm nhiều, khoản chi phí này trung bình là 9,9 đồng/trứng chiếm 0,81% tổng chi phí chăn nuôi. Trong đó thấp nhất là 1,25 đồng/trứng và cao nhất là 23,85 đồng/trứng. Chi phí này còn tùy thuộc vào số lượng nuôi cũng như số lần tiêm phòng và trị bệnh cho vịt trong thời gian nuôi.

Chi phí lao động: Bao gồm chi phí lao dộng thuê mướn với chi phí lao động nhà quy ra tiền. Đối với những hộ có thuê mướn lao động thì sẽ là giá của lao động thuê mướn, những hộ không có lao động thuê mướn thì là giá của lao động thuê trên thị trường tại địa bàn nghiên cứu. Theo số liệu phỏng vấn thì khoản chi phí lao động thuê trung bình 137,98 đồng/trứng, chiếm 11,3 tổng chi phí. Trong đó thấp nhất là 37,01 đồng/trứng và cao nhất là 349,65 đồng/trứng.

Chi phí vận chuyển: là chi phí để vận chuyển đàn vịt từ đồng nhà đến địa phương khác thường là chi phí tàu, bè hay xe cộ. Tùy theo số lượng đàn vịt nhiều hay ít, quãng đường xa hay gần mà chi phí nhiều hay ít, khoảng chi phí này trung bình là 200,95 đồng/trứng, chiếm 16,74% trong tổng chi phí chăn nuôi. Trong đó chi phí thấp nhất là 0,00 đồng/trứng và cao nhất là 223,38 đồng/trứng, cho thấy được các hộ chăn nuôi vịt thường xuyên chạy đồng từ nơi này đến nơi khác. Ngoài ra chi phí vận chuyển còn phụ thuộc vào số lần vận chuyển trong năm.

Chi phí thuê đồng: là chi phí thuê đồng cho vịt ăn trong thời gian chuyển đồng, thông thường vịt ăn từ 1 đến 2 tháng là di chuyển đến nơi khác, khoản chi phí này trung bình 16,53 đồng/trứng, chiếm 1,34% trong tổng chi phí, trong đó chi phí thấp nhất là 1,75 đồng/trứng và cao nhất là 68,32 đồng/trứng. Theo kết quả điều tra thì trung bình đối với mỗi trứng vịt tốn 189,12 đồng chi phí lao động, trong đó chi phí lao động nhà là 104,80 đồng/trứng chiếm 55,42% trong tổng chi phí lao động, chi phí thuê mướn lao động là 84,32 đồng/trứng chiếm 44,58% trong tổng chi phí lao động tính cho mỗi trứng. Như vậy chi phí lao động nhà chiếm phần lớn trong chi phí lao động, điều này cũng cho thấy rằng những hộ nuôi vịt sử dụng lao động nhà là chính với mục đích lấy công làm lời, ít khi sử dụng lao động mướn.

4.3.2 Hiệu quả tài chính chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

Bảng 4.22: Hiệu quả tài chính chăn nuôi vịt đẻ tính cho 1 trứng vịt

Tỷ số tài chính ĐVT Trung bình

Tổng doanh thu Đồng/trứng 1.634,28

Tổng chi phí Đồng/trứng 1.221,32

Tổng lợi nhuận Đồng/trứng 412,93

Doanh thu/Tổng chi phí Lần 1,43

Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,24

Lợi nhuận/Tổng chi phí Lần 0,43

Thu nhập ròng/Công lao động nhà Lần 2,57

Thu nhập ròng/Chi phí chưa có công lao

động nhà Lần 0,52

Lợi nhuận ròng/Công lao động nhà Lần 1,85

Lợi nhuận ròng/Tổng chi phí Lần 0,38

Thu nhập ròng/Tổng doanh thu Lần 0,97

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.22 cho thấy doanh thu trung bình mỗi hộ tương đối cao (1.634,28 đồng/trứng) vì số lượng nuôi trung bình mỗi hộ là 671,12 con nên sản lượng trứng tương đối nhiều và giá bán tương đối cao (trung bình 1.774,92 đồng/trứng). Mỗi hộ có số lượng nuôi, năng suất trứng và giá bán cũng khác nhau. Từ đó, có sự chênh lệch lớn giữa hộ có doanh thu lớn nhất (1.572,12 đồng/trứng) và nhỏ nhất (18,78 đồng/trứng).

Với hộ chăn nuôi có số lượng vịt lớn và thường xuyên chạy đồng thì thu nhập chính của gia đình họ cũng chính là từ chăn nuôi vịt lấy trứng, cho nên thu nhập có ý nghĩa quan trọng đối với hộ chăn nuôi vịt. Vì số lao động gia đình của mỗi hộ chênh lệch lớn giữa giá trị lớn nhất (8 người/hộ) và nhỏ nhất (2 người/hộ) nên chi phí lao động gia đình có sự khác biệt lớn giữa giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. Để phản ánh rõ hơn hiệu quả tài chính mang lại từ việc chăn nuôi vịt đẻ, chúng ta sẽ xét đến các tỷ số tài chính xem đồng vốn mà các nông hộ nơi đây bỏ ra đầu tư vào chăn nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả thực tế như thế nào.

Theo bảng 4.22, ta có tỷ số giữa doanh thu và chi phí trung bình là 1,43 lần có ý nghĩa là 1 đồng chi phí hộ chăn nuôi bỏ ra sẽ thu được 1,43 đồng doanh thu. Tỷ số trung bình doanh thu/chi phí lớn hơn 1 cho thấy hộ chăn nuôi vịt đẻ tại huyện Long Mỹ đạt hiệu quả về mặt tài chính. Tuy nhiên, tỷ số giữa doanh thu/chi phí còn tương đối thấp cho thấy nghề chăn nuôi vịt vẫn còn nhiều hạn chế và chưa khai thác hết, doanh thu chủ yếu từ bán trứng cho thương lái thu gom.

Tỷ số trung bình giữa lợi nhuận và doanh thu trongchăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ tại huyện Long Mỹ là 0,24 lần >0 cho thấy kết quả chăn nuôi vịt có lời. Lợi nhuận/doanh thu = 0,24 lần, có ý nghĩa là trong 1 đồng doanh thu có chứa 0,24 đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận/doanh thu lớn hơn 0 thì hộ chăn nuôi đạt hiệu quả. Ngược lại, hộ chăn nuôi bị lỗ nên tỷ số lợi nhuận/doanh thu nhỏ hơn 0.

Tỷ số trung bình giữa lợi nhuận và chi phí là 0,43 lần có ý nghĩa là 1 đồng chi phí hộ chăn nuôi vịt bỏ ra sẽ thu được 0,43 đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận/chi phí lớn hơn 0, cho thấy hộ chăn nuôi đạt hiệu quả. Mặc khác những hộ nuôi với chi phí cao nên thua lỗ làm cho tỷ số lợi nhuận/chi phí nhỏ.

Tỷ số trung bình giữa thu nhập và chi phí chưa có LDGĐ là 0,52 lần. Theo đó, hộ chăn nuôi bỏ ra 1 đồng chi phí chưa có công LDGĐ sẽ thu được 0,52 đồng thu nhập trong chăn nuôi vịt. Tỷ số Thu nhập/Chi phí chưa có lao động gia đình phụ thuộc vào cả thu nhập và chi phí chưa có lao động gia đình (những hộ sử dụng lao động gia đình là chính hoặc chăn nuôi kém hiệu quả, có thu nhập nhỏ hơn 0).

Tỷ số trung bình giữa thu nhập ròng và công lao động gia đình là 2,57 lần, nghĩa là khi người nuôi vịt bỏ ra 1 đồng chi phí thì họ sẽ thu được 2,57 đồng thu nhập ròng, phần thu lại lớn hơn một lần phần bỏ ra chứng tỏ hộ bỏ chi phí ra hợp lý. Hay nói cách khác thu nhập ròng đã bù đắp được chi phí công lao động nhà. Nguyên nhân do thu nhập/ngày công lao động gia đình phụ thuộc vào số ngày công lao động gia đình và thu nhập của hộ.

Tỷ số trung bình giữa lợi nhuận ròng/chi phí công lao động gia đình là 1,85 lần, nghĩa là với 1 đồng thu được từ công lao động gia đình đi làm thuê, hộ có thể kiếm được 1,85 đồng từ việc nuôi vịt. Tỷ số này cho biết lợi nhuận đạt được có đủ bù đắp chi phí lao động nhà không, với tỷ số là 1,85 chứng tỏ lợi nhuận ròng đủ để bù đắp chi phí công lao động nhà.

Tỷ số trung bình lợi nhuận ròng/tổng chi phí là 0,38 lần, đây chính là tỷ suất lợi nhuận của hoạt động nuôi vịt. Tỷ số này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 0,38 đồng lợi nhuận. Qua tỷ số này cũng chứng tỏ rằng lợi nhuận

ròng chịu ảnh hưởng lớn bởi chi phí công lao động nhà (dựa vào tỷ số lợi nhuận ròng/chi phí công lao động gia đình).

Tỷ số trung bình thu nhập ròng/doanh thu là 0,97, tỷ số này cho thấy rằng trong một đồng doanh thu từ hoạt động bán trứng vịt sẽ có 0,97 đồng là thu nhập ròng.

Nông hộ đầu tư chi phí vào chi phí chăn nuôi, nhận được tỷ suất lợi nhuận đầu tư là 38%. Xét trên góc độ từng hộ thì có sự chênh lệch lớn giữa hộ chăn nuôi vịt không hiệu quả và hiệu quả. Hộ chăn nuôi có hiệu quả có thu nhập và lợi nhuận khá cao, các tỷ số tài chính rất tốt. Ngược lại hộ chăn nuôi kém hiệu quả, bị thua lỗ nên các tỷ số tài chính đều thấp hơn yêu cầu tối thiểu (lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, thu nhập/chi phí chưa có LĐGĐ lớn hơn 0; doanh thu/chi phí lớn hơn 1).

Bên cạnh việc xác định hiệu quả tài chính tính cho 1 trứng vịt, ta cần xem xét kết quả chăn nuôi trong một đợt của các nông hộ để thấy rõ hơn tổng lợi nhuận mang lại cho hộ từ việc chăn nuôi vịt đẻ.

Bảng 4.23: Hiệu quả tài chính chăn nuôi vịt đẻ tính cho 1 con vịt

ĐVT: đồng/con/tháng

Khoảng mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Tổng doanh thu 13.199,48 59.346,33 41.809,55

Tổng chi phí 11.618,57 60.377,32 34.171,22

Tổng lợi nhuận 24.818,05 30.586,58 7.638,32 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

Qua kết quả phân tích cho thấy lợi nhuận hộ có được khi nuôi một con vịt trong một tháng là 7.638,32 đồng. Mà trung bình mỗi hộ nuôi 671 con nên lợi nhuận trung bình một tháng mà mỗi nông hộ có được là: (671 x 7.638,32) = 5.125.312,72 đồng/tháng. Với một đợt nuôi trung bình là 8 tháng thì nông hộ sẽ thu được: 8 x 5.125.312,72 = 41.002.501,76 đồng.

Ta thấy, mức lợi nhuận như trên là tương đối, tuy nhiên, do điều kiện chăn nuôi của các hộ là khác nhau, quy mô chăn nuôi khác nhau cho nên để đưa ra được giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể với từng nông hộ: nguồn nhân lực, tài chính…và xem ở mức quy mô nào và chọn hình thức nào để nuôi sẽ mang lại hiệu quả cao, thì việc so sánh hiệu quả tài chính theo hình thức và quy mô nuôi là điều cần thiết.

4.3.3 Phân tích hiệu quả tài chính theo quy mô

Bảng 4.24: Hiệu quả tài chính theo quy mô

Quy mô đàn

Khoảng mục ĐVT

Quy mô I Quy mô II Quy mô III Tổng doanh thu Đồng/trứng 828,49 1.768,27 2.287,04 Tổng chi phí Đồng/trứng 632,93 1.187,44 1.336,64 Tổng lợi nhuận Đồng/trứng 195,56 580,83 950,40 DT/TCP Lần 1,31 1,49 1,71 LN/DT Lần 0,24 0,33 0,42 LN/TCP Lần 0,31 0,49 0,71

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

Qua kết quả phân tích ta thấy, lợi nhuận của các nông hộ chăn nuôi vịt tăng tỷ lệ thuận với quy mô chăn nuôi của họ. Khi chăn nuôi với quy mô càng lớn thì các nông hộ càng tiết kiệm được chi phí nhiều hơn như chi phí lao động, chi phí chuồng, chi phí thức ăn bởi vì những nông hộ có quy mô chăn nuôi càng lớn thì thường là họ nuôi theo hình thức chạy đồng nên có lợi nhuận cao hơn. Hơn nữa, đa số các nông hộ chăn nuôi ở mức quy mô lớn thì thu nhập từ chăn nuôi vịt đẻ là nguồn thu chủ yếu nên họ đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất cũng như chăm sóc đúng kỹ thuật hơn so với các nông hộ chăn nuôi ở các mức quy mô khác nên hiệu quả cao hơn.

So sánh các tỷ số tài chính theo quy mô:

Tỷ số DT/TCP, tỷ số trung bình này cao nhất ở quy mô III (1,71 lần) và thấp nhất ở quy mô I (1,31 lần). Mức quy mô II (1,49 lần) mặc dù nhỏ hơn quy mô III nhưng so với quy mô I thì nó vẫn lớn hơn. Cụ thể là một đồng chi phí bỏ ra để nuôi ở mức quy mô III sẽ thu về được 1,71 đồng doanh thu, trong khi đó nuôi ở mức quy mô II chỉ thu được 1,49 đồng và nuôi ở mức quy mô I thì thu được 1,31 đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ số LN/DT, tỷ số này cao nhất là quy mô III kế đến là quy mô II và thấp nhất là quy mô I. Ở mức quy mô I, tỷ số LN/DT = 0,24 lần, có ý nghĩa là trong một đồng doanh thu thu về có chứa 0,24 đồng lợi nhuận, quy mô II có tỷ số LN/DT = 0,33 lần, điều này có nghĩa là trong 1 đồng doanh thu có chứa 0,33 đồng lợi nhuận và quy mô II với tỷ số LN/DT = 0,42 lần, có ý nghĩa là trong 1 đồng doanh thu có 0,42 đồng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 48)