PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CHĂN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 55)

nhuận. Ở mức quy mô II là 0,49 đồng, nghĩa là trong một đồng chi phí bỏ ra thì có 0,49 đồng lợi nhuận. So với hai quy mô trên thì tỷ suất lợi nhuận ở quy mô III cao nhất, tỷ suất này bằng 0,71 cho biết một đồng chi phí bỏ ra thì thu về 0,71 đồng lợi nhuận.

Như vậy, ta có thể kết luận được rằng nuôi ở mức quy mô càng lớn thì đạt kết quả càng cao, quy mô I so với quy mô II thì ta thấy quy mô II đạt hiệu quả hơn, nhưng so với quy mô III thì quy mô III sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, cần phải biết kết hợp giữa mức quy mô với cách chăm sóc hợp lý.

4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ

Lợi nhuận của việc chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do một số giới hạn phương trình hồi quy chỉ đề cập đến một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Sau khi qua xử lý các số liệu thu thập được từ 60 hộ bằng phần mềm SPSS, ta thu được kết quả về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến lợi nhuận như sau:

Bảng 4.25: Kết quả phân tích các yếu tố hồi quy ảnh hưởng đến lợi nhuận

Nhân tố Hệ số B Sig VIF

Hằng số 193,922 - Chi phí giống 11,103*** 0,000 2,260 Chi phí làm chuồng 25,530ns 0,485 3,879 Chi phí thuốc thú y 16,978*** 0,008 5,516 Chi phí thuê đất -2,951ns 0,669 3,072 Chi phí thức ăn -0,18ns 0,913 3,49 Chi phí chuyển đồng -2,234*** 0,006 8,283

Chi phí lao động thuê -3,511* 0,069 5,835

Biến phụ thuộc Lợi nhuận (Y)

Hệ số R2

Hệ số R2 hiệu chỉnh Sig.F

Kiểm định Durbin Watson

0,846 0,826 0,000 2,192 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

Ghi chú: *** ý nghĩa 1% ,** : ý nghĩa 5% ,* :ý nghĩa 10%, ns : không có ý nghĩa

Bảng 4.25 cho thấy kết quả phân tích ANOVA Sig.F = 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 10% nên mô hình có ý nghĩa và các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. R2 = 0,846 có ý nghĩa là sự biến thiên của lợi nhuận được giải thích bởi yếu tố chi phí giống, chi phí thuốc thú y và chi phí chuyển đồng là 84,6%. Hệ số Durbin Watson là 2,192 chứng tỏ mô hình không có tự tương quan. Tiếp theo, yếu tố phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn nhiều so với 10 nên chứng tỏ mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Giải thích kết quả

Biến chi phí con giống

Hệ số biến chi phí con giống 11,103 có ý nghĩa ở mức α = 1% (Sig.F = 0,000), điều này được giải thích là do hệ số biến chi phí con giống mang giá trị dương cho nên chi phí giống tỷ lệ thuận với lợi nhuận, khi các chi phí khác được cố định nếu chi phí giống tăng (giảm) lên 1 đơn vị thì sẽ tăng (giảm) 11,103 (đồng/trứng) lợi nhuận.

Biến chi phí thuốc thú y

Hệ số biến chi phí thuốc thú y là 16,978 có ý nghĩa ở mức α = 1% (Sig.F = 0,008), điều này được giải thích là do hệ số biến chi phí thuốc thú y mang giá trị dương nên chi phí con giống tỷ lệ thuận với lợi nhuận, khi tăng (giảm) chi phí thuốc thú y lên 1 đồng/trứng và giữ cố định các yếu tố có ảnh hưởng khác thì lợi nhuận tăng (giảm) là 16,978 đồng/trứng. Điều này cho thấy chi phí thuốc thú y tác động rất lớn đến lợi nhuận của hộ chăn nuôi, tăng chi phí thuốc thú y bao nhiêu sẽ làm cho lợi nhuận tăng đúng gần bằng khoản đó.

Biến chi phí lao động thuê

Hệ số biến chi phí lao động thuê là -3,511 có ý nghĩa ở mức α=10% (Sig.F = 0,069), điều này được giải thích là do hệ số của biến chi phí lao động mang dấu âm cho nên chi phí lao động tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, nếu các yếu tố khác không đổi, chi phí lao động tăng (giảm) 1 đơn vị thì lợi nhuận giảm (tăng) 0,735 đồng/trứng.

Biến chi phí chuyển đồng

Hệ số biến chi phí chuyển đồng là -2,234 có ý nghĩa ở mức α = 1% (Sig.F = 0,006), điều này được giải thích là do hệ số chi phí chuyển đồng mang giá trị âm cho nên chi phí chuyển đồng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, khi tăng (giảm) chi phí chuyễn đồng lên 1 đồng/trứng và giữ cố định các yếu tố có ảnh hưởng khác thì lợi nhuận sẽ giảm (tăng) 2,234 đồng/trứng. Điều này cho

thấy chi phí chuyễn đồng tác động rất lớn đến lợi nhuận của hộ chăn nuôi, tăng chi phí chuyễn đồng bao nhiêu sẽ làm cho lợi nhuận giảm đúng gần bằng khoản đó.

4.5 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT TRỨNG VỊT

Để có thể đưa ra được giải pháp tốt cho người chăn nuôi thì ta cần tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sản phẩm đầu ra đó là trứng vịt.

Sau khi qua xử lý các số liệu thu thập được từ 60 hộ bằng phần mềm SPSS, ta thu được kết quả về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến sản lượng trứng như sau:

Bảng 4.26: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất

Nhân tố Hệ số B Sig VIF

Hằng số - 9.365,821 0,000

Tỷ lệ hao hụt 181,452*** 0,004 1,055

Trình độ học vấn 67,808** 0,018 1,114

Quy mô đàn vịt 12,075*** 0,000 1,297

Thời gian nuôi 666,065*** 0,000 1,290

Kinh nghiệm nuôi -26,270ns 0,292 1,128

Tuổi hộ chăn nuôi -1,326ns 0,914 1,080

Biến phụ thuộc Năng suất (Y)

Hệ số R2 0,99

Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,989

Sig.F 0,000

Kiểm định Durbin Watson 2,162

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

Ghi chú: *** ý nghĩa 1% ,** : ý nghĩa 5% ,* :ý nghĩa 10%, ns : không có ý nghĩa

Dựa theo kết quả phân tích ANOVA cho thấy Sig.F = 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 5% nên mô hình có ý nghĩa và các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Với yếu tố phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn rất nhiều so với 10 nên chứng tỏ mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Hệ số Durbin Watson là 2,162 nên không có tự tương quan.

 Giải thích kết quả

Hệ số biến tỷ lệ hao hụt là 181,452 có ý nghĩa ở mức α = 1% (Sig.F = 0,004), điều này được giải thích là do hệ số của biến tỷ lệ hao hụt mang giá trị dương nên tỷ lệ thuận với năng suất trứng, nếu các yếu tố khác không đổi, khi

tỷ lệ hao hụt tăng lên (giảm xuống) thì sẽ làm lượng trứng tăng lên (giảm xuống) 181,452 trứng, điều này cho thấy biến tỷ lệ hao hụt không hợp lý, khi quy mô đàn vịt lớn thì năng suất trứng tăng và lợi nhuận cũng tăng theo (theo bảng 4.24), cho nên biến tỷ lệ hao hụt không có ý nghĩa.

Hệ số biến trình độ học vấn là 67,808 có ý nghĩa ở mức α = 5% (Sig.F = 0,018), điều này được giải thích là do hệ số của biến trình độ học vấn mang giá trị dương nên tỷ lệ thuận với năng suất trứng, khi các yếu tố khác cố định, hộ nào có đi học tiếp thu kỹ thuật chăn nuôi vịt đẻ thì sẽ làm cho lượng trứng thu được nhiều hơn hộ không được đi học là 67,808 trứng. Đối với các hộ có đi học thì họ sẽ nắm dễ tiếp thu kỹ thuật chăn nuôi hơn chẳng hạn như: về cách cho ăn, thời gian bứt lông hợp lí, về thuốc thú y,...Trình độ học vấn ảnh hưởng đến năng suất trứng của vịt vì hộ chăn nuôi tại huyện Long Mỹ chủ yếu là có học chiếm 93%, còn 7% là mù chữ.

Hệ số biến quy mô đàn vịt là 12,075 có ý nghĩa ở mức α = 1% (Sig.F = 0,000), điều này được giải thích là do hệ số của biến quy mô đàn vịt mang giá trị dương nên tỷ lệ thuận với năng suất trứng, nếu các yếu tố khác không đổi, thì khi quy mô tăng lên (giảm xuống) 1 đơn vị thì sẽ làm cho lượng trứng tăng lên (giảm xuống) 12,075 trứng.

Hệ số biến thời gian nuôi là 666,065 có ý nghĩa ở mức α = 1% (Sig.F = 0,000), điều này được giải thích là do hệ số của biến thời gian nuôi mang gái trị dương nên tỷ lệ thuận với năng suất trứng, nếu các yếu tố khác không đổi, thì khi thời gian nuôi tăng lên (giảm xuống) 1 đơn vị thì sẽ làm cho lượng trứng tăng lên (giảm xuống) 666,065 trứng. Nếu hộ chăn nuôi có thời gian nuôi càng lâu thì sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm và kiến thức sẽ làm cho hiệu quả chăn nuôi tăng lên càng cao.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)