Hiệu quả tài chính chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ tại huyện

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 51)

Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

Bảng 4.22: Hiệu quả tài chính chăn nuôi vịt đẻ tính cho 1 trứng vịt

Tỷ số tài chính ĐVT Trung bình

Tổng doanh thu Đồng/trứng 1.634,28

Tổng chi phí Đồng/trứng 1.221,32

Tổng lợi nhuận Đồng/trứng 412,93

Doanh thu/Tổng chi phí Lần 1,43

Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,24

Lợi nhuận/Tổng chi phí Lần 0,43

Thu nhập ròng/Công lao động nhà Lần 2,57

Thu nhập ròng/Chi phí chưa có công lao

động nhà Lần 0,52

Lợi nhuận ròng/Công lao động nhà Lần 1,85

Lợi nhuận ròng/Tổng chi phí Lần 0,38

Thu nhập ròng/Tổng doanh thu Lần 0,97

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

Bảng 4.22 cho thấy doanh thu trung bình mỗi hộ tương đối cao (1.634,28 đồng/trứng) vì số lượng nuôi trung bình mỗi hộ là 671,12 con nên sản lượng trứng tương đối nhiều và giá bán tương đối cao (trung bình 1.774,92 đồng/trứng). Mỗi hộ có số lượng nuôi, năng suất trứng và giá bán cũng khác nhau. Từ đó, có sự chênh lệch lớn giữa hộ có doanh thu lớn nhất (1.572,12 đồng/trứng) và nhỏ nhất (18,78 đồng/trứng).

Với hộ chăn nuôi có số lượng vịt lớn và thường xuyên chạy đồng thì thu nhập chính của gia đình họ cũng chính là từ chăn nuôi vịt lấy trứng, cho nên thu nhập có ý nghĩa quan trọng đối với hộ chăn nuôi vịt. Vì số lao động gia đình của mỗi hộ chênh lệch lớn giữa giá trị lớn nhất (8 người/hộ) và nhỏ nhất (2 người/hộ) nên chi phí lao động gia đình có sự khác biệt lớn giữa giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. Để phản ánh rõ hơn hiệu quả tài chính mang lại từ việc chăn nuôi vịt đẻ, chúng ta sẽ xét đến các tỷ số tài chính xem đồng vốn mà các nông hộ nơi đây bỏ ra đầu tư vào chăn nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả thực tế như thế nào.

Theo bảng 4.22, ta có tỷ số giữa doanh thu và chi phí trung bình là 1,43 lần có ý nghĩa là 1 đồng chi phí hộ chăn nuôi bỏ ra sẽ thu được 1,43 đồng doanh thu. Tỷ số trung bình doanh thu/chi phí lớn hơn 1 cho thấy hộ chăn nuôi vịt đẻ tại huyện Long Mỹ đạt hiệu quả về mặt tài chính. Tuy nhiên, tỷ số giữa doanh thu/chi phí còn tương đối thấp cho thấy nghề chăn nuôi vịt vẫn còn nhiều hạn chế và chưa khai thác hết, doanh thu chủ yếu từ bán trứng cho thương lái thu gom.

Tỷ số trung bình giữa lợi nhuận và doanh thu trongchăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ tại huyện Long Mỹ là 0,24 lần >0 cho thấy kết quả chăn nuôi vịt có lời. Lợi nhuận/doanh thu = 0,24 lần, có ý nghĩa là trong 1 đồng doanh thu có chứa 0,24 đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận/doanh thu lớn hơn 0 thì hộ chăn nuôi đạt hiệu quả. Ngược lại, hộ chăn nuôi bị lỗ nên tỷ số lợi nhuận/doanh thu nhỏ hơn 0.

Tỷ số trung bình giữa lợi nhuận và chi phí là 0,43 lần có ý nghĩa là 1 đồng chi phí hộ chăn nuôi vịt bỏ ra sẽ thu được 0,43 đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận/chi phí lớn hơn 0, cho thấy hộ chăn nuôi đạt hiệu quả. Mặc khác những hộ nuôi với chi phí cao nên thua lỗ làm cho tỷ số lợi nhuận/chi phí nhỏ.

Tỷ số trung bình giữa thu nhập và chi phí chưa có LDGĐ là 0,52 lần. Theo đó, hộ chăn nuôi bỏ ra 1 đồng chi phí chưa có công LDGĐ sẽ thu được 0,52 đồng thu nhập trong chăn nuôi vịt. Tỷ số Thu nhập/Chi phí chưa có lao động gia đình phụ thuộc vào cả thu nhập và chi phí chưa có lao động gia đình (những hộ sử dụng lao động gia đình là chính hoặc chăn nuôi kém hiệu quả, có thu nhập nhỏ hơn 0).

Tỷ số trung bình giữa thu nhập ròng và công lao động gia đình là 2,57 lần, nghĩa là khi người nuôi vịt bỏ ra 1 đồng chi phí thì họ sẽ thu được 2,57 đồng thu nhập ròng, phần thu lại lớn hơn một lần phần bỏ ra chứng tỏ hộ bỏ chi phí ra hợp lý. Hay nói cách khác thu nhập ròng đã bù đắp được chi phí công lao động nhà. Nguyên nhân do thu nhập/ngày công lao động gia đình phụ thuộc vào số ngày công lao động gia đình và thu nhập của hộ.

Tỷ số trung bình giữa lợi nhuận ròng/chi phí công lao động gia đình là 1,85 lần, nghĩa là với 1 đồng thu được từ công lao động gia đình đi làm thuê, hộ có thể kiếm được 1,85 đồng từ việc nuôi vịt. Tỷ số này cho biết lợi nhuận đạt được có đủ bù đắp chi phí lao động nhà không, với tỷ số là 1,85 chứng tỏ lợi nhuận ròng đủ để bù đắp chi phí công lao động nhà.

Tỷ số trung bình lợi nhuận ròng/tổng chi phí là 0,38 lần, đây chính là tỷ suất lợi nhuận của hoạt động nuôi vịt. Tỷ số này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 0,38 đồng lợi nhuận. Qua tỷ số này cũng chứng tỏ rằng lợi nhuận

ròng chịu ảnh hưởng lớn bởi chi phí công lao động nhà (dựa vào tỷ số lợi nhuận ròng/chi phí công lao động gia đình).

Tỷ số trung bình thu nhập ròng/doanh thu là 0,97, tỷ số này cho thấy rằng trong một đồng doanh thu từ hoạt động bán trứng vịt sẽ có 0,97 đồng là thu nhập ròng.

Nông hộ đầu tư chi phí vào chi phí chăn nuôi, nhận được tỷ suất lợi nhuận đầu tư là 38%. Xét trên góc độ từng hộ thì có sự chênh lệch lớn giữa hộ chăn nuôi vịt không hiệu quả và hiệu quả. Hộ chăn nuôi có hiệu quả có thu nhập và lợi nhuận khá cao, các tỷ số tài chính rất tốt. Ngược lại hộ chăn nuôi kém hiệu quả, bị thua lỗ nên các tỷ số tài chính đều thấp hơn yêu cầu tối thiểu (lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, thu nhập/chi phí chưa có LĐGĐ lớn hơn 0; doanh thu/chi phí lớn hơn 1).

Bên cạnh việc xác định hiệu quả tài chính tính cho 1 trứng vịt, ta cần xem xét kết quả chăn nuôi trong một đợt của các nông hộ để thấy rõ hơn tổng lợi nhuận mang lại cho hộ từ việc chăn nuôi vịt đẻ.

Bảng 4.23: Hiệu quả tài chính chăn nuôi vịt đẻ tính cho 1 con vịt

ĐVT: đồng/con/tháng

Khoảng mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Tổng doanh thu 13.199,48 59.346,33 41.809,55

Tổng chi phí 11.618,57 60.377,32 34.171,22

Tổng lợi nhuận 24.818,05 30.586,58 7.638,32 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

Qua kết quả phân tích cho thấy lợi nhuận hộ có được khi nuôi một con vịt trong một tháng là 7.638,32 đồng. Mà trung bình mỗi hộ nuôi 671 con nên lợi nhuận trung bình một tháng mà mỗi nông hộ có được là: (671 x 7.638,32) = 5.125.312,72 đồng/tháng. Với một đợt nuôi trung bình là 8 tháng thì nông hộ sẽ thu được: 8 x 5.125.312,72 = 41.002.501,76 đồng.

Ta thấy, mức lợi nhuận như trên là tương đối, tuy nhiên, do điều kiện chăn nuôi của các hộ là khác nhau, quy mô chăn nuôi khác nhau cho nên để đưa ra được giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể với từng nông hộ: nguồn nhân lực, tài chính…và xem ở mức quy mô nào và chọn hình thức nào để nuôi sẽ mang lại hiệu quả cao, thì việc so sánh hiệu quả tài chính theo hình thức và quy mô nuôi là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)