0
Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH NHÀ MÁY 8.1 An toàn lao động

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT CỒN 96 ĐỘ TỪ SẮN LÁT KHÔ NĂNG SUẤT 135 TẤN NGUYÊN LIỆUNGÀY (Trang 103 -103 )

8.1. An toàn lao động

1.1.1.

An toàn lao động cho người

Để thực hiện tốt công tác mày phải thực hiện tốt các vấn đề sau: - Giáo dục ý thức và biện pháp bảo hộ lao động.

- Công nhân trực tiếp sản xuất được cấp phát quần áo bảo hộ lao động theo định kì.

- Công nhân phải có găng tay để tránh đứt, xước tay khi vận chuyển.

- Đối với công nhân vận hành máy, công nhân ở phân xưởng cơ điện cần có găng tay, kính bảo vệ mắt, ủng…

- Các cầu giao điện phải được che đậy cẩn thận, phải thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng. Câc dây điện đèn, điện máy cần chắc chắn, có bọc lớp cách điện tốt.

8.1.2. An toàn về trang thiết bị

Trong nhà máy lạnh, hệ thống máy và thiết bị tương đối phức tạp, đường ống dẫn và các van khá nhiều, tác nhân có tính độc hại. Do đó an toàn lao động về trang thiết bị vô cùng quan trọng.

- Máy móc thiết bị phải sử dụng đúng chức năng và phù hợp với công suất. - Mỗi thiết bị phải có hồ sơ rõ ràng, sau mỗi ca làm việc phải bàn giao nêu rõ tình trạng để ca sau dễ quản lý.

- Phải có chế độ vệ sinh, bôi dầu mỡ vào ốc vít dể tránh rò rỉ, xả dầu và khí không ngưng ra khỏi hệ thống

8.1.3. An toàn về điện sản xuất

- Các dây tải phải có dây nối đất, có cầu chì riêng để tránh hiện tượng chập mạch.

- Cần cách điện cho các phần mang điện. - Trạm biến áp phải đặt cách nơi đông người.

- Áp dụng các biện pháp kĩ thuật giảm nhẹ nguy hiểm nếu điện bị rò rỉ ra ngoài.

8.1.4. An toàn kho

Trong kho lạnh phải được trang bị đầy đủ ánh sáng để phục vụ cho việc nhập, xuất kho tránh nhầm lẫn, hàng hoá phải có bao bì.

8.1.5. Phòng chống cháy nổ

Phòng máy có những thiết bị dễ cháy nổ, có thể gây ô nhiễm môi trường khi không an toàn về trang thiết bị. Để phòng chống phải tuân theo các qui định về thao tác, các thể chế gây cháy. Công tác phòng chống cháy nổ phải được chú trọng, lập các đội phòng chống cháy nổ để kịp thời cứu chữa và có trách nhiệm trong việc phòng cháy chữa cháy.

8.2. Vệ sinh công nghiệp

Yêu cầu về vệ sinh công nghiệp là vấn đề không thể thiếu được trong nhà máy công nghiệp thực phẩm. Nếu vệ sinh không tốt sẽ làm nhiễm tạp khuẩnvà làm hư hỏng sản phẩm sau này.

- Phải sử dụng quần áo sạch sẽ, mặc đồ bảo hộ lao động đầy đủ.

- Thực hiện tốt các chế độ khám sức khoẻ cho công nhân viên theo định kỳ. - Không ăn uống trong khi sản xuất.

8.2.2.

Vệ sinh máy móc thiết bị

Thiết bị, máy móc hoạt động theo định kỳ phải ngưng hoạt động để vệ sinh, sát trùng. Ngoài ra, cứ sau mỗi ca cần phải làm vệ sinh dụng cụ chế biến cho sạch sẽ.

8.2.3.

Vệ sinh phân xưởng, nhà máy

Thường xuyên thực hiện kiểm tra vệ sinh trong và ngoài phân xưởng sản xuất. Sau mỗi ca phải vệ sinh nơi làm việc, nhà máy cần có hệ thống cấp, thoát nước tốt, tránh ứ đọng gây hôi thối …

8.2.4.

Xử lý phế liệu

Đối với bã rượu sau khi chuyển vào khu xử lí bã sẽ bán cho các công ty sản xuất thức ăn gia súc, đây là biện pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường và giảm chi phí xử lí rác thải đồng thời tăng hiệu quả kinh tế.

8.2.5.

Xử lý nước sản xuất

Nước ảnh hưởng đến chát lượng sản phẩm nên việc sử lý nước trước khi sử dụng là cần thiết. Nước phải được xử lí độ cứng, tẩy mùi và yêu cầu đảm bảo vệ sinh.

8.2.6.

Xử lý nước thải

Sau khi sản xuất, lượng nước thải được thải ra cần phải sử lý bằng phương pháp vi sinh đạt được tiêu chuẩn cho phép rồi đưa ra ngoài cống ngầm.

An toàn lao động vệ sinh công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, năng xuất và uy tín của nhà máy. Do đó phải chú ý đúng mức và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu đã đề ra.

Chương 9

KIỂM TRA SẢN XUẤT

9.1. Kiểm tra nguyên liệu

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT CỒN 96 ĐỘ TỪ SẮN LÁT KHÔ NĂNG SUẤT 135 TẤN NGUYÊN LIỆUNGÀY (Trang 103 -103 )

×