8. Cấu trúc của đề tài
1.4.1.3. Phát triển đội ngũ giảng viên căn cứ vào dự thảo chiến lược phát triển giáo
triển giáo dục 2011-2020
“Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại” [6, Tr1]
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 tiếp tục thực hiện giai đoạn cuối của Chiến lược giáo dục 2001-2010 với những điều chỉnh cần thiết, tạo những bước chuyển căn bản của giáo dục trong thập niên tới.
Những tồn tại yếu kém cũng đã được phân tích một cách khoa học về công tác phát triển đội ngũ nhà giáo như sau:“ Còn thiếu quy hoạch tổng thể đào tạo đội ngũ nhà giáo .... dẫn đến tình trạng đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ về cơ cấu. Ở các trường cao đẳng, đại học, số giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ còn quá ít.... còn có biểu hiện vi phạm đạo đức lối sống, làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của người thầy trong xã hội. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo còn thiếu hiệu quả. Các chế độ chính
sách đối với nhà giáo chưa thỏa đáng, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong bản thân mỗi người thầy.”[6, Tr1]
Định hướng cho công tác phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên trong các trường Đại học, Cao đẳng “chiến lược” đã đưa ra các giải pháp là:
- Thực hiện chế độ hợp đồng thay cho biên chế, có chính sách miễn giảm học phí, cung cấp học bổng đặc biệt để thu hút các học sinh giỏi vào học tại các trường sư phạm. Đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo sư phạm....
- Để tăng số lượng GV chiến lược đưa ra giải pháp“Thực hiện đề án đào tạo giảng viên cho các trường đại học cao đẳng từ 2008 đến năm 2020 với ba phương án đào tạo: đào tạo ở trong nước, đào tạo ở nước ngoài và kết hợp đào tạo trong và ngoài nước.”
- Để nâng cao chất lượng của công tác kiểm tra, đánh giá “Tiếp tục đánh giá theo chuẩn nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp và giảng viên đại học.”
- Để tăng cường chất lượng GV phải “Tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài”
- Để tạo động lực cho GV phải: “Có chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng - Thu hút các nhà khoa học nước ngoài có uy tín và kinh nghiệm, các trí thức Việt Kiều tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.”[6, Tr9]