Tổ chức bộ máy, quy mô, chất lượng đào tạo của trường ĐHVH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2. Tổ chức bộ máy, quy mô, chất lượng đào tạo của trường ĐHVH

2.2.1. Tổ chức bộ máy của Nhà trường

* Về cơ cấu tổ chức, bộ máy của trường gồm: - Hội đồng quản trị: 11 thành viên

- Ban Giám hiệu: 04 thành viên gồm: 1 Hiệu trưởng và 3 Phó Hiệu trưởng: 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách về đào tạo; 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách về nội chính; 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách về tài chính.

* Sáu phòng chức năng và bốn tổ trực thuộc: - Tổ chức hành chính

- Quản lý đào tạo - Kế hoạch – Tài chính - Công tác sinh viên - Thanh tra giáo dục - Quản trị thiết bị - Tổ Kiểm định

- Tổ Nghiên cứu khoa học

- Tổ Hợp tác quốc tế và quan hệ doanh nghiệp - Tổ Website

* Mười một khoa:

- Khoa Công nghệ thông tin - Khoa Điện tử - Viễn thông - Khoa Kinh tế

- Khoa Du lịch - Khoa Xã hội học - Khoa Tâm lý học - Khoa Ngữ văn - Khoa Văn hóa học - Khoa Ngoại ngữ

- Khoa Đông phương học - Khoa Lý luận chính trị * Ba trung tâm:

- Trung tâm Ngoại ngữ - Trung tâm Kỹ thuật cao - Trung tâm hỗ trợ sinh viên

Đảng Ủy

Ban Giám Hiệu

Hội Đồng Khoa Học

Hội SV Đoàn TNCS

Hội Đồng Tuyển Sinh Công Đoàn

Hội Đồng Thi Đua

2.2.2. Quy mô, chất lượng đào tạo Trường ĐHVH 2.2.2.1. Quy mô đào tạo

Các ngành đào tạo:

+ Hệ Đại học: Hệ thống thông tin, Mạng truyền thông, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện tử - truyền thông, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Xã hội học, Tâm lý học, Văn học, Đông phương học, Ngôn ngữ Anh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Marketting.

+ Hệ cao đẳng: Hệ thống thông tin, Mạng truyền thông, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện tử - truyền thông, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Marketting, Ngôn ngữ Anh.

+ Hệ liên thông: Hệ thống tin, Mạng truyền thông, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện tử - truyền thông, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Marketting.

Trình độ và loại hình đào tạo: - Hệ Đại học chính quy: 4 năm - Hệ Cao đẳng chính quy : 03 năm - Liên thông đại học: 1,5 năm - Cao đẳng liên thông : 1,5 năm

Số lượng sinh viên đào tạo

Từ năm học 2008 - 2010 đến nay, số lượng sinh viên tuyển sinh qua hàng năm không ổn định, được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Quy mô và ngành nghề đào tạo

TT

Loại hình đào tạo

Số lượng SV tuyển sinh Tổng

cộng

2008 2009 2010 2011

1 Đại học chính quy 1218 581 586 496 2881

1.1 Công nghệ thông tin 159 30 23 35 247

1.2 Điện tử viễn thông 72 0 0 20 92

1.3 Kinh tế 454 301 280 245 1280

1.4 Du lịch 210 110 94 69 483

1.5 Xã hội học 35 0 27 0 62

1.6 Tâm lý học 65 40 50 50 205

1.7 Ngữ văn 120 56 32 0 208

1.8 Tiếng Anh kinh thương 23 0 25 34 82

1.9 Văn hóa học 0 0 0 0 0

2. Hệ cao đẳng chính quy 826 316 654 567 2363

2.1 Công nghệ thông tin 139 45 23 50 257 2.2 Điện tử viễn thông 103 37 25 26 191

2.3 Kinh tế 284 156 191 328 959

2.4 Du lịch 300 78 415 163 956

3. Hệ Liên thông Đại học 109 148 435 1098 1790

3.1 Công nghệ thông tin 39 23 76 246 384 3.2 Điện tử viễn thông 70 20 87 90 267

3.3 Kinh tế 0 0 138 602 740

3.4 Du lịch 0 105 134 160 399

4. Hệ Liên thông Cao đẳng 229 48 132 124 533

4.1 Công nghệ thông tin 69 24 21 18 132

4.2 Điện tử viễn thông 44 0 17 0 61

4.3 Kinh tế 0 24 30 37 91

4.4 Du lịch 116 0 64 69 249

Tồng cộng 2382 1093 1807 2285 7567

Đánh giá: Quy mô về số lượng sinh viên của nhà trường trong những năm qua có sự thay đổi, đối với sinh viên Đại học chính quy có sự biến đổi không ổn định theo các năm từ năm 2008 đến 2011 có xu thế giảm dần (năm 2008 so với năm 2011 giảm 3 lần) từ đó kéo theo số lượng sinh viên của các ngành đào tạo cũng giảm theo. Số lượng tuyển sinh giữa các ngành, Khoa cũng không ổn định, một số Khoa như Điện tử viễn thông hai năm (2009 và 2010), Khoa Xã hội học năm (2009 và 2011), khoa Ngữ văn năm 2011, ngành Tiếng Anh kinh thương năm 2009, đặc biệt Khoa Văn hóa học từ năm 2008 đến 2011 không tuyển được sinh viên.

Hệ Cao đẳng chính quy số lượng tuyển sinh qua các năm không ổn định năm 2008 so với năm 2009 giảm 26.61 lần, năm 2009 so với năm 2010 tăng gần 2.06 lần; giữa các khoa cũng thể hiện rõ sự không ổn định về tuyển sinh qua các năm

điển hình khoa Kinh tế năm 2009 so với năm 2010 giảm 1.82 lần, Khoa Du lịch năm 2009 so với năm 2010 tăng 5.32 lần.

Hệ liên thông Đại học tăng nhanh từ 2008 đến 2011 (tăng 10.07 lần). Khoa tăng nhanh nhất là khoa Kinh tế năm 2008 không tuyển sinh được hệ này đến năm 2011 tuyển được 602 SV.

Hệ liên thông Cao đẳng, qua số liệu thông kê bảng 2.1 cũng thể hiện sự không ổn định qua các năm tuyển sinh.

Từ những phân tích số liệu tuyển sinh hàng năm ta có thể kết luận công tác tuyển sinh ở Đại học Văn Hiến qua các năm không có sự ổn định về tổng chỉ tiêu và sự ổn định của các ngành, các chuyên ngành. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác sắp xếp, bố trí, tuyển dụng đội ngũ giảng viên hàng năm.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2008 2009 2010 2011 Đại học chính quy Hệ cao đẳng chính quy Hệ Liên thông Đại học Hệ Liên thông Cao đẳng

Biểu đồ 2.1. Quy mô ngành nghề đào tạo

Với việc quy mô tuyển sinh qua các năm của trường không ổn định giữa các hệ, các khoa, các ngành qua từng năm ít nhiều gây khó khăn trong công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ giảng viên của trường ĐHVH.

2.2.2.2. Chất lượng đào tạo

Để đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của trường ĐHVH chúng ta phải đánh giá chất lượng đầu vào (tuyển sinh), chất lượng đầu ra (sinh viên tốt nghiệp), chất lượng ĐNGV và một số yếu tố khác.

Nhà trường thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh.

Trường ĐHVH không tổ chức thi tuyển sinh hàng năm mà chỉ thực hiện hình thức xét tuyển theo chỉ đạo ba chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Những năm gần đây do khó khăn trong công tác tuyển sinh nên các trường ngoài công lập nên điểm chuẩn của các ngành bằng với điểm sàn và chỉ cao hơn chút ít ở một số ngành và hệ Cao đẳng.

- Hệ Liên thông Đại học, Cao đẳng

Trường ĐHVH tổ chức tuyển sinh bậc Liên thông Đại học, Cao đẳng vào dịp tháng 10 hàng năm. Hệ Đại học liên thông này nhà trường tuyển sinh 09 ngành:

Quản trị du lịch-khách sạn; Quản trị du lịch lữ hành; Quản trị kinh doanh; Kế toán; Hệ thống thông tin; Kỹ thuật phần mềm; Mạng máy tính và truyền thông; Điện tử - Viễn thông; Mạng thông tin và truyền thông. Hệ Cao đẳng liên thông nhà trường tuyển sinh 09 ngành: Quản trị du lịch-khách sạn; Quản trị du lịch lữ hành; Quản trị kinh doanh; Kế toán; Tài chính ngân hàng; Công nghệ kỹ thuật Điện tử- Viễn thông; Hệ thống thông tin; Kỹ thuật phần mềm; Mạng máy tính và truyền thông với khung thời gian đào tạo 01 năm 06 tháng. Nhà trường thực hiện tổ chức tuyển sinh tương tự như hệ chính quy.

Đánh giá chung về chất lượng đầu vào của SV của trường: Chất lượng đầu vào chưa cao so mặt bằng chung của xã hội.

Nguyên nhân:

Là trường ngoài công lập nên học phí cao và thương hiệu trường chưa thật sự mạnh, chưa đủ thu hút người học.

Chất lượng đào tạo:

Đối với một trường đại học, chất lượng đào tạo là sản phẩm của nhà trường, là thước đo uy tín của nhà trường trước xã hội. Để thực hiện tốt một quá trình đào tạo, nhà trường cần chú ý đến công tác kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, …trong quá trình đào tạo, qua đó sẽ đánh giá được chất lượng giảng dạy của nhà trường. Trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy,

cải tiến chương trình, xác định mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, thì các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được nhà trường chú trọng cải tiến cho phù hợp. Việc ra đề thi và chấm thi do giảng viên phụ trách bộ môn đảm nhận, nhưng phải có phản biện của GV cùng trình độ chuyên môn. Tất cả các môn học bắt buộc phải có điểm kiểm tra quá trình, các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá đa dạng và do GV quy định như thi tự luận, vấn đáp hay trắc nghiệm khách quan,…

Ngoài việc kiểm tra đánh giá theo chương trình đào tạo. Trường ĐHVH còn thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo, hiện nay đã thực hiện xong đánh giá trong và đang hoàn tất hồ sơ gửi Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng - Bộ GD&ĐT thẩm định.

Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện tốt các chỉ tiêu về số lượng và mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo, Trường ĐHVH luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Điều này được thể hiện qua các công tác như cập nhật chương trình đào tạo tiên tiến, nâng cấp các phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm theo đạt tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng ĐNGV, hệ thống cán bộ quản lý, công tác NCKH kết hợp xây dựng mô hình học cụ được lãnh đạo nhà trường quan tâm đúng mức có kết quả cao trong nhà trường. Công tác quản lý chất lượng đào tạo trong nhà trường được thực hiện tốt. Với tinh thần “Coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng” và trung thành với phương châm“Chất lượng – Sáng tạo – Hiệu quả” cho nên sản phẩm của nhà trường đào tạo trong những năm qua đã được xã hội chấp nhận và có thể nói hiện nay số lượng SV trường ĐHVH tốt nghiệp đại đa phần có việc làm ổn định đúng với chuyên môn và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, sinh viên ra trường tìm được việc làm hằng năm chiếm tỷ lệ từ 86 đến 94.6% (theo khảo sát của phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng).

Công tác tuyển sinh là khâu quan trọng đầu tiên trong công tác đào tạo. Công tác này làm tốt và tuyển được sinh viên có trình độ đủ theo học chương trình đào tạo tại trường thì chất lượng đào tạo sẽ cao, ngược lại công tác này không được chú

trọng thì công tác đào tạo rất vất vả, thậm chí kết quả đào tạo sẽ khó dự đoán được nguyên nhân từ đâu gây ra yếu kém và bất cập trong đào tạo.

Về tuyển sinh đầu vào, trường áp dụng hai cách:

- Đối với loại hình chính quy, trường không tổ chức thi tuyển mà xét tuyển kết quả thi của thí sinh dự thi ĐH, CĐ theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Đối với loại hình liên thông chính quy, trường tự tổ chức và ra đề thi riêng, nên từ khâu đề thi, tổ chức thi, chấm thi rất nghiêm túc.

Bảng 2.2. Thống kê chất lượng đào tạo của sinh viên những năm gần đây Khóa học Tổng SV đầu vào Tổng đầu ra Xếp loại tốt nghiệp SV tìm được việc làm Giỏi SL(TL%) Khá SL(TL%) TBK SL(TL%) TB SL(TL%) 2004- 2008 767 606(79.3%) 8(1.3) 201(33.2) 355(58.6) 50(8.3) 526 (86.8) 2005- 2009 558 430(77.1%) 12(2.8) 158(36.7) 230(53.5) 30(7.0) 385 (89.5) 2006- 2010 1764 1325(75.1%) 32(2.4) 450(34.0) 753(56.8) 90(6.8) 1254 (94.6) 2007- 2011 1927 1273(66.1%) 32(2.5) 350(27.5) 785(61.7) 106(8.3) 1125 (88.4) 2008- 2012 2432 1700(69.9) 35(2.1) 437(26.1) 1082(64.7) 146(8.7) 1545 (90.9) Tồng Cộng 7448 5334(71.6) 119(2.2) 1596(29.9) 3205(60.1) 422(7.9) 4835 (90.6)

0 10 20 30 40 50 60 70 2004- 2008 2005- 2009 2006- 2010 2007- 2011 2008- 2012 Giỏi Khá Trung bình khá Trung bình

Biểu đồ: 2.2. Tỷ lệ xếp loại tốt nghiệp của sinh viên

Đánh giá: Qua bảng thống kê chất lượng đào tạo và biểu đồ chất lượng sinh viên ta thấy:

Ưu điểm:

Sinh viên xếp loại khá giỏi hàng năm đạt tỷ lệ trung bình là 32.1% và tỷ lệ này khá đồng đều qua các năm, tỷ lệ sinh viên xếp loại trung bình khá đạt 60.1%, còn lại xếp loại trung bình đạt 7.9%. Các tỷ lệ này khá đồng đều qua các năm tốt nghiệp. Như vậy, nếu căn cứ vào đánh giá thì ta thấy qua phân loại kết quả học tập, chất lượng đào tạo của Nhà trường ổn định qua từng năm học, ưu điểm nổi bật đó là hầu hết sinh viên ra trường đều có việc làm trung bình chung qua các năm 90.6% (theo khảo sát của phòng Kiểm định chất lượng).

Nhược điểm :

+ Số lượng đạt loại khá, giỏi có tỷ lệ chưa cao so với tổng số sinh viên.

+ Số lượng sinh viên hao hụt trong quá trình đào tạo còn rất cao chiếm tỷ lệ 28.4% số tuyển sinh đầu vào.

+ Vẫn còn một số sinh viên ra trường khó tìm việc làm hoặc tìm việc làm không đúng chuyên ngành đào tạo (đa phần ở các ngành khoa học xã hội).

Nguyên nhân:

+ Do tâm lý “Khoa bảng” của một bộ phận học sinh và phụ huynh về bằng cấp ở các trường Đại học ngoài công lập không bằng đại học công lập, trong lúc đó

nhiều loại hình đào tạo đại học được mở ra nhiều nên thu hút bộ phận sinh viên này chuyển trường hoặc thi lại tuyển sinh năm kế tiếp.

+ Do thiếu thông tin tư vấn về việc chọn ngành nghề để học hoặc chưa có ý thức hiểu biết rõ ràng về loại nghề nghiệp, mà không biết ngành đăng ký dự thi là ngành gì, trong đó dạy cái gì, và tốt nghiệp thì làm gì? Không chuẩn bị được, không nhận thức đúng được thực chất về ngành nghề đã chọn, nhiều SV hụt hẩng, sinh ra chán nản, không thích ứng, không chịu học để sau một học kỳ, một năm học các em lần lượt nghỉ để học trường khác, ngành khác hoặc bị buộc thôi học do kết quả không đạt yêu cầu.

+ Do còn một số giảng viên chưa làm tốt trách nhiệm của mình trong hoạt động giáo dục, như động viên, hướng dẫn, kích thích hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên.

+ Một số sinh viên nhập học chỉ để tránh nghĩa vụ quân sự, sau một học kỳ thì bỏ học.

+ Chất lượng đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của SV và phụ huynh.

+ Cơ sở vật chất phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học chưa đáp ứng được yêu cầu của người học.

+ Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Hoàn cảnh gia đình, kinh tế xã hội, mức học phí ở trường Đại học ngoài công lập cao hơn các trường ĐH công lập.

2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên trường ĐHVH Tp. Hồ Chí Minh 2.3.1. Trình độ chuyên môn

Trình độ của đội ngũ giảng viên là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ của đội ngũ này, là điều kiện cần thiết để họ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trình độ của đội ngũ giảng viên trước hết được thể hiện ở trình độ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.

Trình độ chuyên môn của ĐHVH được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn của ĐNGV trường ĐHVH theo Khoa (nguồn phòng Tổ chức - Hành chính)

STT Khoa SL Học hàm, Học vị (SL và tỷ lệ %) GS PGS TS ThS CN 1 Khoa CNTT 19 0 0 2(10.5) 6(31.5) 11 (58) 2 Khoa ĐPH 10 0 1(10) 0 2(20) 7(70) 3 Khoa ĐTVT 11 0 0 1(9) 5(45.5) 5(45.5) 4 Khoa Du lịch 24 1(4.2) 1(4.2) 2(8.3) 9(37.5) 11(45.8 ) 5 Khoa Kinh tế 50 0 3(6) 9(18) 21(42) 18(36) 6 Khoa LLCT 4 0 0 0 4(100) 0 7 Khoa Ngoại ngữ 13 0 0 0 7(43.8) 6(46.2) 8 Khoa Ngữ văn 8 0 1(12.5) 1(12.5) 5(62.5) 1(12.5) 9 Khoa Tâm lý học 11 0 2(18.2) 1(9.1) 3(27.3) 5(45.5) 10 Khoa XHH 7 0 0 0 5(71.5) 2(28.5) Tổng cộng 157 1(0.62) 8(5.1) 16(10.2) 67(42.6) 65(41.4)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)