Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 27)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên

Về số lượng giảng viên

Số lượng giảng viên là biểu thị về mặt định lượng của đội ngũ này, nó phản ánh quy mô của đội ngũ giảng viên tương xứng với quy mô của mỗi trường đại học, cao đẳng. Số lượng giảng viên phụ thuộc vào sự phân chia tổ chức trong nhà trường.

Số lượng giảng viên của mỗi trường đại học, cao đẳng phụ thuộc vào quy mô phát triển nhà trường, nhu cầu đào tạo và các yếu tố khác, chẳng hạn như: chỉ tiêu biên chế, công chức của nhà trường, các chế độ chính sách đối với đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, dù trong điều kiện nào, muốn đảm bảo hoạt động giảng dạy thì người quản lý cũng đều cần quan tâm đến việc giữ vững sự cân bằng động về số lượng giảng viên với nhu cầu đào tạo và quy mô phát triển của nhà trường.

Phát triển đội ngũ giảng viên về số lượng nhằm hướng đến việc kéo giảm tỉ lệ SV/1 giảng viên để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Quyết định 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 chỉ ra giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo đối với giảng viên đại học, cao đẳng là “Khẩn trương đào tạo, bổ sung và nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng để một mặt giảm tỷ lệ sinh viên/giảng viên trung bình đang quá cao hiện nay (30) xuống khoảng 20, trong đó 10 - 15 đối với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, 20 - 25 đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, các ngành kinh tế, mặt khác, đón đầu sự phát triển giáo dục đại học những năm sắp tới.” [5, Tr1]

Vận dụng quy định của Quyết định này, đối với trường ĐHVH Thành phố Hồ Chí Minh, ở nội dung phát triển đội ngũ giảng viên về mặt số lượng, phải đảm bảo sao cho đạt được tỉ lệ 20 – 25 sinh viên/1 giảng viên.

Theo từ điển Tiếng Việt, “Cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện các chức năng của chỉnh thể”[29]. Như vậy, có thể hiểu cơ cấu đội ngũ giảng viên là một thể thống nhất, hoàn chỉnh, bao gồm:

- Về chuyên môn: Đảm bảo tỷ lệ giảng viên hợp lý giữa các đơn vị trong nhà trường, phù hợp với quy mô và nhiệm vụ đào tạo của từng chuyên ngành đào tạo.

- Về lứa tuổi: Đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ trong nhà trường, tránh tình trạng hụt hẫng về đội ngũ giảng viên trẻ kế cận, cần có thời gian nhất định để thực hiện.

- Về giới tính: Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa giảng viên nam và giảng viên nữ trong từng khoa, tổ, bộ môn và chuyên ngành đào tạo của nhà trường.

- Về chính trị: Duy trì sự cân đối về tỷ lệ giảng viên trong các tổ chức chính trị - xã hội như: Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn,…giữa các phòng, khoa, tổ bộ môn trong nhà trường.

Về chất lượng đội ngũ giảng viên

Chất lượng đội ngũ giảng viên là toàn bộ thuộc tính, những yếu tố ảnh hưởng của đội ngũ giảng viên. Những thuộc tính và yếu tố ảnh hưởng này gắn bó với nhau trong một tổng thể thống nhất tạo nên giá trị và sự tồn tại của đội ngũ giảng viên và làm cho đội ngũ giảng viên khác với đội ngũ khác. Theo định nghĩa chất lượng phù hợp với mục tiêu thì chất lượng đội ngũ giảng viên phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục của cơ sở giáo dục mà đội ngũ giảng viên đang làm việc.

Chất lượng đội ngũ giảng viên bao gồm những thuộc tính bản chất tạo nên chất lượng của giảng viên: Phẩm chất của giảng viên; Trình độ của giảng viên (chuyên môn, nghiệp vụ,…); Năng lực của giảng viên.

Chỉ với khái niệm chất lượng giảng viên chưa nói lên được quy mô giảng viên và cơ cấu của đội ngũ giảng viên. Vì vậy, nói đến chất lượng đội ngũ giảng viên còn có các yếu tố ảnh hưởng và chi phối như: Số lượng thành viên trong đội ngũ (hoặc quy mô đội ngũ); Cơ cấu của đội ngũ kết hợp chặt chẽ với chất lượng giảng viên tạo nên chất lượng đội ngũ giảng viên.

Về phẩm chất:Phẩm chất của các giảng viên tạo nên phẩm chất của đội ngũ giảng viên, phẩm chất đội ngũ giảng viên tạo nên linh hồn và sức mạnh của đội ngũ này. Phẩm chất đội ngũ giảng viên trước hết được biểu thị ở phẩm chất chính trị, đó là yếu tố rất quan trọng giúp cho người giảng viên có bản lĩnh vững vàng trước những biến động của xã hội. Trên cơ sở đó thực hiện hoạt động giáo dục toàn diện, định hướng xây dựng nhân cách cho sinh viên có hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác, có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ là cái xác không hồn. Phải có chính trị rồi mới có chuyên môn… Nói tóm lại, chính trị là đức, chuyên môn là tài, có tài mà không có đức là hỏng.” [25, Tr492]

Giáo dục có tính chất toàn diện, bên cạnh việc dạy “chữ” và dạy “nghề” thì điều rất cần thiết là dạy cho sinh viên cách học để làm người, là xây dựng nhân cách cho sinh viên. Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng đã và đang trực tiếp đón nhận nhiều luồng tri thức, nhiều luồng văn hoá khác nhau. Sự nhạy cảm cũng như đặc tính luôn thích hướng tới cái mới của tuổi trẻ rất cần có sự định hướng trong việc tiếp cận và tiếp nhận các luồng thông tin đó. Việc không ngừng nâng cao tính tích cực chính trị cho đội ngũ giảng viên là rất cần thiết, bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa của giáo dục đại học Việt Nam, kết hợp một cách hài hòa giữa tính dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại trong đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục đại học Việt Nam.

Phẩm chất đạo đức mẫu mực cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của giáo dục nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Cùng với năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức được coi là yếu tố nền tảng của nhà giáo. Trong sự nghiệp

“trồng người” phẩm chất đạo đức luôn có vị trí nền tảng. Nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng phải có phẩm chất đạo đức trong sáng để trở thành tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo, để giáo dục đạo đức và xây dựng nhân cách cho thế hệ trẻ.

Về kiến thức: Trình độ của đội ngũ giảng viên là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ của đội ngũ này, là điều kiện cần thiết để họ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trình độ của đội ngũ giảng viên trước hết được thể hiện ở trình độ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Ở khả năng tiếp cận và cập nhật của đội ngũ này với những thành tựu mới của thế giới, những tri thức khoa học hiện đại, những đổi mới trong giáo dục và đào tạo để vận dụng trực tiếp vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình. Mặt khác, trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, ngoại ngữ và tin học cũng là những công cụ rất quan trọng giúp người giảng viên tiếp cận với tri thức khoa học tiên tiến trên thế giới tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế để nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ giảng viên đã và đang được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập.

Về kỹ năng sư phạm: Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hay tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; hoặc là phẩm chất tâm lý, sinh lý tạo ra cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó.” [29, tr.678]

Đối với đội ngũ giảng viên, năng lực được hiểu là trên cơ sở hệ thống tri thức mà người giảng viên được trang bị, họ phải hình thành và nắm vững hệ thống các kỹ năng để tiến hành hoạt động sư phạm có hiệu quả. Kỹ năng của người giảng viên được hiểu là “khả năng vận dụng những kiến thức thu được vào hoạt động sư phạm” biến nó thành kỹ xảo. Kỹ xảo “là kỹ năng đạt tới mức thuần thục”[29, tr.544]

Giảng dạy và nghiên cứu là hai hoạt động cơ bản, đặc trưng của người giảng viên đại học, cao đẳng. Vì vậy, nói đến năng lực của đội ngũ giáo viên cần phải xem xét trên hai góc độ chủ yếu là năng lực giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học.

Năng lực giảng dạy của người giảng viên là khả năng đáp ứng yêu cầu học tập, nâng cao trình độ học vấn của đối tượng; khả năng đáp ứng sự tăng lên về quy mô đào tạo; khả năng truyền thụ tri thức mới cho sinh viên… Điều đó phụ thuộc rất

lớn vào trình độ, kỹ năng của người giảng viên; điều kiện và thiết bị dạy học và được thể hiện ở chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Năng lực của người giảng viên còn được thể hiện ở việc khơi dậy tinh thần say mê học tập cho sinh viên; gợi mở những vấn đề mới để các em có nhu cầu tìm kiếm tri thức giải quyết vấn đề một cách khoa học và tìm kiếm chân lý khoa học; bồi dưỡng cho các em khả năng tự học, tự nghiên cứu.

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học trường Đại học

Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển GD-ĐT nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên có ý nghĩa quan trọng. Bởi GD-ĐT là một phân hệ trong hệ thống kinh tế - xã hội. Trong quá trình phát triển GD-ĐT luôn chịu nhiều tác động của nhiều nhân tố khác nhau trong hệ thống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển đội ngũ giảng viên không thể đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển đội ngũ giảng viên mà chỉ xem xét để đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên.

Các yếu tố khách quan

Bước vào thời kỳ đổi mới, xu thế hội nhập khu vực và quốc tế đòi hỏi Đảng và nhà nước tích cực đổi mới về chiến lược, sách lược trong đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Nước ta gia nhập tổ chức WTO là một thách thức đồng thời cũng là cơ hội cho giáo dục phát triển.

Các yếu tố chủ quan

Đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, giảng viên phải có đầy đủ đức và tài. Nhà trường phải thường xuyên quan tâm phát triển đội ngũ, thể hiện ở các mặt.

Người thầy giáo phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành đào tạo.

Người thầy giáo phải có đạo đức tốt, kiến thức sư phạm vững chắc, năng lực thực hiện thành thạo và hiệu quả.

Cán bộ quản lý GD-ĐT có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề vững chắc. Người cán bộ Quản lý cần phải: Thực hiện mục tiêu GD-ĐT ở cơ sở GD bằng cách giao nhiệm vụ cho người dưới quyền sao cho phát huy được hiệu quả tích cực, chủ động, sáng tạo, hiệu quả; chịu trách nhiệm đảm bảo các mục tiêu đào tạo của nhà trường, được thực hiện một cách chuẩn xác, khoa học; khả năng thích ứng, nhạy cảm, nhanh nhạy và vận dụng cái mới trong công tác quản lý; triển khai công việc phải hướng dẫn cụ thể, giám sát, kiểm tra, đánh giá trong quá trình hoạt động.

Đảm bảo được chu trình quản lý gồm: + Kế hoạch hóa;

+ Tổ chức thực hiện; + Điều hành;

+ Kiểm tra, giám sát, điều chỉnh, phân tích, tổng kết kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)