8. Cấu trúc của đề tài
1.5.6. Chế độ chính sách cho đội ngũ giảng viên
Giảng viên thuộc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được hưởng chế độ về tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp giảng dạy, trả lương dạy thêm giờ và các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước như đối với giảng viên các trường đại học; được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Chế độ nghỉ hàng năm của giảng viên gồm các ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ tết, nghỉ các ngày lễ, nghỉ phép (hoặc nghỉ hè) hàng năm theo quy định của pháp luật. Căn cứ kế hoạch năm học, điều kiện cụ thể Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bố trí thời gian nghỉ phép (hoặc nghỉ hè) cho giảng viên một cách hợp lý.
Được áp dụng xét phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, xét bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo các quy định của Nhà nước như đối với giảng viên đại học.
1.6. Mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên trường ĐHVH
Mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên trường ĐHVH thực chất là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên về phẩm chất, năng lực trình độ và các yếu tố ảnh hưởng: để đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng và hợp lý về cơ cấu.
• Về số lượng:
Phấn đấu thực hiện đủ về số lượng giảng viên tương ứng với số lượng sinh viên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và đi dần vào ổn định để phát triển. Việc tuyển chọn giảng viên phải được tiến hành bằng nhiều con đường như: tiếp nhận giảng viên từ các trường khác về (đảm bảo yêu cầu sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, giảng viên đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành phù hợp). Dự kiến quy mô đào tạo đại học, cao đẳng chính quy, liên thông năm 2017 là 10.000 sinh viên.
Vì vậy, việc tuyển chọn đội ngũ giảng viên phải đi trước một bước để đáp ứng được yêu cầu về số lưỡng sinh viên.
• Về cơ cấu:
Phát triển ĐNGV đồng bộ về cơ cấu cả chuyên ngành, độ tuổi, giới tính và năng lực trình độ. Đặc biệt có cơ cấu hợp lý về các lĩnh vực chuyên môn giữa các ngành, các bộ môn trong khoa và giữa các khoa, cơ cấu đủ giảng viên có trình độ cao về các chuyên ngành trọng điểm của trường.
Cơ cấu theo nguyên tắc mỗi giảng viên giảng dạy được ít nhất hai môn và mỗi môn ít nhất có hai giảng viên giảng dạy.
• Về phẩm chất:
Bên cạnh về việc phát triển mục tiêu về số lượng, cơ cấu thì việc phát triển một tập thể giảng viên có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có ý chí vươn lên sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trung thực thẳng thắn, có lòng say mê nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học.
• Về trình độ:
Đối với giảng viên tuyển mới phải đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (ưu tiên là người tốt nghiệp ở nước ngoài). Mục tiêu đến năm 2017 đạt 25 đến 30% giảng viên có trình độ tiến sĩ hoặc đang học nghiên cứu sinh, 65 đến 70% giảng viên có trình độ thạc sĩ hoặc đang học cao học. 100% giảng viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng lớp nghiệp vụ giảng dạy dành cho giảng viên.
• Về năng lực:
Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có sự sáng tạo, sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ để đạt kết quả tốt nhất.
Năng lực sư phạm tốt, nắm bắt và sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học và sử dụng tốt các phương tiện, công cụ dạy học, nâng cao hơn nữa trình độ ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ GV.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở phân tích lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên, chương 1 đã hệ thống hoá và đưa ra một số khái niệm liên quan đến việc phát triển đội ngũ giảng viên. Phát triển là sự biểu hiện sự thay đổi, sự tăng tiến về số lượng lẫn chất lượng của sự vật hiện tượng, của con người trong cộng đồng và trong xã hội.
Cơ sở lý luận của việc phát triển đội ngũ giảng viên còn được thể hiện ở sự khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này trong bối cảnh đất nước đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước đó là ở quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh, ở sự định hướng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nêu rõ mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học là một quá trình các chủ thể quản lý sử dụng tổng hợp các biện pháp tác động vào đội ngũ giảng viên của Nhà trường nhằm bảo đảm cho đội ngũ này phát triển đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn về chất lượng đáp ứng với nhu cầu đào tạo của Nhà trường.
Các khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn về xây dựng và phát triển ĐNGV được nêu ra ở Chương 1 sẽ tạo cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ĐNGV Trường ĐHVH giai đoạn hiện nay, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục cao đẳng, đại học nói riêng.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường ĐHVH thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Quá trình hình thành của Trường ĐHVH thành phố Hồ Chí Minh
Trường ĐHVH là trường đại học dân lập, được thành lập theo quyết định số 517/TTg ngày 11 tháng 7 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, do một số lý do, đến tháng 11 năm 1999 Trường mới chính thức đi vào hoạt động.
Sau hơn 15 năm hoạt động và phát triển, Trường ĐHVH đã trở thành một thương hiệu uy tín về giáo dục Đại học, đào tạo có chất lượng về các ngành Kinh tế; Du lịch; Kỹ thuật; Khoa học xã hội & Nhân văn tại khu vực phía Nam và trong cả nước, gần 15.000 sinh viên đã tốt nghiệp với 30 ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng. Sinh viên tốt nghiệp Trường ĐHVH hiện đang làm việc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau tại các vùng miền của đất nước. Trong số đó, nhiều sinh viên đã thành đạt, giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, được các công ty, tổ chức tin tưởng, đánh giá cao.
Xác định đội ngũ giảng viên là nhân tố cốt lõi, là “linh hồn” của một trường đại học, Nhà trường tìm kiếm, mời những giảng viên giàu kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học về công tác và gắn bó lâu dài với Trường. Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Trường là 460 giảng viên có uy tín (bao gồm cơ hữu và thỉnh giảng), trong đó trên 70% là thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư.
Chương trình đào tạo các ngành của Nhà trường theo định hướng trang bị kiến thức cơ bản nhưng cũng mang tính ứng dụng, chú trọng kỹ năng thực hành, thực tập, đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu làm việc ở lĩnh vực chuyên môn hẹp cũng như năng lực thích ứng với những biến động của thực tiễn.
Năm 2012 là năm mang tính bước ngoặt lớn của Trường ĐHVH. Sau nhiều năm tìm kiếm nhà đầu tư cho Trường, ngày 30/10/2012 Nhà trường đã đi đến ký thảo thuận đầu tư với Công ty Hùng Hậu là nhà đầu tư toàn diện và duy nhất của Trường ĐHVH. Điều đặc biệt, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ông Trần Văn Hậu, chính là một cựu sinh viên của Trường, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, kỳ vọng đầu tư cho giáo dục lâu dài, “để đời”.
Với sự hỗ trợ về quản trị và tài chính, Trường ĐHVH từng ngày, từng giờ thay đổi mạnh mẽ. Bộ máy nhân sự được kiện toàn, bổ sung thêm các chuyên gia giàu kinh nghiệm quản lý, đội ngũ giảng viên được bổ sung thêm nhiều giảng viên có trình độ cao, tốt nghiệp các trường đại học có uy tín trong nước và nước ngoài. Cơ sở đào tạo tại Số 624 Âu Cơ, Quận Tân Bình; Số 2A2 P. Thạnh Xuân, Quận 12 được tu bổ, xây dựng, trang bị mới. Cơ sở 1004A Âu Cơ chuẩn bị xây dựng để làm khu Hiệu bộ và văn phòng các khoa. Ngoài ra, một khu Ký túc xá cho sinh viên với 700 chỗ ở sẽ được xây dựng tại địa chỉ 1004B Âu Cơ; một tòa nhà ngay trung tâm Thành phố tại địa chỉ 665-667-669 đường Điện Biên Phủ, Quận 3; cạnh Nhà Văn hóa sinh viên Tp. HCM, được đưa vào hoạt động để phục vụ tuyển sinh, các khóa đào tạo ngắn hạn, đào tạo sau đại học và hợp tác quốc tế.
Trong chiến lược dài hạn, khuôn viên đại học (Campus) theo chuẩn mực quốc tế sẽ được Trường ĐHVH triển khai tại Đại lộ Nguyễn Văn Linh trên diện tích gần 60.000 m2, đã được Ban quản lý Khu Nam và UBND Tp. HCM quy hoạch, giao đất.
Thông qua quan hệ hợp tác uy tín của Trường, sinh viên được bảo đảm thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp, các tổ chức có uy tín tại Tp. HCM và khu vực phía Nam. Đặc biệt, được các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Tp.HCM, Hiệp hội Doanh nghiệp một số tỉnh, thành phía Nam, Nam Tây Nguyên hỗ trợ thực tập, tài trợ học bổng, ưu tiên tuyển dụng.
Trong thời gian tới, Trường ĐHVH tiếp tục mở những ngành đào tạo mới trong các lĩnh vực kỹ thuật, nông nghiệp, công nghệ…; triển khai đào tạo sau đại học một số ngành trong năm 2013; xúc tiến, triển khai các chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các trường đại học Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu.
Với năng lực và tâm huyết nghề nghiệp của tập thể lãnh đạo, đội ngũ cán bộ- giảng viên-nhân viên, Trường ĐHVH đang từng bước phát triển vững chắc để trong một tương lai không xa sẽ là một trường đại học phi lợi nhuận, là một trường có uy tín trong hệ thống các trường đại học Việt Nam, sao cho mỗi sinh viên, giảng viên - cán bộ - nhân viên đều có quyền tự hào, hãnh diện là thành viên dưới mái nhà chung
ĐHVH Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện tại, trường chỉ đào tạo một loại hình là chính quy tập trung với đa cấp, đa ngành, liên thông giữa các cấp đào tạo và tuyển sinh trong phạm vi toàn quốc.
2.1.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của trường ĐHVH thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2.1. Vị trí, vai trò
Trường ĐHVH thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở giáo dục ngoài công lập, nằm trong hệ thống các trường Đại học trong cả nước, trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo. Trường hoạt động theo điều lệ Trường Đại học ban hành theo Quyết định 153/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ “điều lệ trường Đại học”.
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao và mang tính đặc thù riêng, Trường ĐHVH TP. HCM đã xác định mục đích đào tạo: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội”.
Mục tiêu đào tạo của trường là đào tạo kỹ sư, cử nhân các ngành thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh doanh - quản lý, văn hóa, xã hội nhân văn, ngoại ngữ, …bảo đảm yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế.
2.2. Tổ chức bộ máy, quy mô, chất lượng đào tạo của trường ĐHVH 2.2.1. Tổ chức bộ máy của Nhà trường 2.2.1. Tổ chức bộ máy của Nhà trường
* Về cơ cấu tổ chức, bộ máy của trường gồm: - Hội đồng quản trị: 11 thành viên
- Ban Giám hiệu: 04 thành viên gồm: 1 Hiệu trưởng và 3 Phó Hiệu trưởng: 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách về đào tạo; 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách về nội chính; 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách về tài chính.
* Sáu phòng chức năng và bốn tổ trực thuộc: - Tổ chức hành chính
- Quản lý đào tạo - Kế hoạch – Tài chính - Công tác sinh viên - Thanh tra giáo dục - Quản trị thiết bị - Tổ Kiểm định
- Tổ Nghiên cứu khoa học
- Tổ Hợp tác quốc tế và quan hệ doanh nghiệp - Tổ Website
* Mười một khoa:
- Khoa Công nghệ thông tin - Khoa Điện tử - Viễn thông - Khoa Kinh tế
- Khoa Du lịch - Khoa Xã hội học - Khoa Tâm lý học - Khoa Ngữ văn - Khoa Văn hóa học - Khoa Ngoại ngữ
- Khoa Đông phương học - Khoa Lý luận chính trị * Ba trung tâm:
- Trung tâm Ngoại ngữ - Trung tâm Kỹ thuật cao - Trung tâm hỗ trợ sinh viên
Đảng Ủy
Ban Giám Hiệu
Hội Đồng Khoa Học
Hội SV Đoàn TNCS
Hội Đồng Tuyển Sinh Công Đoàn
Hội Đồng Thi Đua
2.2.2. Quy mô, chất lượng đào tạo Trường ĐHVH 2.2.2.1. Quy mô đào tạo
Các ngành đào tạo:
+ Hệ Đại học: Hệ thống thông tin, Mạng truyền thông, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện tử - truyền thông, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Xã hội học, Tâm lý học, Văn học, Đông phương học, Ngôn ngữ Anh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Marketting.
+ Hệ cao đẳng: Hệ thống thông tin, Mạng truyền thông, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện tử - truyền thông, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Marketting, Ngôn ngữ Anh.
+ Hệ liên thông: Hệ thống tin, Mạng truyền thông, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện tử - truyền thông, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Marketting.
Trình độ và loại hình đào tạo: - Hệ Đại học chính quy: 4 năm - Hệ Cao đẳng chính quy : 03 năm - Liên thông đại học: 1,5 năm - Cao đẳng liên thông : 1,5 năm
Số lượng sinh viên đào tạo
Từ năm học 2008 - 2010 đến nay, số lượng sinh viên tuyển sinh qua hàng năm không ổn định, được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1. Quy mô và ngành nghề đào tạo
TT
Loại hình đào tạo
Số lượng SV tuyển sinh Tổng
cộng
2008 2009 2010 2011
1 Đại học chính quy 1218 581 586 496 2881
1.1 Công nghệ thông tin 159 30 23 35 247
1.2 Điện tử viễn thông 72 0 0 20 92
1.3 Kinh tế 454 301 280 245 1280
1.4 Du lịch 210 110 94 69 483
1.5 Xã hội học 35 0 27 0 62
1.6 Tâm lý học 65 40 50 50 205
1.7 Ngữ văn 120 56 32 0 208
1.8 Tiếng Anh kinh thương 23 0 25 34 82
1.9 Văn hóa học 0 0 0 0 0
2. Hệ cao đẳng chính quy 826 316 654 567 2363
2.1 Công nghệ thông tin 139 45 23 50 257 2.2 Điện tử viễn thông 103 37 25 26 191
2.3 Kinh tế 284 156 191 328 959
2.4 Du lịch 300 78 415 163 956
3. Hệ Liên thông Đại học 109 148 435 1098 1790
3.1 Công nghệ thông tin 39 23 76 246 384 3.2 Điện tử viễn thông 70 20 87 90 267
3.3 Kinh tế 0 0 138 602 740
3.4 Du lịch 0 105 134 160 399
4. Hệ Liên thông Cao đẳng 229 48 132 124 533
4.1 Công nghệ thông tin 69 24 21 18 132
4.2 Điện tử viễn thông 44 0 17 0 61
4.3 Kinh tế 0 24 30 37 91