Cơ cấu về giới tính và độ tuổi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 64)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3.2. Cơ cấu về giới tính và độ tuổi

Khi xét về chất lượng ĐNGV của trường chúng ta phải xét đến cơ cấu tuổi đời, thâm niên giảng dạy và cơ cấu về giới tính chúng quyết định tới sự phát triển ĐNGV trong nhà trường sau này, chúng ta quan tâm tới mối quan hệ giữa trình độ và độ tuổi. Ví dụ như số GV có trình độ thạc sỹ lớn hơn 40 tuổi rất khó phát triển nếu xây dựng kế hoạch phát triển cũng sẽ vô cùng khó khăn, nhưng nếu nhỏ hơn 40 tuổi thì số này có nhiều tiềm năng phát triển về chuyên môn và phát triển bền vững và tính kế thừa hơn.

Bảng 2.14: Về giới tình và độ tuổi ĐNGV của trường ĐHVH

ST T

Khoa SL Giới tính Độ tuổi

Nam Nữ 25->30 31->40 41->50 ≥60 1 Khoa CNTT 19 11(58) 8(42) 5(26) 11(58) 2(11) 1(5)

2 Khoa ĐPH 10 3(30) 7(70) 7(70) 2(20) 0() 1(10) 3 Khoa ĐTVT 11 7(64) 4(36) 4(26) 5(45) 2(19) 0() 4 Khoa Du lịch 24 17(71) 7(29) 4(17) 10(42) 3(17) 6(25) 5 Khoa Kinh tế 50 34(68) 16(32) 5(10) 20(40) 9(18) 16(32) 6 Khoa LLCT 4 3(75) 1(25) 0(0) 0(0) 0(0) 4(100) 7 Khoa Ngoại ngữ 13 4(31) 9(69) 1(8) 8(62) 1(8) 3(23) 8 Khoa Ngữ văn 8 4(50) 4(50) 0(0) 6(75) 0(0) 2(25) 9 Khoa Tâm lý học 11 4(36) 7(64) 3(27) 4(36) 2(18) 2(18) 10 Khoa XHH 7 5(71) 2(29) 1(14) 1(14) 3(43) 2(29) Tổng cộng 15 7 92(59) 65(41) 30(19) 67(43) 23(15) 37(23)

Nếu xét theo cơ cấu giới tính thì tỉ trọng cơ cấu hiện nay của giảng viên trong nhà trường có thể xem là chưa phù hợp.

Theo bảng 2.14, ta thấy trong tổng số giảng viên của trường, tỉ trọng nam là 59%, tỉ trọng nữ là 41%.

Giảng viên trẻ (có độ tuổi từ 25 đến 30) chiếm 19%, giảng viên có độ tuổi từ 31 đến 40 chiếm 43%, giảng viên có độ tuổi từ 41 đến 50 chiếm 15%, giảng viên có độ tuổi từ 51 đến 60 chiếm 23%.

Qua số liệu trên ta thấy Cơ cấu theo giới tính và độ tuổi ĐNGV trường ĐHVH hiện nay là:

- Cơ cấu về giới tính chưa thật sự hợp lý.

- Về cơ cấu độ tuổi tỷ lệ ĐNGV có độ tuổi từ 25 đến 40 chiếm tỷ lệ cao (chiếm 62%). Có thể nhận thấy đây là lợi thế của Trường, là đội ngũ kế cận và có khả năng nâng cao trình độ. Tuy nhiên, số GV trên 60 tuổi hiện nay chiếm tỷ lệ khá cao (23%) điều này cũng có hai mặt của nó. Số giảng viên này có kinh nghiệm

giảng dạy và trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, tỷ lệ này là khá cao khi lớp GV trẻ kế cận trình độ cao chưa thể kế thừa và đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.

Độ tuổi ĐNGV là một trong những yếu tố liên quan đến năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Vì vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển ĐNGV phải quan tâm đến cơ cấu độ tuổi của đội ngũ. Phát triển phải cân đối hài hòa giữa lớp trẻ và lớp có độ tuổi cao. Nếu không quan tâm đến cơ cấu độ tuổi sẽ gây ra sự hụt hẫng giữa các thế hệ.

* Về thâm niên công tác và giảng dạy tại trường:

Bảng 2.15: Thâm niên công tác của ĐNGV tại trường năm học 2011-2012

STT Thâm niên giảng dạy tại trường

1 đến 3 4 đến 7 8 đến 14 Tổng

Số lượng 41 42 74 157

Tỷ lệ 26.11(%) 26.75(%) 47.13(%) 100(%)

Qua bảng thống kê trên ta có nhận xét: Số giảng viên có thâm niên công tác và giảng dạy tại trường từ 8 đến 14 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 47.13% đây là đội ngũ GV chủ đạo của trường hiện nay. Mặt khác số GV có thâm niên giảng dạy từ 1 đến 3 năm chiếm tỷ lệ 26.11% đây là đội ngũ trẻ, là đội ngũ kế cận của trường.

Đánh giá: Từ những nhận xét trên có thể nói về cơ cấu độ tuổi, thâm niên và giới tính của đội ngũ giảng viên Trường ĐHVH cơ bản là hợp lý, đáp ứng được sự chuyển giao, kế thừa giữa các thế hệ và có sự tương đối cân bằng về giới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)