Môi trường cạnh tranh trong ngành lành mạnh, nguy cơ mất thị phần về tay các doanh nghiệp nước ngoài cao Do trình độ tay nghề và công nghệ của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công ty cổ phần gang thép gia sàng (Trang 72)

doanh nghiệp nước ngoài cao. Do trình độ tay nghề và công nghệ của các doanh nghiệp nước ngoài cao nên lợi thế cạnh tranh lớn.

- Doanh nghiệp khó chủ động trong sản xuất do thiếu nguyên vật liệu, chi phí đầu tư tăng do biến động tỷ giá đồng nội tệ - ngoại tệ dẫn đến giá xăng dầu, giá điện tăng cao…

- Với chính sách bảo hộ của Nhà nước một mặt thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng phát triển sản xuất, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của ngành khi thuế nhập khẩu phôi thép cao.

- Trên thị trường xuất hiện nhiều loại thép từ Trung Quốc có chất lượng cao nhưng giá thành thấp, do đó để tăng khả năng cạnh tranh Công ty phải tìm cách cải tiến dây chuyền nhằm giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng.

3.2. Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hoạt động quản lý sản xuất của Công ty Cổphần Gang thép Gia Sàng phần Gang thép Gia Sàng

3.2.1. Các vấn đề còn hạn chế và phương hướng giải quyết đề ra

3.2.1.1. Sử dụng triệt để năng lực của nguồn thắt trong dây chuyền

Trên mỗi dây chuyền sản xuất, có nhiều nơi làm việc cùng hoạt động. Các nơi làm việc này có mối quan hệ mật thiết với nhau do đặc điểm của công nghệ thực hiện và do thiết kế sản phẩm quy định. Để sản xuất được một sản phẩm đầu ra, nguyên vật liệu – bán thành phẩm phải đi qua tất cả các nơi làm việc này theo một thứ tự nhất định. Trong quá trình vận động, nguyên vật liệu – bán thành phẩm phải nằm lại trong các nơi làm việc một khoảng thời gian tối thiểu nào đó để công nhân của nơi làm việc đó thực hiện đủ các thao tác chế biến theo quy định trước khi được chuyển sang nơi làm việc tiếp theo. Khoảng thời gian cần thiết của nguyên vật liệu – bán thành phẩm/ 1đơn vị sản phẩm phải nằm trong các nơi làm việc của dây chuyền được gọi là thời gian cần thiết của nơi làm việc đó. Do lượng thời gian cần thiết của các nơi làm việc khác nhau thường không giống nhau nên, nếu được cung cấp đủ nguyên vật liệu thì năng lực sản xuất tối đa của các nơi làm việc sẽ khác nhau. “Nguồn thắt” là một thuật ngữ dùng để chỉ nơi làm việc có năng lực làm việc tối đa thấp nhất trong dây chuyền và “nguồn rộng” là các nơi làm làm việc còn lại. Do nguyên vật liệu – bán thành phẩm phải đi qua tất cả các nơi làm việc trên dây chuyền nên vô hình chung năng lực sản xuất của nguồn thắt quyết định giới hạn năng lực sản xuất của toàn dây chuyền. Như vậy, muốn tăng năng lực sản xuất của dây chuyền thì chúng ta phải sử dụng triệt để năng lực của nguồn thắt.

Để xác định nơi làm việc nào trong dây chuyền được coi là nguồn thắt, người ta căn cứ vào định mức thời gian chế biến của mỗi nơi làm việc, nguồn thắt của dây chuyền chính là nơi làm việc có thời gian chế biến cần thiết ngắn nhất. Người ta cũng có thể xác định nguồn thắt dựa trên quan sát các biểu hiện của nơi làm việc. Thông thường, nguồn thắt trong dây chuyền là nơi làm việc có lượng dự trữ trung gian phía trước rất lớn, còn lượng dự trữ trung gian phía sau thì hầu như không có. Tuy vậy, việc xác định nguồn thắt chỉ thông qua quan sát biểu hiện của nơi làm việc trong một số trường hợp là không chính xác, do vậy cần phải kết hợp với định mức thời gian chế biến của các nơi làm việc.

3.2.1.2. Phối hợp chặt chẽ các khâu, các bộ phận trong quy trình phát – nhận– triển khai lệnh điều độ sản xuất

Trong quy trình phát - nhận - triển khai lệnh sản xuất, phòng Kinh doanh có nhiệm vụ tìm kiếm và thương thảo thực hiện hiện hợp đồng với khách hàng. Bộ phận quản trị sản xuất có nhiệm vụ lên lịch điều độ sản xuất cho từng nhà máy, lịch điều độ sản xuất này bao gồm số lượng và tiến độ thực hiện của từng đơn hàng. Các Quản đốc nhà máy có nhiệm vụ tổ chức hoạt động sản xuất theo lệnh điều độ sản xuất của Giám đốc.

Tuy thực hiện nhiệm vụ ở những phạm vi khác nhau, tính chất hoạt động khác nhau nhưng các khâu trong dây chuyền sản xuất phối hợp hoạt động với nhau sẽ thành một chuỗi hoạt động hoàn chỉnh Khu vực sản xuất – Thị trường. Do vậy, sự phối hợp thiếu nhịp nhàng ở bất kỳ một khâu nào cũng sẽ hạn chế khả năng thực hiện đúng tiến độ của các đơn hàng, khả năng sử dụng triệt để các nguồn lực của bộ phận sản xuất, khả năng tận dụng các cơ hội kinh doanh của Công ty.

Trong mối quan hệ này, bộ phận quản trị sản xuất tại các nhà máy đóng vai trò trung tâm, liên kết giữa bộ phận sản xuất và bộ phận làm công tác thị trường. Do tính chất phức tạp của điều độ sản xuất, bộ phận quản trị sản xuất phải theo sát tình hình thực hiện tiến độ thực hiện các đơn hàng tại các nhà máy, so sánh năng lực của bộ phận của các nhà máy và các nhiệm vụ phải thực hiện từ đó cân đối tiến độ thực hiện các đơn hàng và lịch sản xuất dự trữ gối đầu từng chủng loại một cách linh hoạt.

Do các nhà máy sử dụng công đoạn kế tiếp trên dây chuyền sản xuất nên trong quá trình tổ chức thực hiện các đơn hàng, các bộ phận này cần phải bám sát lệnh điều độ sản xuất và phải phối hợp chặt chẽ với nhau vì sự chậm trễ của bất kỳ bộ phận nào cũng làm giảm khối lượng sản xuất của toàn dây chuyền.

3.2.1.3. Tự động hóa dây chuyền sản xuất

Như đã đề cập trong mô hình SWOT, các dây chuyền sản xuất của Công ty vẫn chủ yếu sử dụng đối tượng lao động là con người nên năng suất lao động chưa cao. Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như hiện nay thì đây được coi là một điểm yếu trong quá trình sản xuất của Công ty. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển làm tăng nhu cầu thép cho xây dựng và các ngành khác. Điều này đặt ra vấn đề, để đáp ứng được nhu cầu của thị trường Công ty cần phải tự động hóa dây chuyền sản xuất.

Năm 2009, Công ty đã thực hiện dự án đầu tư tự động hóa dây chuyền sản xuất gang đúc dạng thỏi, nhưng đến nay dự án vẫn còn dang dở. Trong thời gian tới Công ty nên tiếp tục bỏ vốn đầu tư để nâng cao năng suất và giảm chi sản xuất của sản phẩm gang đúc.

3.2.2. Dự kiến tên đề tài khóa luận

Nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất theo dây chuyền tại nhà máy luyện gang của Công ty Cổ phần Gang thép Gia Sàng.

KẾT LUẬN

Trong môi trường kinh doanh hiện nay, tăng khả năng cạnh tranh là một vấn đề có tính chất sống còn đối với các doanh nghiệp. Trong bốn yếu tố tạo dựng lên lợi thế cạnh tranh vượt trội của một doanh nghiệp so với các doanh nghiệp trong ngành là “năng suất hơn” , “chất lượng hơn”, “cải tiến tốt hơn” và “dịch vụ khách hàng tốt hơn” thì ba yếu tố đầu được tạo ra ở khu vực sản xuất. Như vậy, khu vực sản xuất là khu vực rất quan trọng đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Gang thép Gia Sàng nói riêng và các doanh nghiệp công nghiệp nói chung.

Qua phần phân tích của Báo cáo thực tập ta thấy hoạt động sản xuất là hoạt động chính của Công ty. Mặc dù mục tiêu cùng hướng đến là sử dụng triệt để các nguồn lực của bộ phận sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường với sản phẩm có chất lượng cao và chi phí sản xuất thấp nhưng tính chất của hoạt động tổ chức sản xuất khác hẳn với tính chất của các hoạt động sản xuất tác nghiệp hàng ngày. Quản lý sản xuất là một bài toán mang tính chất chiến lược, có tác động lâu dài tới hoạt động sản xuất, chiến lược kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra cho Công ty là nỗ lực tìm kiếm khách hàng và xây dựng chiến lược sản xuất tốt để huy động triệt để nguồn lực của ba nhà máy. Cùng với những đánh giá, biện pháp của đề tài, em hy vọng Công ty Cổ phần Gang thép Gia Sàng sẽ tiếp tục phát huy và giành được kết quả kinh doanh cao hơn nữa.

Sau một thời gian thực hiện Báo cáo thực tập tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình cô Phạm Thị Minh Khuyên cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế và Quản lý công nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Giám đốc.KS Lê Quý Dương và các phòng ban của Công ty Cổ phần Gang thép Gia Sàng đã hết sức giúp đỡ em trong việc hoàn thành Báo cáo này. Tuy nhiên, do nội dung nghiên cứu và hoạt động của ba nhà máy có nhiều điểm khác biệt nên Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp thêm của các thầy cô giáo và Công ty để Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]; TS Trương Đoàn Thể, Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2000;

[2]; GS.TS Nguyễn Thành Độ, TS. Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2004;

[3]; Báo cáo ngành thép, Công ty Cổ phần chứng khoán Hà Thành, 2010;

[4]; Đặng Ngọc Huyền Trang, Bài giảng Quản lý sản xuất, Nhà xuất bản Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, 2010;

[5]; Micheal Porter, Chiến lược kinh doanh (Theo lý thuyết), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2008;

[6]; PGS.TS Lê Minh Thạch – Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong các xí nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 1994

[5]; http://google.com.vn [6]; http://gisco.com.vn/

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công ty cổ phần gang thép gia sàng (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w