Mối quan hệ giữa các bộ phận

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công ty cổ phần gang thép gia sàng (Trang 64)

- Lò phản xạ vẫn dùng kiểu lò đẩy công xuất lò từ

2.3.4.Mối quan hệ giữa các bộ phận

Đốt (800 0 C – 900 0 C)

2.3.4.Mối quan hệ giữa các bộ phận

Trong quy trình sản xuất, các Quản đốc nhà máy có nhiệm vụ tổ chức hoạt động sản xuất theo lệnh điều độ sản xuất của Giám đốc. Bộ phận điều độ sản xuất có nhiệm vụ lên lịch sản xuất cho từng nhà máy, lịch điều độ sản xuất này bao gồm số lượng và tiến độ thực hiện của từng đơn hàng.

Tuy thực hiện nhiệm vụ ở những phạm vi khác nhau, tính chất hoạt động khác nhau nhưng các khâu trong dây chuyền sản xuất có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc vào nhau. Các bộ phận sẽ phối hợp hoạt động với nhau sẽ thành một chuỗi hoạt động hoàn chỉnh để tạo ra sản phẩm. Do vậy, sự phối hợp thiếu nhịp nhàng ở bất kỳ một khâu nào cũng sẽ hạn chế khả năng thực hiện đúng tiến độ của các đơn hàng, khả năng sử dụng triệt để các nguồn lực của bộ phận sản xuất, khả năng tận dụng các cơ hội kinh doanh của Công ty.

Trong mối quan hệ này, bộ phận quản trị sản xuất (Phó Giám đốc sản xuất, Quản đốc nhà máy và Trưởng ca) tại các nhà máy đóng vai trò trung tâm, liên kết giữa các bộ phận sản xuất trong nhà máy. Do tính chất phức tạp của điều độ sản xuất, bộ phận quản trị sản xuất phải theo sát tình hình thực hiện tiến độ thực hiện các đơn hàng tại các nhà máy, so sánh năng lực của bộ phận của các nhà máy và các nhiệm vụ phải thực hiện từ đó cân đối tiến độ thực hiện các đơn hàng và lịch sản xuất dự trữ từng chủng loại một cách linh hoạt.

Do các nhà máy sử dụng công đoạn kế tiếp trên dây chuyền sản xuất nên trong quá trình tổ chức thực hiện các đơn hàng, các bộ phận này cần phải bám sát lệnh điều độ sản xuất và phải phối hợp chặt chẽ với nhau vì sự chậm trễ của bất kỳ bộ phận nào cũng làm giảm khối lượng sản xuất của toàn dây chuyền.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công ty cổ phần gang thép gia sàng (Trang 64)