- Lò phản xạ vẫn dùng kiểu lò đẩy công xuất lò từ
Máy cán trung chạy vòng đến giá cán tinh
đến giá cán tinh Hệ thống sàn nguội, máy nắn… Thành phẩm: - Thép xây dựng D9 - D32 - Thép hình L2,5 - L75 - Thép dây D5 - D8
2.1.2.2. Nội dung cơ bản của quy trình công nghệ luyện cán thép
* Công nghệ luyện phôi từ thép phế bằng lò trung tần đúc bằng máy đùn phôi liên tục
Thông thường dây truyền luyện cán thép của các nước tiên tiến áp dụng công nghệ hiện đại thường có chi phí đầu tư lớn, có điều điện đầu tư từ nguyên vật liệu là quặng sắt đến sản phẩm cuối cùng là thép xây dựng hoặc các loại sản phẩm sau phôi thì theo quy trình như sau: quặng sắt (than cốc, trợ dung) sản xuất bằng lò cao nước gang qua hệ thống lò thổi (qua hệ thống lò đúc) qua máy đúc phôi (qua máy đúc gang) thành phôi thép (thành các sản phẩm gang đúc) qua hệ thống cán thép thành sản phẩm thép đáp ứng được các yêu cầu công nghệ mà khách hàng yêu cầu.
Nhưng với dây chuyền ở hình 2.3 thì phôi thép của Công ty được luyện từ thép phế kết hợp với khoảng 25% gang của nhà máy luyện gang. Thép phế được đưa vào sản xuất trên công nghệ nấu lò trung tần (lò nấu thép) thành nước thép sau đó qua hệ thống máy đúc 1 dòng trở thành phôi thép và đưa vào lò nung phôi liên tục đến nhiệt độ yêu cầu, rồi đưa sang hệ thống cán cho ra chủ yếu là các sản phẩm thép xây dựng, thép hình và thép dây.
Trong dây chuyền này, thép phế nhập về được tuyển, loại, cắt, ép tạo hình phù hợp với việc bốc xếp vào lò dựa trên cơ sở của các chỉ tiêu kỹ thuật đã được chỉ định. Mặc dù đã có lò cao (đã có nước gang lỏng từ lò cao) nhưng ở dây chuyền này Công ty vẫn chưa có điều kiện áp dụng sản xuất từ lò cao ra đến sản phẩm cuối cùng được do nhiều yếu tố khách quan về môi trường đầu tư. Nhưng Công ty sẽ thực hiện trên nguyên tắc đường thẳng công nghệ luyện cán thép trong giai đoạn 2 tại khu liên hợp gang thép Gia Sàng mà Công ty đang xây dựng trong thời gian tới với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí giá thành trong điều kiện có thể và mục tiêu là cạnh tranh giá cả và chất lượng với hàng phôi thép, thép cán của Trung Quốc.
* Công nghệ nung phôi bằng lò phản xạ, bộ phận sinh nhiệt dùng lò phát sinh khí than
Phôi thép (kích thước: 100 mm x 100 mm; 120 mm x 120 mm) từ lò đúc được cắt theo yêu cầu của sản phẩm đầu ra (phôi ở hai dạng phôi nóng hoặc nguội, nếu phôi ở dạng nóng thì sẽ tiết kiệm được từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng chi phí về mặt nhiên liệu than đốt sinh khí trên một tấn sản phẩm) đưa vào lò phản xạ qua hệ thống máy đẩy phôi (lò đẩy), nung tới nhiệt độ yêu cầu (đạt nhiệt độ 1.1000C - 1.1500C, hệ thống sinh nhiệt được cấp bởi 02 lò phát sinh khí than), qua hệ thống máy tống phôi đưa ra giá cán phá (cán thô) cán từ 7 - 9 lượt (qua hệ thống sàn con lăn 02 tầng) đến giá cán trung chạy bàn
vòng 7 lượt cán đến giá cán tinh ra thép thanh hoặc ra thép hình thành phẩm. Lò phản xạ nung phôi trong dự án này vẫn dùng kiểu lò đẩy công suất lò từ 10 - 15 tấn/h.
2.1.3. Quy trình công nghệ luyện cốc
Nhà máy luyện cốc của Công ty Cổ phần Gang thép Gia Sàng đặt tại khu công nghiệp nhỏ Sơn Cẩm, sản xuất ra than cốc bằng chính nguồn than trong nước, công suất 2 vạn tấn/năm, giải quyết công ăn việc làm cho 50 lao động, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 60 tỷ/năm. Đến quý I/2007 Công ty đã cho ra lò những sản phẩm đầu tiên cung cấp cho lò cao, đã thay thế một số luợng lớn cốc nhập khẩu. Đây cũng là một bước đột phá khẳng định trình độ và tính khả thi trong việc đầu tư phát triển luyện kim của Công ty.
Tại nhà máy luyện cốc Công ty đã đầu tư xây dựng 08 lò cốc cải lương kiểu nạp liệu 2 tầng, hệ thống châm lửa trung tâm. Xây dựng hệ thống bể lọc, bể chứa, bể tuần hoàn, hệ thống dẫn nước từ sông Cầu về nhà máy, nhằm tận dụng tối đa tài nguyên của khu vực.
Công suất trung bình 130 tấn/mẻ, hệ số sử dụng trong một tháng khoảng 1,5 mẻ/tháng, hoạt động liên tục trong 12 tháng/năm, sản lượng than cốc trên năm ước đạt 1,8 vạn tấn/năm. Chất lượng đạt tiêu chuẩn than cốc cấp 2 Trung quốc.
Lò luyện cốc kiểu 91-5 là một mô hình luyện cốc kiểu mới nhất hiện nay cho sản phẩm than cốc bằng phương pháp bán thủ công bao gồm các đặc điểm sau:
- Ra cốc nhanh (ra lò) sử dụng hai tầng đệm liệu (nạp liệu 2 tầng), kỹ thuật châm lửa trung tâm rút ngắn qúa trình than hóa (quá trình tạo cốc)
- Sản lượng lớn, hai tháng có thể ra lò 03 lần, mỗi lần, mỗi lò ra khoảng 100 - 150 tấn.
- Sản lượng đạt hiệu suất cao, lò này so với lò cải lương hiện nay sản lượng cao hơn 10%. Một tấn than mỡ cấp 2 quốc tế có thể cho ra từ 0,73 - 0,88 tấn cốc đạt tiêu chuẩn cấp 3 quốc tế tương đương than máy cấp 2 Trung quốc.
- Tính linh hoạt lớn, nó có thể căn cứ sản lượng lớn nhỏ theo năm để tổ chức xây các cụm lò. Ống khói không hạn chế vào nhiều hay ít chỉ phải điều chỉnh hệ thống cống khói. Khoảng cách giữa các lò không bị hạn chế, có thể vừa xây dựng vừa sản xuất.
- Chi phí đầu tư cho mô hình này thấp.
- Lò luyện cốc kiểu 91-5 xây dựng và đạt hiệu quả nhanh.
- Hệ thống nước tuần hoàn dùng chung cho cả 02 hạng mục tuyển than và luyện cốc. - Hệ thống điện lực dùng chung.
- Hoàn chỉnh các công trình phụ trợ, thiết kế tổng đồ vận chuyển toàn nhà máy.
2.1.3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ luyện cốc
56
Nhập kho