Phòng bảo vệ Nhà ăn

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công ty cổ phần gang thép gia sàng (Trang 69)

- Lò phản xạ vẫn dùng kiểu lò đẩy công xuất lò từ

Phòng bảo vệ Nhà ăn

Nhà ăn Phòng điều độ y tế Bộ phận xây dựng nhà máy PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

Trong quy trình này, phòng kinh doanh của Công ty có nhiệm vụ hỗ trợ Giám đốc tìm kiếm và tìm hiểu khách hàng. Bên cạnh những thông tin về chủng loại sản phẩm, số lượng theo yêu cầu của khách hàng và dự kiến mức giá mà Công ty có thể đặt ra, phòng bán hàng còn phải thương thảo với khách hàng về tiến độ cung ứng cụ thể. Sau đó tư vấn cho Giám đốc ra quyết định có thể nhận hợp đồng hay không, phòng kinh doanh còn phải tham khảo ý kiến của Phó Giám đốc sản xuất để làm cơ sở trong quá trình đàm phán với khách hàng.

Cùng phối hợp với các nhân viên phòng kinh doanh, Phó Giám đốc sản xuất sẽ cùng với Quản đốc phụ trách kỹ thuật và Phó Quản đốc phụ trách nhân sự tiến hành phân tích tình hình thực hiện những nhiệm vụ đang tiến hành tại nhà máy. Do những ràng buộc của quy trình công nghệ và nhân lực nên khi nhà máy đang thực hiện một đơn hàng thì việc thực hiện thêm một đơn hàng nữa sẽ khó hoàn thành đúng thời hạn. Bộ phận quản trị sản xuất phải xác định vào thời điểm nhận hợp đồng những bộ phận nào có thể thực hiện được chủng loại sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, những bộ phận nào đang bận, số lượng nhân công có thể huy động trong một ca sản xuất là bao nhiêu, từ đó xác định tiến độ sản xuất dự kiến. Bảng tiến độ sản xuất dự kiến của bộ phận quản trị sản xuất sẽ là một cơ sở quan trọng cho phòng kinh doanh khi thương thảo với khách hàng. Khi một đơn hàng đã được ký, bộ phận quản trị sản xuất có nhiệm vụ cân đối lại các đơn hàng đang tiến hành với đơn hàng mới, phát lệnh sản xuất mới xuống nhà máy và kèm theo đó là những hướng dẫn điều chỉnh mức sản lượng/1 ngày sản xuất của những đơn hàng đang thực hiện.

Sau khi nhận lệnh sản xuất, Quản đốc nhà máy sẽ trực tiếp triển khai lệnh sản xuất xuống cho các tổ sản xuất. Cụ thể, Quản đốc nhà máy sẽ giao khối lượng sản xuất từng ngày, từng chủng loại sản phẩm cho các tổ sản xuất và chịu trách nhiệm về tình hình thực hiện tiến độ sản xuất của nhà máy. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, các tổ trong nhà máy có mối quan hệ tương hỗ mật thiết, bất kỳ công đoạn của tổ nào gặp trục trặc cũng gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho công đoạn ở tổ khác và làm gián đoạn tiến độ thực hiện nhiệm vụ chung của toàn dây chuyền. Do đó, cần phải có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa các tổ.

Một nghiệp vụ tác nghiệp khác rất quan trọng của các Quản đốc nhà máy là nhiệm vụ quản lý các yếu tố của quá trình sản xuất như tổ chức lao động, quản lý định mức sử dụng nguyên vật liệu và quản lý tình hình sử dụng máy móc thiết bị. Như vậy, bên cạnh việc bảo đảm tiến độ của các nhiệm vụ sản xuất, hoạt động tác nghiệp có hiệu quả của các

Quản đốc nhà máy còn có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng triệt để các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.

3.1.2. Mô hình SWOT

3.1.2.1. Điểm mạnh

- Ba nhà máy là ba dây chuyền sản xuất chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty. Đóng vai trò trọng điểm, cung cấp nguyên liệu cho hoạt động của hầu hết các ngành, đặc biệt là ngành xây dựng. Điều này cho thấy đầu ra của Công ty rất ổn định.

- Hiện nay, Công ty đang tiến hành khai thác mỏ quặng Đại Khai tại Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên và tự sản xuất được than cốc luyện kim cung cấp cho nhà máy luyện gang. Với nguồn nguyên vật liệu phong phú mà Công ty chủ động khai thác được tại địa phương, đặc biệt là quặng và than nên chi phí giá vốn của Công ty sẽ tương đối ổn định.

- Phương án bố trí thiết bị hiện tại của ba nhà máy đã được thiết kế bố trí từ lâu và được duy trì đến nay nhưng dây chuyền vẫn có tính linh hoạt cao, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng, huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, phương án bố trí này giúp Công ty giảm chi phí và tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1.2.2. Điểm yếu

- Ngày nay do sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các dây chuyền sản xuất hiện nay của ba nhà máy sẽ bị hao mòn vô hình, một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang ứng dụng các dây chuyền mới vào sản xuất luyện cán thép, luyện cốc và luyện gang. Trước đây, nguyên liệu chính để sản xuất thép là gang - một sản phẩm có nguồn gốc từ quặng sắt được luyện trong lò cao. Do quặng sắt tại các mỏ thường không đồng nhất về chất lượng, hàm lượng, nên đã xuất hiện nhiều loại công nghệ như sản xuất sắt xốp, sắt lỏng, sắt cacbid…để cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp luyện thép. Tuy nhiên, đem lại nhiều hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường nhất là công nghệ lò điện sử dụng thép phế liệu để sản xuất thép. So sánh với công nghệ chế biến quặng sắt qua lò cao, thì công nghệ này tiết kiệm vốn đầu tư hơn hẳn. Các chỉ tiêu tiêu hao năng lượng, khoáng sản, ô nhiễm không khí, nước, phế thải…cũng thấp hơn trên 50% so với công nghệ truyền thống. Do vậy, đây chính là loại công nghệ phù hợp với đặc thù nền kinh tế và hiện được nhiều doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi dây chuyền và sử dụng. Trong những năm tới để phù hợp với xu hướng phát triển chung, Công ty sẽ phải xây dựng kế hoạch thay đổi dây chuyền công nghệ. Việc tay đổi này sẽ khiến Công ty mất một lượng vốn lớn và trong nhiều trường hợp, sự thay đổi dây chuyền sản xuất sẽ dẫn đến những vấn đề tâm lý không

tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động. Thay đổi dây chuyền là một vấn đề dài hạn mà nếu mắc sai sót trong việc lập kế hoạch sẽ khó khắc phục hoặc khắc phục được sẽ rất tốn kém. Từ lý do đó cho thấy bố trí lại sản xuất là một cản trở khiến doanh nghiệp khó mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Trong các dây chuyền sản xuất Công ty vẫn chủ yếu sử dụng đối tượng lao động là con người nên năng suất lao động chưa cao. Điều này đặt ra vấn đề, để đáp ứng được nhu cầu của thị trường cần tự động hóa dây chuyền sản xuất.

- Giá thép trong nước chịu ảnh hưởng và phụ thuộc rất lớn bởi giá phôi thép trên thế giới.

3.1.2.3. Cơ hội

- Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nền kinh tế nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Điều này được chứng minh từ thực tế là dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng cao, đây chính là yếu tố đẩy nhu cầu về tiêu thụ thép tăng trong thời gian tới. Ngoài ra, nhiều dự án đầu tư vào ngành đang triển khai và được sự hỗ trợ từ nước ngoài do đó Công ty có cơ hội trao đổi khoa học công nghệ từ phía các đối tác nước ngoài, giúp hoạt động của ngành hiệu quả hơn mà lại tiết kiệm được chi phí.

- Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển làm tăng nhu cầu thép cho xây dựng và các ngành khác. Công ty có thể nghiên cứu việc tận dụng dây chuyền sản xuất, và nguyên vật liệu để mở rộng sang lĩnh vực sản xuất thép gia dụng.

- Được sự ưu đãi về thuế và các chính sách của Tỉnh, Công ty đang thực hiện dự án lập quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp Đại Khai - Xã Minh Lập - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên. Thực hiện song song với dự án trên là hai dự án đầu tư khai thác mỏ sắt (Xã Minh Lập - Huyện Đồng Hỷ) và mỏ than (Xã Phấn Mễ - Huyện Phú Lương).

- Tận dụng được nguồn nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ lớn.

3.1.2.4. Thách thức

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công ty cổ phần gang thép gia sàng (Trang 69)