Sử dụng phép quy nạp

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vận dụng một số phép suy luận trong dạy học hình học ở tiểu học (Trang 29)

- HÌNH HỌC Ở TIÈU HỌC

2.1.1.Sử dụng phép quy nạp

-Trong việc dạy học môn toán ở Tiểu học, phép quy nạp đóng vai trò rất quan trọng. Vì học sinh Tiểu học còn nhỏ, trình độ hiểu biết còn non nớt, các vấn đề giảng dạy đều phải qua thực nghiệm nên đây là phương pháp chủ yếu nhất, đơn giản nhất, dễ hiếu nhất đối với học sinh. Phương pháp này cũng giúp ta đưa các em thật sự đến gần các chân lí mới, giúp giải thích được ở một mức độ nào đó các kiến thức mới, tránh được tình trạng bắt buộc.

-Đặc điểm của học sinh Tiểu học là tư duy cụ thể. Các em có tư duy trừu tượng được thì cũng phải dựa trên các ví dụ, những sự vật cụ thể, rõ ràng, dựa trên những kiến thức sẵn có. Vì vậy, nhờ phép quy nạp mà ta có thể giúp các em tự tìm ra kiến thức một cách chủ động, tích cực và nắm kiến thức vừng vàng, có ý thức, chắc chắn. Có thể nói là trong đại đa số các tiết toán, chúng ta đều dùng phương pháp quy nạp để dạy phần “Bài mới”.

-Theo con đường quy nạp, xuất phát từ các đối tượng riêng lẻ như vật thật, mô hình, hình vẽ, ... giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích, so sánh trừu tượng hóa và khái quát hóa đế tìm ra các dấu hiệu đặc trưng của một khái niệm thế hiện ở những trường hợp cụ thể từ đó đi đến định nghĩa tường minh.

-Như vậy, hình thành khái niệm bằng con đường quy nạp là đi từ ví dụ cụ thế đến tống quát hình thành khái niệm. Ớ Tiếu học GV chủ yếu hình thành khái niệm bằng con đường quy nạp.

• Quy trình tiếp cận một khái niệm theo con đường quy nạp:

- + GV đưa ra những VD cụ thế để HS thấy sự tồn tại hoặc tác dụng của một loạt đối tượng nào đó;

- + GV hướng dẫn HS phân tích, so sánh và nêu bật những đặc điểm chung của các đối tượng đang được xem xét. Có thể đưa ra đối chiếu một vài đối tượng không có đủ các đặc điểm đã nêu; - + GV gợi mở để HS phát biểu một định nghĩa bằng cách nêu tên và các đặc điểm đặc trưng của khái niệm.

- Ví dụ 1:

- Hình thành khái niệm “ Điểm. Đoạn thẳng” trong chương trình lóp 1 Giáo viên hướng dẫn bằng cách giới thiệu qua ví dụ:

- + Điểm được biểu thị bằng một dấu chấm đậm, gắn với ký hiệu ghi tên

- điểm.

- Ví dụ: . A . B--- ► Điểm A và điểm B

- + Đoạn thẳng được biểu thị bằng cách nối hai điểm cho trước bằng thước thẳng hoặc để làm rõ hơn với học sinh chúng ta có thể minh hoạ bằng một đoạn dây căng thẳng:

- Ví dụ: A--- B

- Thông qua các ví dụ từ đó học sinh đã có khái niệm ban đầu, biểu tượng về điểm và đoạn thẳng. Các biểu tượng này thường xuyên được củng cố bằng các bài tập thực hành: Đếm số điểm, vẽ các điểm, ghi và đọc tên các điểm, xác định đúng điểm trong hình, đếm số đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng với độ dài cho trước,...

- Hình thành khái niệm “hai đường thăng vuông góc” ở Tiếu học được thực hiện thông qua việc lấy VD:

-Giáo viên vẽ hình chữ nhật ABCD, nhấn mạnh hai cạnh BC và DC là hai cạnh có góc vuông đỉnh c (dùng ê ke đế xác nhận điều đó).

-Kéo dài cạnh BC và cạnh DC về hai phía rồi tô màu hai cạnh BC và DC đã kéo dài đó. Cặp đường thẳng BC và DC cho ta hình ảnh hai đường thắng vuông góc với nhau.

- A B

- r

- r

- c -

-

-Dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc nào đó (tách ra khỏi hình chữ nhật), rồi cho biết hai đường thẳng vuông góc đó tạo thành một góc vuông.

-Giáo viên cho học sinh nhận biết hình ảnh hai đường thắng vuông góc với nhau có trong thực tế. Ví dụ: Hai cạnh của góc bảng đen vuông góc với nhau; hai đường mép cắt nhau của một bìa quyến sách vuông góc với nhau; hai kim đồng hồ chỉ lúc 3 giờ đúng nằm trên hai đường thắng vuông góc với nhau;...

-Ví dụ 3:

- Giáo viên dạy học khái niệm

“hai đường thẳng song song” thông qua việc kéo dài hai cạnh đối diện của hình chừ nhật về hai phía. Nội dung dạy học đó có thể thực hiện như sau:

-Vẽ hình chữ nhật ABCD, lưu ý góc A vuông, góc D vuông (đánh dấu góc vuông trên hình vẽ ). Kéo dài về hai phía cạnh AB và cạnh DC (tô màu hai đường thẳng AB, DC đã kéo dài).

- A B

-p (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-

-________________________D___________ __________________________________

- D c

-Ta có hai đường thẳng AB và DC song song với nhau (hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau).

-Quan sát trực quan (tách rời hình chừ nhật) hai đường thắng song song nào đó, chắng hạn: Đường thắng MN và pọ song song với nhau, rồi giới thiệu: Đây là hai đường thẳng song song.

-Giáo viên cho học sinh nhận biết hình ảnh hai đường thắng song song với nhau có trong thực tế. Ví dụ: Hai chấn song cửa sổ song song với nhau; hai cạnh đối diện của bảng lóp học hình chữ nhật song song với nhau; hai đường ray tàu hỏa song song với nhau,...

-Học sinh tự sáng tạo và vẽ vào giấy kẻ ô li (hoặc giấy có kẻ ô vuông) hai đường thẳng song song (dựa vào các đường kẻ song song có trong giấy ô li như là hai cạnh của hình chữ nhật được kéo dài ra).

-Ở mức độ ban đầu có thể quan sát trực giác, nhận dạng tổng thể để nhận ra hai đương thẳng song song.

-Ví dụ 4:

-Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh “góc nhọn, góc tù, góc bẹt” trong Toán 4 theo các hoạt động sau :

* Giới thiệu góc nhọn: Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ góc nhọn (trên bảng hoặc bảng phụ ) rồi giới thiệu “đây là góc nhọn”, “góc nhọn đỉnh o, cạnh OA, OB”.

-

- Giáo viên cho học sinh nêu ví dụ “hình ảnh”góc nhọn

trong tế,

- A

- chang hạn: Góc nhọn tạo bởi hai kim đồng hồ, góc

nhọn tạo bởi

hai cạnh lá cờ - đuôi nheo, cái ê ke có hai góc nhọn và một góc vuông,...

-Dạy góc tù, góc bẹt tương tự như góc nhọn.

-

-Ngoài ra giáo viên có thế hướng dẫn học sinh nhận biết trực tiếp bằng cách nêu một đặc điếm (một dấu hiệu nhận biết) về góc (góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông, góc bẹt bằng hai góc vuông). Giáo viênhướng dẫn bằng cách “áp” góc vuông của ê ke vào góc nhọn (như sách giáo khoa) đế học sinh quan sát rồi nhận ra: Với hình ảnh đó, ta biết được góc nhọn bé hơn góc vuông.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vận dụng một số phép suy luận trong dạy học hình học ở tiểu học (Trang 29)