Những mặt mạnh Tiến bộ kỹ thuật

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty dầu thực vật hương liệu mỹ phẩm việt nam đến năm 2020 (Trang 27)

- Sản phẩm ngoại nhập Tấn 32.460 42.381 64

2.4.2.1 Những mặt mạnh Tiến bộ kỹ thuật

Tiến bộ kỹ thuật

a. Về công nghệ tinh luyện dầu ăn :

Công ty đã cải tiến thiết bị tinh luyện dầu gián đoạn cũ của các nhà máy được trang bị từ những năm 1960-1970 về trước thành hệ tinh luyện dầu liên tục, giảm tiêu hao nguyên liệu trong chế biến từ 12% xuống 8,5- 11% , sử dụng phương pháp tinh luyện vật lý dầu cọ và các loại dầu có acid thấp và phương pháp tinh luyện hóa học ( cho dầu dừa, dầu phộng, dầu mè, dầu nành ). Đây là 2 loại công nghệ tiên tiến đang sử dụng ở các nước có công nghiệp chế biến dầu ăn trên thế giới . Công ty đã nghiên cứu sản xuất được sản phẩm thạch dừa tại Nhà máy dầu Tường An .Sản xuất thành công nước cốt dừa và các sản phẩm từ dừa ở Nhà máy dầu Thủ Đức.

b. Về bao bì, mẫu mã sản phẩm :

Công ty đã mạnh dạn tập trung đầu tư các thiết bị sản xuất bao bì có công nghệ tiên tiến như máy thổi chai PVC Compound của Đài Loan, máy thổi chai PET, hệ thống máy đóng dầu thành phẩm của Nhật để có bao bì tốt về chất lượng, đẹp và đa dạng về kiểu dáng, được thị trường chấp nhận.

c. Đa dạng hóa sản phẩm :

Trong những năm qua, ngoài sản phẩm truyền thống dầu tinh luyện, Shortening, Margarine Công ty đã tập trung đầu tư mới, nghiên cứu sản xuất thành công các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao và hàng mới cho thị trường trong nước, như dầu mè rang, dầu phộng rang, bơ lạc, thạch dừa, nước cốt dừa

d. Về chế tạo và sửa chữa máy móc thiết bị :

Công ty đã thực hiện thành công việc chế tạo thiết bị sản xuất bơ lạc tại xí nghiệp dầu thực vật Đồng Nai, chế tạo phụ tùng phục hồi thiết bị khử mùi 27 tấn/ ngày của Mỹ tại Nhà máy dầu Tân Bình, sửa chữa thiết bị khử mùi tại Nhà máy dầu Tường An. Thu hồi , cải tiến, tận dụng lại các thiết bị cũ rất hiệu qủa ở nhà máy dầu Thủ Đức.

Công tác đào tạo

Nhờ công tác động viên khuyến khích của lãnh đạo công ty, bằng tự sức cố gắng vươn lên của cán bộ CNV, công ty đã có được đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật, công nhân kỹ thuật am hiểu nghiệp vụ đáp ứng được sự phát triển, trưởng thành của đơn vị . Đã đào tạo, nâng cao tay nghề và tuyển dụng mới được 250 cán bộ quản lý kinh tế kỹ thuật, 1050 công nhân trực tiếp sản xuất có bậc thợ bình quân 4,3/ 5 trở lên .

Về mở rộng thị trường

Công ty đã tập trung sức lực tìm kiếm và mở rộng thị trường sang các nước Nhật Bản, Singapore, Nga, Hong kong, Irac, Aán Độ, Đài Loan, Úc, … trong đó thị trường Nhật thỏa thuận bao tiêu toàn bộ sản phẩm dầu mè. Việc xuất khẩu sang thị trường Irắc đã làm tăng hẳn kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong năm 1999 vừa qua .

Đẩy mạnh việc phát triển thị trường nội đến mức tối đa thông qua việc đặt 690 đại lý tiêu thụ đến khắp các tỉnh thành trong phạm vi cả nước. Năm 1996 VOCARIMEX và Liên doanh chiếm 60% thị phần dầu ăn thị trường nội (49 540 tấn / 82 000 tấn ) . Năm 1997 chiếm 60% thị phần dầu nội địa (62.619 / 105 000 tấn ) . Năm 1998 cũng chiếm 64% thị phần dầu nội địa (96 046 / 150 076 tấn ) . Qua đó có thể kết luận rằng VOCARIMEX đã chiếm được thời cơ mở thị trường nội đúng lúc .

Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản

Công ty đã đầu tư nâng cấp, cải tạo, trang bị bổ sung thiết bị Nhà máy dầu Tân Bình đưa công suất lên 30 000 tấn dầu tinh luyện/ năm vào cuốn năm 2000.

Đầu tư chiều sâu và mở rộng nâng công suất Nhà máy dầu Tưòng An đạt 30 000 tấn dầu tinh luyện/ năm .

Đầu tư Nhà máy dầu Thủ Đức sản xuất nước cốt dừa và các sản phẩm từ dừa trên dây chuyền công nghiệp lần đầu tiên có ở VN .

Liên doanh với KOG Singapore đầu tư Nhà máy dầu thực vận Cái Lân – Quảng Ninh và đã được khánh thành vào tháng 3-1998 .

Về phát triển vùng nguyên liệu

Công ty đã vận động nhân dân phát triển cây mè giống ngoại có năng suất cao tại tỉnh Tây Ninh, Sông Bé và Kon Tum, diện tích trồng khoảng 2 000 Ha, bước đầu đã có kết quả tốt, cho năng suất đạt 600 – 800 Kg mè/

Ha (gấp 2 lần mè giống nội ) . Trong năm 2 000, Cty đã có kế hoạch phối hợp với Cty MITSUI ( Nhật Bản ) cùng với Viện nghiên cứu Dầu thực vật - Hương liệu - Mỹ phẩm, các tỉnh, nhân rộng và triển khai diện tích trồng mè ngoại ở Tây Ninh và Đaklak . Như vậy Tổng Cty dầu đã bắt đầu khởi động phát triển vùng nguyên liệu, gắn ngành dầu thực vật với nông nghiệp, nông thôn, nhà nước cần nhanh chóng có những chính sách tầm vĩ mô và tín dụng ưu đãi để hỗ trợ Cty.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty dầu thực vật hương liệu mỹ phẩm việt nam đến năm 2020 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)