Chiến lược phát triển vùng nguyên liệu

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty dầu thực vật hương liệu mỹ phẩm việt nam đến năm 2020 (Trang 38)

- Sản phẩm ngoại nhập Tấn 32.460 42.381 64

3. Nghiên cứu chuyển đổi nguyên liệu sản xuất từ

3.3.1 Chiến lược phát triển vùng nguyên liệu

Chiến lược về nguyên liệu cho sản xuất dầu thực vật trong nước đã trở nên cấp bách, có 2 vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm đến nguyên liệu sản xuất dầu thực vật, đó là đầu tư phát triển vùng nguyên liệu sẵn có và phát triển nguyên liệu dầu mới – cây dầu cọ.

Vấn đề thứ nhất : Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu sẵn có:

Phải đầu tư, định hướng, duy trì và quản lý như thế nào để vùng nguyên liệu sẵn có trở thành vùng nguyên liệu thực tế cho nhà máy. Muốn vậy chúng ta cần phải chú ý 2 giải pháp chính để khuếch trương phát triển vùng nguyên liệu này, đó là giải pháp về khía cạnh nông học và giải pháp về kinh tế :

• Về khía cạnh nông học : Đó là các yếu tố về đất đai, những kỹ thuật canh tác, giống, nhằm duy trì được một năng suất, sản lượng phục vụ cho chế biến dầu. Phải nghiên cứu, lai tạo được các bộ giống mới như: HL 25, VD1, VD2 (lạc) HL2, HL 92, DH 4 (đậu nành), dừa ta, dừa dâu, PB (dừa), Mít Sui-Nhật (mè) … giao các viện nghiên cứu tiếp tục lọc thuần các bộ giống này. Nghiên cứu các biện pháp thâm canh bằng cách ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng.

• Về khía cạnh kinh tế : Đó là các chính sách về giá cả, thu mua, tiêu thụ, chế biến, trợ giá, quy hoạch. Để khuyến khích người dân trồng, duy trì vùng cây nguyên liệu trong thu mua phải đảm bảo mức lời cho nông dân cần thiết phải lập quỹ bình ổn giá để đảm bảo giá ở mức nông dân có lời và chấp nhận được. Đưa vào sản xuất các giống cây trồng mới ngoài các biện pháp khuyến nông như tập huấn, điểm trình diễn … cần khuyến

khích nông dân sử dụng giống mới bằng chính sách trợ giá khi sử dụng giống mới. Giải quyết vốn sản xuất cho nông dân bằng những nguồn: ngân hàng, xoá đói giảm nghèo, đầu tư của ngành dầu … để nông dân duy trì, mở rộng vùng nguyên liệu này.

Dự kiến đến năm 2020 dân số Việt Nam sẽ khoảng 100 triệu người. Để bảo đảm dầu ăn cho nhân dân trong khẩu phần ăn đạt khoảng 7kg/người/năm thôi thì nhu cầu dầu ăn tối thiểu trong cả nước phải có là 700.000 tấn/năm. Như vậy cần phải có 780.000 tấn dầu thô. Để đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất đến năm 2020 cần phải phát triển vùng nguyên liệu.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến phát triển một số cây có dầu như sau:

Cây dừa: Đến năm 2000-2005, giữ nguyên diện tích vườn dừa hiện

có 202.000 ha của 19 tỉnh phía Nam, trong đó có 190.000 ha dừa đang cho trái, đưa năng suất từ 5.518 trái (36,78 trái/cây) lên 6.400 trái/ha (43 trái/cây), sản lượng dừa sẽ là 1.216 triệu trái/năm. Đến năm 2020, tăng diện tích vườn dừa cho trái là 300.000 ha thì sản lượng dừa là 1.920 triệu trái/năm. Huy động dừa trái đưa vào ép dầu 50 % để có sản lượng dầu thô quy ra dầu là 67.500 tấn/năm vào năm 2005; 106.600 tấn/ năm vào năm 2020 cung ứng cho các nhà máy chế biến dầu ăn. Số còn lại phục vụ cho các ngàng công nghiệp khác và tiêu dùng dừa trái theo tập quán của nhân dân.

Cây lạc: Đến năm 2005, tăng diện tích trồng lạc từ 254.000 ha lên

380.000 ha, năng suất bình quân từ 1,19 tấn lạc/ha lên 2 tấn lạc/ha thì sản lượng lạc quả thu được là 760.000 tấn, quy ra lạc nhân 532.000 tấn. Huy động khoảng 30 % lạc nhân cho ép dầu được 61.440 tấn dầu thô. Đến năm 2020, tăng diện tích trồng lên 450.000 ha sẽ thu được 900.000 tấn lạc củ, quy ra lạc nhân là 630.000 tấn. Số lạc nhân đưa vào ép và thu được dầu thô là 72.700 tấn. Số lạc nhân còn lại 40 % cho xuất khẩu, 13 % để làm giống và 20 % dùng trong chế biến bánh kẹo và các thực phẩm khác.

Cây mè: Đến năm 2005, diện tích trồng mè là 39.500 ha, năng suất bình quân đạt 0,8 tấn/ha thì sản lượng hạt mè thu hoạch đạt 31.600 tấn hạt mè/năm. Huy động 60 % hạt mè dùng để ép dầu cung cấp cho các nhà máy được 7.300 tấn dầu thô. Đến năm 2020, tăng diện tích trồng lên

90.000 ha và sản lượng mè đạt 72.000 tấn hạt mè/năm, thì số huy động hạt mè cho ép dầu thô đạt 16.600 tấn dầu thô.

Cây đậu tương: Đến năm 2005, diện tích trồng đậu tương cả nước khoảng 75.500 ha, năng suất bình quân đạt 1,2 tấn/ha, sản lượng thu hoach được 90.600 tấn. Huy động 40 % hạt dùng để ép dầu được 3.986 tấn dầu thô. Đến năm 2020, tăng diện tích trồng lên 150.000 ha và năng suất bình quân đạt 1,8 tấn /ha thì sản lượng đậu tương đạt 270.000 tấn/năm. Số huy động hạt cho ép dầu thô sẽ đạt 11.880 tấn dầu thô.

Cây lúa: Diện tích trồng lúa cả nước hiện nay là 6.559.400 ha. Sản lượng lúa thu hoạch đạt 24 triệu tấn/năm và tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng thóc đạt 13 triệu tấn/năm. Trong đó, lượng lúa hàng hoá chiếm 70 %.

Nếu huy động cám để trích ly được dầu cám, ta có:

Chỉ tiêu Cả nước (Tấn) ĐB sông Cửu Long (Tấn)

Cám huy động (x 70% x 6%) 1.008.000 546.000

Dầu cám thu được (x 12%) 120.960 65.520

Nếu huy động sản lượng cám gạo của Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 50% để đưa vào trích ly cám gạo lấy dầu thì lượng dầu cám thu được là 30. 000 tấn/năm vào năm 2005. Với việc đưa giống lúa có năng suất cao, cơ giới hóa nông nghiệp và tăng vụ để tăng năng suất lúa.Đến năm 2020, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt sản lượng lúa 21 triệu tấn/năm và dầu cám trích ly thu được 53.000 tấn /năm.

Cây bông: Diện tích trồng bông cả nước hiện nay là 30.000 ha, năng

suất tối thiểu 1,5 tấn/ha. Sản lượng thu hoạch đạt 45.000 tấn bông hạt /năm và tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Tỷ lệ hạt bông trong bông hạt chiếm 58 %. Sản lượng hạt bông bằng 26.100 tấn hạt bông, tỷ lệ dầu trong hạt bông khoảng 10 %, nếu sản lượng hạt bông trên được ép lấy dầu theo công nghệ mới của Phân viện CNTP tại TP HCM - Bộ Công nghiệp (đây là Dự án Khoa Học cấp Nhà nước đã được HĐKH-CN cấp nhà nước nghiệm thu năm 1994) được 1.110 tấn dầu hạt bông thực phẩm.

Ước tính năm 2005 Việt Nam có 75.000 ha bông do nông dân đã có kinh nghiệm trồng và áp dụng tiến bộ KHKT, năng suất tối thiểu có thể đạt 2 tấn/ha được 150.000 tấn bông hạt, huy động 50 % lượng bông hạt dùng để ép dầu sẽ được 43.000 tấn hạt bông, nếu đem ép dầu thì được 4.300 tấn dầu. Năm 2020, Việt Nam có khoảng 150.000 ha bông, năng suất 2 tấn/ha được 300.000 tấn bông hạt, huy động 50 % lượng bông hạt đem ép dầu được 86.000 tấn hạt bông, nếu đem ép dầu thì được 8.600 tấn dầu.

Nếu đạt được các mục tiêu trên thì nguyên liệu trong nước đưa vào chế biến dầu ăn đến năm 2005 và 2020 sẽ là:

Tên nguyên liệu Năm 2005 Năm 2020

Dầu dừa thô (tấn). Dầu lạc thô (tấn). Dầu mè thô (tấn). Dầu nành thô (tấn). Dầu cám thô trích ly (tấn). Dầu hạt bông (tấn) 67.500 61.440 7.300 3.986 30.000 8.600 106.000 72.700 16.600 11.880 53.000 17.200 Tổng cộng 174.526 # 175.000 269.380 # 270.000

Nhu cầu nhiên liệu để sản xuất 410.000 tấn dầu toàn bộ vào năm 2005 là 458.000 tấn và cho 700.000 tấn toàn bộ vào năm 2020 là 780.000 tấn. Nếu so sánh khà năng nguyên liệu dầu thô năm 2005 là 175.000 tấn so với nhu cầu nguyên liệu là 458.000 tấn, chúng ta còn thiếu 283.000 tấn. Nếu năm 2020 khả năng nguyên liệu chúng ta có 270.000 tấn so với nhu cầu là 780.000 tấn , chúng ta còn thiếu 510.000 dầu nguyên liệu. Như vậy nguyên liệu dầu thực vật cho các nhà máy tinh luyện dầu trong nước còn thiếu hụt rất lớn , nhà nước cần có chủ trương chính sách hợp lý để phát triển cây có dầu trong nước.

Vấn đề thứ hai: Phát triển nguyên liệu dầu mới – cây dầu cọ.

Trong tình hình sản xuất ngành công nghiệp dầu thực vật Việt Nam hiện nay cần phải trồng và phát triển vùng cây nguyên liệu dầu mới có thể cân đối được nguyên liệu cho các nhà máy dầu trong nước sản xuất . Qua

nghiên cứu tìm hiểu và khảo sát các nước trong khu vực chúng tôi thấy cây dầu cọ xứng đáng được tin tưởng giao cho nhiệm vụ này.

Cây dầu cọ trước giải phóng ở miền Nam Việt Nam còn gọi là cây dừa dầu, có xuất xứ từ châu Phi, đồn điền dầu cọ lớn trên thế giới thường tập trung từ 130 Nam Bán Cầu đến 150 Bắc Bán Cầu, tuổi thọ tới 30-50 năm, tuổi khai thác khoảng 25 năm, tuổi khai thác có năng suất cao từ 9-10 tuổi.

Hiệu quả kinh tế qua kết quả lượng dầu cung cấp /ha so sánh với các loại cây có dầu khác khá cao:

Đậu nành : 200-400 kg dầu thô/ha Lạc : 300-450 kg dầu thô/ha Dừa : 600-1000 kg dầu thô/ha Dầu cọ : 3000-4000 kg dầu thô/ha

Một số yếu tố liên quan đến việc phát triển cây dầu cọ ở Việt nam như sau:

a) Điều kiện khí hậu: Trước giải phóng1969, Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp chế độ cũ đã có những tài liệu nghiên cứu về khả năng có thể trồng được dầu cọ ở Việt Nam hay không, qua việc khảo sát vườn cọ dầu đã trồng ở Nông Lâm Đức Hòa-Gia Định tại km 12 quốc lộ 4 Phú Lâm-Đức Hòa thuộc xã Tân Tạo-Bình Chánh Gia Định, về mặt khí hậu như sau:

Các chỉ tiêu Tại Đức

Hoà Mức tối hảo Kết luận

Aåm độ 70-86 % > 75 % Tương đối thích

hợp Nhiệt độ trung bình hàng

tháng 2507-2808 240-280 Thích hợp

Nhiệt độ trung bình tối

Nhiệt độ trung bình tối

thiểu 21

0-2409 220-240 Thích hợp

Vũ lượng 1951 mm > 2000 mm Thích hợp

Nhật chiếu 4,9-8 >5 Rất thích hợp

Thời gian mùa khô 4-5 tháng < 2 tháng Không thích hợp lắm

Bảng 5 : So sánh khí hậu đức hòa với điều kiệnkhí hậu tối hảo cho cây dầu cọ

Kết luận : Khí hậu tương đối thích hợp trừ thời gian mùa khô quá dài. Tuy vậy mức thủy cấp gần trong mùa khô (mực nước ngầm) 50-70 cm và nếu có hệ thống thủy lợi tốt, yếu tố này không tác hại cho năng suất dầu cọ.

b) Điều kiện đất đai: Về đất đai, dầu cọ thích hợp đất phù sa, nhóm đất lattosol (đỏ, nâu đỏ), đất thoáng khí, không úng thủy nhưng có thủy dung lớn. Độ pH tối đa 5,5 – 6, trung bình 4-6. Đất không thích hợp là loại đất úng thủy, đá sỏi, nhiều cát (dọc biển) và đất than bùn sâu.

Theo kết quả khảo cứu của Bộ Cải cách Điền địa và Canh nông chính quyền Sài Gòn cũ năm 1964 đất ở Bình Chánh-Đông Nam Bộ có sa cấu tốt nhiều hữu cơ, khả năng hoán chuyển cation khá cao, chất đạm trung bình, nghèo M,K,P nhưng quan trọng hơn cả là Al, Fe quá cao (đặc tính đất phèn) và độ pH quá thấp (3,2 ; 3,6)

Qua khảo sát đánh giá đất đai Việt Nam rất nhiều vùng có thể trồng được cây dầu cọ trong đó có đồng bằng Nam Bộ, ngoại thành TP HCM, Tây Ninh. Riêng đất đồng bằng Nam Bộ cần phải cải tạo đất phèn bằng cách liên tiếp rửa phèn, dùng vôi để giảm axít trong đất nâng pH từ 3,2 lên 4 - 4,5. Bồi dưỡng đất đai bằng cách bón phân NPK và Cu (dạng CuSO4)

c) Về phẩm chất cọ dầu: cây cọ dầu được trồng ở Việt Nam (Đức Hòa), so sánh với dầu thương mại các nước bán trên thị trường Sài Gòn năm 1969 được trường Cao đẳng Canh nông Trung tâm Quốc gia nông

Dầu vỏ Dầu nhân Đặc tính Trị số thực nghiệm Trị số trung bình {1} Trị số thực nghiệm Trị số trung bình {1} Chỉ số axít 61-75 - 2,61 - Độ axít Palmitique 27,8-35,7 % < 3 % - - Độ axít laurique - - 0,82 % ≤ 1,5 % Chỉ số Iode 42,4 44-58 15 14-22 Chỉ số Salvon hóa 203 195-205 248 245-255

{1} Trị số trung bình của dầu ở thị trường thương mại.

Bảng 6 : So sánh kết quả phẩm giá dầu

Qua bảng trên ta thấy chỉ số iod, Salvon hóa tại Đức Hòa gần với chỉ số trung bình. Duy chỉ số axit palmmitique của dầu vỏ lớn nhưng không phải do bản chất của dầu trong trái mà do kỹ thuật ép dầu chưa hoàn hảo, ở Phi châu cách ép dầu cổ truyền chỉ số này lên tới 50%.

d) So sánh giá thành dầu cọ và dầu dừa :

Theo tính toán của Phòng Nông nghiệp VOCARIMEX, ước tính giá thành 1 ha cọ dầu ở thời kỳ kinh doanh 1990-1995 và so sánh giá thành dầu cọ và dầu dừa như sau :

Năng suất Giá thành

Trái/ cây Trái/ Ha 1 trái dừa ( đ/ trái) 1 kg dầu dừa (đ/ kg) 1 kg dầu cọ (đ/ kg) Dầu cọ/ dầu dừa ( % ) 1986 40 6400 3,2 32

1988

1990 45 50 7200 8000 3,85 2,57 28,5 25,7 11,89 11,89 46,26 41,7 Chú thích : Do sự biến động về giá, các số liệu được ghi trong bảng chỉ có Chú thích : Do sự biến động về giá, các số liệu được ghi trong bảng chỉ có giá trị hướng dẫn cách tính và thấy được giá thành cọ dầu thấp hơn dừa .

Từ những đánh giá trên, chúng ta có thể khẳng định được rằng : Chiến lược phát triển nguyên liệu dầu mới – cây dầu cọ sẽ có 1 hiệu quả kinh tế vượt trội so với các loại cây nguyên liệu dầu khác nếu phát triển tốt loại cây này, ngành dầu VN sẽ cất cánh trong thập niên tới .

Tuy nhiên, còn cần rất nhiều chính sách vĩ mô của nhà nước để loại cây này có chỗ đứng và phát triển được ở VN, như các chính sách về quy hoạch , về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển 1 phần diện tích trồng lúa sang trồng cọ dầu ( cần khoảng 50-100 nghìn ha) , các chính sách về đầu tư, tín dụng ưu đãi, …

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty dầu thực vật hương liệu mỹ phẩm việt nam đến năm 2020 (Trang 38)