Chiến lược phát triển thị trường Phát triển thị trường nội địa

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty dầu thực vật hương liệu mỹ phẩm việt nam đến năm 2020 (Trang 46)

- Sản phẩm ngoại nhập Tấn 32.460 42.381 64

3. Nghiên cứu chuyển đổi nguyên liệu sản xuất từ

3.4.2 Chiến lược phát triển thị trường Phát triển thị trường nội địa

Phát triển thị trường nội địa

- Ở Việt Nam, đến năm 2000 nếu bình quân đầu người đạt về dầu ăn là 4kg/năm (so với các nước trong khu vực Châu Á là 7 – 8 kg/người/năm) thì nhu cầu về dầu ăn cần 300.000 tấn/năm.

- Hiện nay, người dân ở thành thị đã bắt đầu có tập quán ăn dầu thay mỡ do hiểu được tính dinh dưỡng của dầu thực vật đối với bệnh tật con người. Do đó mức tiêu thụ dầu ăn chủ yếu tập trung ở các thành thị. Đồng thời với sự phát triển nền kinh tế chung của cả nước, mức sống của người dân ở cả thành thị và nông thôn đều đang tăng lên làm cho nhu cầu về dầu

thực vật tăng khá nhanh. Mức nhu cầu về dầu thực vật vào năm 2000 - 2005 ở mức 300.000 T/năm và 410.000 T/năm như nêu trên hoàn toàn có tính khả thi.

- Tuy nhiên để có thể tiêu thụ được số dầu thực vật nêu trên cần phải có giá cả hợp lý, có tính cạnh tranh và dầu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Mà ngày nay người tiêu dùng đã bắt đầu xây dựng thói quen chọn mua loại dầu trên cơ sở so sánh về mặt chất lượng của dầu.

- Với mức nhu cầu về dầu thực vật nêu trên, đến năm 2000 - 2005, với sự đầu tư mới và nâng cấp thiết bị các nhà máy dầu của công ty và liên doanh đủ khả năng chế biến đáp ứng. Nhưng khả năng cung ứng nguyên liệu dầu thô trong nước không đủ phải cân đối nhập thêm. Mức nguyên liệu dầu thô cần nhập khoảng 280.000 tấn/năm.

Phát triển thị trường xuất khẩu:

- Nhu cầu về dầu thực vật của thế giới ở mức tối thiểu là 96,2 triệu tấn/ năm, trong khi đó khả năng cung ứng dầu thực vật trên thị trường thế giới hiện nay chỉ đạt 87,69 triệu tấn/năm. Do đó nhu cầu là rất lớn.

- Nước ta có lợi thế xuất khẩu dầu dừa thô dùng cho công nghiệp chế biến chất tẩy rửa của thế giới và dầu mè, dầu phộng là loại dầu có tính dinh dưỡng cao mà các nước phát triển (như Nhật, các nước Tây Âu) rất thích. Các loại dầu này hiện nay Công ty vẫn đang kinh doanh và xuất khẩu với số lượng còn khiêm tốn (vài ngàn tấn/năm).

- Ngoài ra, thị trường Đông Âu là thị trường quen thuộc đối với nước ta, mà tại đó trình độ công nghệ và thiết bị chế biến dầu còn thấp và nhu cầu về dầu ăn lại rất lớn. Đây là thị trường mà Công ty không thể bỏ qua.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty dầu thực vật hương liệu mỹ phẩm việt nam đến năm 2020 (Trang 46)