- Sản phẩm ngoại nhập Tấn 32.460 42.381 64
LIỆU MỸ PHẨM VIỆT NAM
3.2.2.2 Những điểm yếu của Công ty (W)
• Đa số thiết bị của Công ty thuộc thế hệ cũ có tuổi trung bình từ 15 – 30 năm, hầu hết các nhà máy của công ty công suất nhỏ 5.000 – 18.000 tấn/năm trong khi các nước trên thế giới, để sản xuất có hiệu quả, công suất phải 40.000 tấn/năm trở lên.
• Công ty không nắm được vùng nguyên liệu, phải thu mua trôi nổi trên thị trường, thường xuyên phụ thuộc vào thời tiết, mùa màng và chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đơn vị thu mua khác.
• Công ty rất lúng túng trong việc triển khai đưa vốn đầu tư cho các hộ nông dân để phát triển vùng nguyên liệu, để ổn định giá đầu vào nhưng khi mất mùa nông dân không có sản phẩm giao nộp, khi được mùa mà có sự tranh mua nông sản thì nông dân sẵn sàng bán cho các thương lái, không giao nộp sản phẩm để hoàn vốn đầu tư hoặc trả không đủ sản phẩm theo hợp đồng.
• Các khoản nợ do lịch sử để lại của liên hiệp dầu và của Lipaco cùng với các khoản nợ của các đơn vị khác khi sáp nhập vào Công ty do Bộ chủ quản sắp xếp lại tổ chức cũng là gánh nặng đáng kể cho Công ty mà Công ty vẫn tiếp tục giải quyết nợ trong nhiều năm qua. Riêng khoản tồn đọng vốn 243 tỷ tín dụng hợp tác trồng dừa của Liên Xô và CHDC Đức (cũ) đã được Bộ Công nghiệp, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư và Bộ Tài chính đề nghị
Chính phủ xử lý, tạm thời được khoanh lại nhưng chưa được giải quyết dứt điểm còn treo nợ trên bảng tổng kết tài sản của công ty. Đây là lực cản lớn cho việc vay vốn sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản vì Ngân hàng không dám cho vay, Bộ Công Nghiệp và Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà Nước tại doanh nghiệp (Bộ tài chính) phải đứng ra bảo lãnh vay.