PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN

Một phần của tài liệu Bài giảng kế toán quản trị phần 1 cđ kinh tế kỹ thuật vĩnh phúc (Trang 63)

3.3.1. Khái niệm điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa bù đắp hết chi phí hoạt động kinh doanh đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán dự kiến hay giá được thị trường chấp nhận. Nói cách khác, điểm hòa vốn là điểm mà tổng số dư đảm phí bằng tổng chi phí.

Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận có thể trình bày bằng mô hình sau: Doanh thu (DT)

Biến phí (Biến phí) Số dư đảm phí (SDĐP)

Biến phí (Biến phí) Định phí (ĐP) Lãi trước thuế (LT) Tổng chi phí (TCP) Lãi trước thuế (LT) Nhìn vào sơ đồ ta thấy:

- Số dư đảm phí (SDĐP) = Định phí + Lãi trước thuế - Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lãi trước thuế

Điểm hòa vốn theo khái niệm trên, là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí, nghĩa là lãi thuần (LT) bằng 0 ( không lời, không lỗ). Nói cách khác, tại điểm hòa vốn số dư đảm phí = Định phí.

Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh, hay tích cực để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

64

3.3.2. Các phương pháp xác định điểm hòa vốn

a. Phương pháp phương trình

Phương pháp phương trình dựa trên doanh thu để tìm kiếm điểm hòa vốn: Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận

Đặt:

- Xhv : sản lượng tiêu thụ hòa vốn - P : giá bán 1 sản phẩm - A : định phí - b : biến phí của 1 sản phẩm - c : số dư đảm phí đơn vị - e : tỷ lệ số dư đảm phí - L : lợi nhuận

Phương trình này cũng có thể khai triển dưới dạng công thức thành: Px = bx + A + L

Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng 0 (L = 0), nên: Pxhv = bxhv + A

(p – b) xhv = A

Từ đây suy ra công thức tính lượng tiêu thụ hòa vốn: A

Xhv =

(p – b)

Mà (p – b) = c nên công thức trên cũng có thể viết lại thành: A

Xhv =

c

Vậy, khái quát thành công thức xác định lượng tiêu thụ hòa vốn, ta có: Định phí

Lượng tiêu

thụ hòa vốn = Số dư đảm phí đơn vị (phần đóng góp) Nhân lượng tiêu thụ hòa vốn với giá bán được doanh thu hòa vốn

Định phí Doanh thu

65

b. Phương pháp đồ thị

Chúng ta cũng có thể xác định điểm hòa vốn bằng đồ thị. Đồ thị biều diễn điểm hòa vốn được gọi là đồ thị hòa vốn. Có 2 dạng đồ thị hòa vốn:

Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát

Để vẽ một đồ thị hòa vốn dạng tổng quát, cần tuân theo 4 bước:

Bước 1: Vẽ trục tọa độ vuông góc với gốc tọa độ bằng 0, trục hoành (Ox) phản ánh mức họat động, trục tung (Oy) phản ánh giá trị.

Bước 2: Xác định giá trị của định phí (A) trên trục tung. Đây là gốc của đường chi phí (Yc = A + bx).

Bước 3: Vẽ đường phi phí Yc = A + bx. Đường này bắt đầu tại điểm A xác định ở bước 2. Điểm thứ 2 được chọn với một giá trị bất kỳ của x. Nối điểm A với kết quả tính được sẽ có đường chi phí Yc.

Bước 4: Vẽ đường doanh thu YD = px.

Đồ thị 3.1 Đồ thị hoà vốn dạng tổng quát

Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt

Bên cạnh dạng tổng quát, kế toán quản trị còn sử dụng đồ thị hòa vốn dạng phân biệt để xác định điểm hòa vốn, phần biến phí, phần định phí, phần số dư đảm phí và phần lãi. Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt có ưu điểm hơn đồ thị hòa vốn dạng tổng quát ở chỗ với một mức hoạt động bất kỳ nào đó, dựa trên đồ thị dạng phân biệt nhà quản trị có thể xác định được ngay biến phí, số dư đảm phí và lãi ở mức đó bằng cách chiếu các khoảng cách giữa các đường biểu diễn xuống trục tung mà không phải tính toán.

Quá trình vẽ đồ thị hòa vốn dạng phân biệt gồm các bước sau:

Bước 1: Vẽ trục tọa độ vuông góc với gốc tọa độ bằng 0, trục hoành phản ánh mức hoạt động, trục tung phản ánh giá trị.

Lãi Lỗ YC = A + bx Y x (mức hoạt động) YD = px Điểm hoà vốn XHV YHV A O Lãi Lỗ YC = A + bx Y x (mức hoạt động) YD = px Điểm hoà vốn XHV YHV A O

66

Bước 2: Xác định giá trị của định phí (A) trên trục tung. Đây là gốc của đường chi phí Yc.

Bước 3: Vẽ đường chi phí Yc = A + bx. Đường này bắt đầu tại điểm A xác định ở bước 2. Điểm thứ 2 được chọn với một giá trị bất kỳ của x. Nối điểm A với kết quả tính được sẽ có đường chi phí Yc.

Bước 4: Từ gốc tọa độ O kẻ đường Yc’ song song với đường Yc. Khoảng cách giữa đường Yc và Yc’ chính là định phí và khoảng cách giữa đường Yc’ với trục hoành chính là biến phí.

Bước 5: Vẽ đường doanh thu YD = px.

Đồ thị 3.2 Đồ thị hoà vốn dạng phân biệt 3.3.3. Phương trình lợi nhuận

Từ phương trình doanh thu, đặt Lm là lợi nhuận mong muốn, ta có phương trình lợi nhuận mong muốn

PxL = bxL + A + Lm

Mức tiêu thụ để đạt lợi nhuận mong muốn là A + Lm

xL =

P – b Các công thức xác định

Định phí + Lợi nhuận mong muốn Sản lượng đạt lợi

nhuận mong muốn = Số dư đảm phí đơn vị

Định phí + Lợi nhuận mong muốn Doanh thu đạt lợi

nhuận mong muốn = Tỷ lệ số dư đảm phí Lãi Lỗ YC = A + bx Y x (mức hoạt động) YD = px Điểm hoà vốn XHV YHV A O YC,

67

Định phí Doanh thu để đạt

ROS mong muốn = Tỷ lệ số dư đảm phí - ROS

Lợi nhuận sau thuế Định phí +

1 – thuế suất Sản lượng (doanh thu) để đạt

lãi sau thuế mong muốn =

Mức (tỷ lệ) số dư đảm phí

Ví dụ: Công ty thương mại bán lẻ sản phẩm X, giá mua từ nhà cung cấp 19.600đ/sản phẩm, giá bán 40.000đ/sản phẩm. Chi phí bao gói cho mỗi sản phẩm tiêu thụ là 400đ/sản phẩm, tiền thuê cửa hàng tính theo 10% doanh thu thực hiện. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải trả mỗi tháng 9.600ngđ/tháng bao gồm: tiền lương, điện, nước… chi phí này trong phạm vi phù hợp từ 600 sản phẩm đến 1.000 sản phẩm mỗi tháng. Doanh nghiệp có khối lượng tiêu thụ bình thường là 800 sản phẩm/tháng

Yêu cầu

1. Xây dựng công thức dự đoán chi phí sản xuất kinh doanh

2. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho 800 sản phẩm bằng phương pháp toàn bộ và phương pháp trực tiếp và nhận xét báo cáo vừa lập

3. Tính các chỉ tiêu

- Sản lượng và doanh thu hòa vốn

- Sản lượng và doanh thu để đạt 4,8trđ lợi nhuận hàng tháng - Doanh thu cần thiết để đạt tỷ suất lợi nhuận ROS = 15% - Sản lượng và doanh thu tiêu thụ để đạt 37,5trđ lợi tức sau thuế Bài giải

1. Công thức dự đoán chi phí Y = a + bx Biến phí 1 sản phẩm bán b

- Giá mua 19,6

- Bao gói 0,4

- Thuê nhà (40 x 10%) 4

Biến phí một sản phẩm 24 Công thức dự đoán chi phí Y = 9.600 + 24X 3. Lập báo cáo thu nhập

68

BÁO CÁO THU NHẬP THEO PHƯƠNG PHÁP TOÀN BỘ

Doanh thu (800 x 40ngđ) 32.000

Giá vốn hàng bán (800 x 19,6ngđ) 15.680

Lợi nhuận gộp 16.320

Chi phí bán hàng và quản lý

Chi phí bao gói (800 x 0,4ngđ) 320

Thuê nhà (800 x 40 x 10%) 3.200

Chi phí hoạt động khác 9.600

Lợi nhuận thuần 3.200

BÁO CÁO THU NHẬP THEO PHƯƠNG PHÁP TOÀN BỘ

Chỉ tiêu Tổng số Đơn vị Kết cấu (%) Doanh thu (800 x 40ngđ) 32.000 40 100 Biến phí 19.200 24 60 - Giá vốn hàng bán (800 x 19,6ngđ) - Chi phí bao gói (800 x 0,4ngđ) - Thuê nhà (800 x 40 x 10%)

Số dư đảm phí 12.800 16 40

Định phí 9.600

Lợi nhuận thuần 3.200

Giá vốn hàng bán gồm giá mua và chi phí thu mua của doanh nghiệp thương mại, còn giá vốn của doanh nghiệp sản xuất gồm các chi phí nguyên liệu, nhân công trực tiếp và sản xuất chung

Biến phí được trình bày theo phương pháp trực tiếp gồm biến phí sản xuất và ngoài sản xuất

Chi phí bán hàng bao gồm cả biến phí và định phí. ở báo cáo theo phương pháp toàn bộ thì chi phí này được cộng chung với nhau còn ở phương pháp trực tiếp thì tách riêng

Lợi nhuận của hai phương pháp giống nhau nếu chênh lệch tồn kho không đổi Lập báo cáo theo phương pháp trực tiếp có thêm cột đơn vị và tỷ trọng để nhà quản trị đưa ra các tình huống ứng xử, ra quyết định dễ dàng

69 Định phí 9.600 Lượng tiêu thụ hòa vốn = Số dư đảm phí đơn vị = 16 Lượng tiêu thụ hòa vốn = 600 (sản phẩm)

Nhân lượng tiêu thụ hòa vốn với giá bán được doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn = 600 x 40 = 24.000 (ngđ)

Định phí Doanh thu hòa vốn = Tỷ lệ số dư đảm phí 9.600 Doanh thu hòa vốn = 16 : 40 = 24.000 (ngđ) Định phí + Lợi nhuận mong muốn Sản lượng đạt lợi

nhuận mong muốn = Số dư đảm phí đơn vị

9.600 + 4.800 Sản lượng đạt lợi

nhuận mong muốn = 16 = 900 (sản phẩm)

Định phí + Lợi nhuận mong muốn Doanh thu đạt lợi

nhuận mong muốn = Tỷ lệ số dư đảm phí

9.600 + 4.800 Doanh thu đạt lợi

nhuận mong muốn = 40% = 36.000 (ngđ)

Định phí Doanh thu để đạt

ROS mong muốn = Tỷ lệ số dư đảm phí - ROS

9.600 Doanh thu để đạt

ROS mong muốn = 40% - 15% = 384.000 (ngđ)

Lợi nhuận sau thuế Định phí +

1 – thuế suất Sản lượng để đạt lãi sau

thuế mong muốn =

70

3.750 9.600 +

1 – 25% Sản lượng để đạt lãi sau

thuế mong muốn =

16

Sản lượng để đạt lãi sau

thuế mong muốn = 912,5 (sản phẩm)

Lợi nhuận sau thuế Định phí +

1 – thuế suất Doanh thu để đạt lãi

sau thuế mong muốn =

Tỷ lệ số dư đảm phí 3.750 9.600 +

1 – 25% Doanh thu để đạt lãi sau

thuế mong muốn =

40% Doanh thu để đạt lãi sau

thuế mong muốn = 36.500 (ngđ)

3.4. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIÁ BÁN VÀ KẾT CẤU HÀNG BÁN VÀ KẾT CẤU HÀNG BÁN

3.4.1. Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán

Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với giá bán là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp. Dựa vào kết quả phân tích họ có thể dự kiến khi giá bán thay đổi cần xác định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hoà vốn với đơn giá tương ứng đó.

Ví dụ: có số liệu của doanh nghiệp như sau

Định phí 300.000ngđ

Năng lực sản xuất tối đa 60.000sp

Mức tiêu thụ hiện tại 40.000sp

Đơn giá bán 25ngđ

Biến phí đơn vị 15ngđ

Sản lượng hoà vốn 30.000sp

Nếu giá bán giảm từ 25ngđ/sp còn 20ngđ/sp thì phải bán bao nhiêu sản phẩm mới đạt hoà vốn?

71 Giá bán vốn/sản phẩm Lượng bán Định phí Biến phí Tổng chi phí Cộng Định phí Biến phí 30.000 300.000 450.000 750.000 25 10 15 40.000 300.000 600.000 900.000 22,5 7,5 15 30.000 300.000 750.000 1.050.000 21 6 15 40.000 300.000 900.000 1.200.000 20 5 15

Nhận xét: qua bảng phân tích trên, ta thấy

- Nếu mức hoạt động vẫn trong phạm vi phù hợp của định phí thì khi khối lượng bán tăng từ 30.000 sản phẩm đến 60.000 sản phẩm và giá bán tương ứng từ 25ngđ/sp giảm còn 20ngđ/sp, doanh nghiệp vẫn hoà vốn. Nguyên nhân do chi phí tính cho 1 sản phẩm giảm khi lượng bán tăng nên doanh nghiệp có thể giảm giá bán mà vẫn hoà vốn.

- Nếu muốn có lãi khi bán với giá bán đã xác định thì lượng bán phải lớn hơn lượng bán hoà vốn.

- Khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở mức năng lực sản xuất tối đa thì chi phí tính cho một sản phẩm phải thấp nhất, do định phí phân bổ cho từng sản phẩm thấp nhất. Ở mức này, nếu doanh nghiệp vẫn giữ được giá bán như ở các mức khác, doanh nghiệp sẽ đạt lợi nhuận tối đa.

3.4.2. Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán

Kết cấu hàng bán là tỷ trọng của từng loại sản phẩm bán trong tổng số các loại sản phẩm bán.

Các loại sản phẩm khác nhau sẽ có chi phí và giá bán khác nhau, do đó số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí cũng khác nhau. Khi doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau và tỷ trọng của các loại sản phẩm trong tổng lượng bán khác nhau ở các kỳ phân tích thì điểm hoà vốn sẽ thay đổi. Do vậy, nếu biết kết hợp hợp lý tỷ trọng của các loại sản phẩm bán trong tổng lượng bán, doanh nghiệp sẽ đạt lợi nhuận tối đa, ngược lại, lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Doanh nghiệp kinh doanh 2 loại sản phẩm X và Y

Năm trước Năm nay

Cộng Cộng Chỉ tiêu SP X SP Y Tiền % SP X SP Y Tiền % Doanh thu 20 80 100 100 80 20 100 100 Biến phí 15 40 55 55 60 10 70 70 Số dư đảm phí 5 40 45 45 20 10 30 30 Định phí 27 27 Lợi nhuận 18 3

72 Định phí Doanh thu

hòa vốn = Tỷ lệ số dư đảm phí

27 Doanh thu hòa

vốn năm trước = 0,45 = 60 (triệu đồng) 27

Doanh thu hòa

vốn năm nay = 0,3 = 90 (triệu đồng)

Nhận xét: qua bảng phân tích trên cho thấy, dù doanh thu của 2 năm đều là 100trđ, nhưng do kết cấu hàng bán ở 2 năm trái ngược nhau nên tỷ lệ số dư đảm phí đã giảm từ 45% ở năm trước xuống còn 30% vào năm nay. Do vậy, doanh thu hoà vốn cũng thay đổi theo, từ mức 60trđ ở năm trước lên thành 90trđ trong năm nay. Nguyên nhân gây ra chênh lệch này do tỷ trọng của sản phẩm X, sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí thấp, trong tổng lượng bán ở năm nay tăng lên trong khi tỷ trọng của sản phẩm Y, sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí cao, lại giảm đi.

Yếu tố gây nên sự thay đổi kết cấu hàng bán thường do biến động của thị trường, sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng,.. vì vậy, nhà quản trị phải quan tâm đến những yếu tố này và khi xem xét cũng phải tính toán mối quan hệ CVP. Nếu không quyết định đề ra có thể làm ảnh hưởng đến lợi nhuận chung.

Câu hỏi ôn tập

1. Khái niệm số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, kết cấu chi phí, đòn bẩy kinh doanh? Ý nghĩa của các chỉ tiêu này?

2. Khái niệm điểm hòa vốn? Phương pháp xác định điểm hòa vốn? 3. Công thức xác định lợi nhuận?

Bài tập Bài 1

Điền các số liệu còn thiếu vào bảng dưới đây. Các tình huống độc lập với nhau

TH Doanh thu Biến phí Tổng số dư đảm phí Định phí Lãi thuần Doanh thu hòa vốn 1 a 40.000 b 30.000 c 40.000 2 80.000 d 15.000 e f 80.000 3 g 40.000 80.000 h 50.000 i 4 110.000 22.000 j k 38.000 l

73

Bài 2

Công ty thương mại A kinh doanh hai loại sản phẩm X và Y. Tổng định phí hoạt động hàng tháng là 47.880ngđ

Tài liệu về tổng doanh thu và tỷ lệ số dư đảm phí của hai loại sản phẩm X và Y bình quân hàng tháng như sau

Loại sản phẩm Doanh thu (đ) Tỷ lệ số dư đảm phí (%)

X 56.000.000 60

Y 24.000.000 70

Yêu cầu:

1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí 2. Tính điểm hòa vốn của công ty

Bài 3

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tháng vừa qua như sau

Chỉ tiêu Tổng cộng Đơn vị Kết cấu (%)

Doanh thu 60.000 10 100

(-) Biến phí 36.000 6 60

Số dư đảm phí 24.000 4 40

(-) Định phí 14.000

Lãi thuần 10.000

Yêu cầu: Tính lãi thuần của doanh nghiệp trong 4 trường hợp 1. Khối lượng bán tăng 20%

2. Giá bán tăng 1.000đ/sp, định phí tăng lên 3.600.000đ và lượng bán giảm 5% 3. Giá bán giảm 1.000đ/sp, biến phí tăng 15% và lượng bán tăng 30%

Một phần của tài liệu Bài giảng kế toán quản trị phần 1 cđ kinh tế kỹ thuật vĩnh phúc (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)