Đối với các nhà vật lý, đòn bẩy dùng để lay chuyển một vật rất lớn với lực tác động nhỏ. Đối với nhà kinh doanh, đòn bẩy kinh doanh là cách mà nhà quản trị sử dụng để đạt được tỷ lệ tăng cao về lợi nhuận với một tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về doanh thu.
Đòn bẩy kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức doanh nghiệp. Do vậy, đòn bẩy kinh doanh sẽ mạnh ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao, và đòn bẩy kinh doanh sẽ yếu ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí thấp. Điều này cũng có nghĩa nếu doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng rất nhanh khi doanh thu biến động do tác dụng của đòn bẩy kinh doanh. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh được đo lường qua công thức sau:
Từ công thức trên cho thấy độ lớn của đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào định phí, định phí càng lớn, hiệu số của mẫu số của công thức càng nhỏ nên giá trị của đòn bẩy kinh doanh càng lớn.
Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh được tính ở một mức doanh thu nhất định. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh cho biết khi doanh thu biến động 1%, lãi trước thuế sẽ tăng lên bao nhiêu %.
Ví dụ hai doanh nghiệp A và B, đòn bẩy kinh doanh tính như sau:
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp A = 40.000ngđ : 10.000ngđ = 4 lần Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp B = 80.000ngđ : 10.000ngđ = 8 lần Theo kết quả tính được ở trên thì tốc độ tăng của lãi trước thuế của doanh nghiệp A sẽ gấp 4 lần tốc độ tăng của doanh thu và ở doanh nghiệp B tốc độ tăng của lãi trước thuế của doanh nghiệp B sẽ gấp 8 lần tốc độ tăng của doanh thu. Vậy, nếu doanh thu của doanh nghiệp A là 1% thì lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp A sẽ tăng gấp 4 lần, tức tăng 4% và nếu doanh thu của doanh nghiệp B là 1% thì lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp B sẽ tăng gấp 8 lần, tức tăng 8%.
Lãi trước thuế Tổng số dư đảm phí Độ lớn của đòn
60