Phương pháp xác định theo quá trình

Một phần của tài liệu Bài giảng kế toán quản trị phần 1 cđ kinh tế kỹ thuật vĩnh phúc (Trang 29)

Sơ đồ 2.3 Dòng vận động của chi phí qua các tài khoản sản xuất kinh doanh

a. Khái niệm

Tính chi phí theo quá trình là một phương pháp tính chi phí được sử dụng khi không thể nhận dạng riêng biệt các đơn vị sản phẩm, công việc vì bản chất liên tục của quá trình sản xuất của chúng.

Ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính chi phí theo quá trình, quy trình sản xuất thường gồm một chuỗi các quá trình chế biến liên tiếp mà trong đó mỗi quá trình thực hiện một bộ phần công việc trong toàn bộ các công việc chế tạo khối sản phẩm từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành chuyển vào kho.

Đặc điểm của phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất: - Sản phẩm có cùng hình thái, kích cỡ như đường, sữa, quần áo may sẵn,... - Sản phẩm có kích cỡ nhỏ, đơn vị đo lường thường là kg, lít, m, viên, vỉ,... - Giá trị của sản phẩm thường thấp như vở học sinh, đường, sữa,...

- Sản phẩm được đặt mua sau khi sản xuất vì sản phẩm được sản xuất đại trà rồi đưa vào thị trường tiêu thụ.

So sánh phương pháp tính chi phí theo quá trình với phương pháp tính chi phí theo công việc

- Dòng chi phí: trên nhiều phương diện, hai phương pháp tính chi phí theo quá trình và tính chi phí theo công việc rất giống nhau. Cả hai phương pháp đều có cùng mục đích cuối cùng – phân bổ chi phí sản xuất cho sản lượng sản phẩm. Ngoài ra, dòng chi phí đi qua các tài khoản sản xuất ở hai phương pháp cũng tương tự với nhau.

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng A

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng B

Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC

Chi phí sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng A được chuyển qua phân xưởng B

Thành phẩm Giá vốn

Giá vốn hàng bán trong kỳ hiện hành Tài khoản xác định kết quả kinh doanh

Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC

30

- Những điểm khác nhau giữa hai phương pháp tính chi phí theo quá trình và tính chi phí theo công việc:

Trong phương pháp tính chi phí theo công việc, chi phí được tập hợp theo công việc và theo dõi trên các phiếu chi phí công việc. Chi phí của từng đơn vị sản phẩm của từng công việc cá biệt được tính bằng cách chia tổng chi phí của công việc cho số lượng sản phẩm của công việc đó.

Trong phương pháp tính chi phí theo quá trình, chi phí được tập hợp theo phân xưởng thay vì theo công việc hay mẻ sản xuất. Chi phí của một đơn vị sản phẩm được tính bằng cách chia bình quân tổng chi phí phát sinh cho số lượng sản phẩm sản xuất.

Đơn vị tương đương

Chi phí nguyên liệu, lao động, sản xuất chung thường phát sinh theo các mức khác nhau trong quá trình sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường phát sinh toàn bộ ngay lúc bắt đầu sản xuất hay ở những điểm cụ thể, nhưng chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung lại phát sinh dần dần và liên tục trong suốt quá trình sản xuất.

Thuật ngữ đơn vị tương đương được sử dụng trong phương pháp tính chi phí theo quá trình để chỉ lượng chi phí sản xuất đã phân bổ cho một mẻ sản phẩm vật chất.

Đặc điểm quan trọng nhất của phương pháp tính chi phí theo quá trình là chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí chuyển đổi được phân bổ cho các đơn vị tương đương thay vì các đơn vị vật chất.

b. Báo cáo sản xuất

Khái niệm

Báo cáo sản xuất là báo cáo tổng hợp các hoạt động sản xuất diễn ra trong kỳ ở một phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng sản xuất lập một báo cáo sản xuất riêng để báo cáo cho quản lý. Báo cáo sản xuất thường có 3 nội dung:

- Tính khối lượng và khối lượng đơn vị tương đương - Tổng hợp chi phí và tính chi phí đơn vị

- Cân đối tổng chi phí cho khối lượng hoàn thành trong kỳ và khối lượng dở dang cuối kỳ.

Nội dung báo cáo sản xuất

Một báo cáo sản xuất thường gồm 3 phần:

Phần 1: Kê khối lượng và khối lượng tương đương

Tính kết quả theo khối lượng và khối lượng tương đương nhằm phản ánh khối lượng vật chất đi qua phân xưởng và tính khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

31 Khối lượng dở

dang đầu kỳ

+

Khối lượng mới đưa vào sản xuất

trong kỳ = Khối lượng hoàn thành trong kỳ + Khối lượng dở dang cuối kỳ

Khối lượng mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ =

Khối lượng hoàn thành trong kỳ -

Khối lượng dở dang đầu kỳ Khối lượng sản xuất của phân xưởng gồm năm loại:

- Khối lượng dở dang đầu kỳ

- Khối lượng mới đưa vào sản xuất trong kỳ - Khối lượng hoàn thành trong kỳ

- Khối lượng dở dang cuối kỳ

- Khối lượng mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ

Có nhiều phương pháp tính khối lượng tương đương, nhưng ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu phương pháp trung bình trọng và phương pháp nhập trước xuất trước

* Phương pháp trung bình – trọng Khối lượng tương

đương của phân xưởng = Khối lượng hoàn thành trong kỳ +

Khối lượng tương đương của khối lượng dở dang

cuối kỳ * Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)

Khối lượng tương đương

của phân xưởng

=

Khối lượng tương đương của khối

lượng dở dang đầu kỳ + Khối lượng bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ + Khối lượng tương đương của khối lượng dở dang cuối kỳ

Phần 2: Tổng hợp chi phí và tính chi phí đơn vị

Ở phần này, kế toán tính tổng chi phí phải tính trong kỳ ở từng phân xưởng rồi từ đó tính giá thành đơn vị cho các sản phẩm hoàn thành chuyển đi và cho sản phẩm dở dang cuối kỳ.

* Tổng chi phí: theo phương pháp trung bình – trọng, chi phí tổng hợp gồm: - Chi phí của khối lượng dở dang đầu kỳ

- Chi phí phát sinh trong kỳ

* Chi phí đơn vị: được tính bằng cách lấy chi phí tổng hợp theo từng yếu tố chi phí chia cho khối lượng tương đương theo từng yếu tố đó. Sau đó tổng cộng các chi phí đơn vị tính theo từng yếu tố để tính chi phí đơn vị của sản phẩm hoàn thành chuyến đi.

32

Phần 3: Cân đối chi phí

Phần cân đối chi phí phản ánh hai nội dung: - Chỉ rõ những khoản chi phí được tính trong kỳ

- Chỉ rõ những khoản chi phí được tính trong kỳ đã được phân bổ như thế nào cho sản phẩm đã hoàn thành chuyển đi và cho sản phẩm dở dang cuối kỳ

* Phương pháp trung bình – trọng Chi phí được phân bổ cho hai bộ phận:

- Khối lượng hoàn thành và chuyển đi trong kỳ, căn cứ trên tổng chi phí tính cho một đơn vị tương đương tính được ở phần 2 và sản lượng hoàn thành và chuyển đi trong kỳ

Chi phí phân bổ cho khối lượng hoàn thành và

chuyển đi trong kỳ

=

Khối lượng hoàn thành và chuyển đi trong

kỳ

x

Chi phí đơn vị của phân xưởng và theo

từng yếu tố

- Khối lượng dở dang cuối kỳ, căn cứ theo chi phí theo từng yếu tố chi phí sản xuất tính cho một đơn vị tương đương tính được ở bước 2 và khối lượng tương đương theo yếu tố chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Tổng chi phí của khối lượng tương đương tính theo yếu tố chi phí sản xuất của sản phẩm

dở dang cuối kỳ

=

Khối lượng tương đương theo từng yếu

tố chi phí sản xuất của sản phẩm dở

dang cuối kỳ

x

Chi phí đơn vị theo từng yếu tố chi phí sản xuất Chi phí phân bổ cho sản phẩm dở dang cuối kỳ =

Tổng chi phí theo ba yếu tố sản xuất (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực

tiếp và sản xuất chung ) * Phương pháp nhập trước – xuất trước

Theo phương pháp FIFO, chi phí được phân bổ cho 3 bộ phận

- Khối lượng dở dang đầu kỳ, tính chi phí phải tiếp tục đầu tư để hoàn thành khối lượng này. Chi phí được tính theo từng yếu tố sản xuất rồi tổng cộng lại.

Tổng chi phí của khối lượng tương đương tính

theo yếu tố chi phí sản xuất của sản phẩm dở

dang đầu kỳ

=

Khối lượng tương đương để hoàn thành

khối lượng dở dang đầu kỳ theo từng yếu

tố chi phí sản xuất x

Chi phí đơn vị theo từng yếu tố chi phí

33 Chi phí phân bổ cho sản

phẩm dở dang đầu kỳ =

Tổng chi phí theo ba yếu tố sản xuất (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản

xuất chung) cần thiết để hoàn thành khối lượng dở dang đầu kỳ

- Khối lượng mới đưa vào sản xuất và hoàn tất trong kỳ, tính chi phí Tổng chi phí của khối lượng

mới đưa vào sản xuất và hoàn tất trong kỳ = Khối lượng hoàn tất trong kỳ x Chi phí đơn vị của phân xưởng

- Khối lượng dở dang cuối kỳ, tính chi phí phân bổ cho khối lượng này tương tự như trường hợp tính chi phí khối lượng dở dang cuối kỳ theo phương pháp trung bình – trọng

Tổng chi phí của khối lượng tương đương tính

theo yếu tố chi phí sản xuất của sản phẩm dở

dang cuối kỳ

=

Khối lượng tương đương theo từng yếu tố chi phí

sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ x Chi phí đơn vị theo từng yếu tố chi phí sản xuất

Chi phí phân bổ cho sản phẩm dở dang

cuối kỳ

=

Tổng chi phí theo ba yếu tố sản xuất (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất

chung )

Ví dụ 1: Tính chi phí theo quá trình trong trường hợp không có tồn kho dở dang đầu kỳ nhưng có tồn kho dở dang cuối kỳ

Tháng 2/N, Công ty Toàn cầu đưa 400 sản phẩm X vào sản xuất. Do tất cả sản phẩm X được chế tạo trong tháng 1/N đều đã lắp ráp hoàn thành nên không có sản phẩm dở dang vào đầu tháng 2 ở phân xưởng lắp ráp. Do khách hàng chậm đặt hàng nên công việc đưa sản phẩm X vào chế tạo đã bị chậm trễ trong tháng 2, hệ quả là đến cuối tháng 2 chỉ hoàn thành được 175 sản phẩm

Thông tin về phân xưởng lắp ráp trong tháng 2/N được tập hợp Sản phẩm dở dang đầu kỳ 0sp

Đưa vào sản xuất trong tháng 400sp Hoàn thành và chuyển đi 175sp Sản phẩm dở dang cuối kỳ 225sp

255 sản phẩm dở dang cuối tháng 2 đã hoàn thành về nguyên vật liệu trực tiếp vì tất cả nguyên liệu trực tiếp đều đã đưa hết vào quá trình lắp ráp ngay khi bắt đầu quá trình này. Chi phí nhân công và sản xuất chung được đưa dần vào quá trình lắp ráp theo tiến độ

34

thực hiện. Theo đánh giá của trưởng phân xưởng thì phân xưởng đã hoàn thành 60% về chi phí chuyển đổi.

Tổng cộng chi phí của tháng 2

Nguyên vật liệu trực tiếp đưa vào trong tháng 2 32.000ngđ Chi phí chuyển đổi đưa vào trong tháng 2 18.600ngđ Tổng chi phí đưa vào trong tháng 2 của phân xưởng lắp ráp 50.600ngđ Tính chi phí của sản phẩm hoàn thành trong tháng 2/N và chi phí của Sản phẩm dở dang cuối tháng 2/N

Tính khối lượng và khối lượng tương đương của phân xưởng lắp ráp tháng 2/N theo hai phương pháp trung bình – trọng và phương pháp FIFO

Khối lượng tương đương Số

lượng

(cái) Nguyên liệu trực tiếp

Chi phí chuyển đổi Khối lượng tương đương

Hoàn thành và chuyển đi trong tháng 175 175 175 Sản phẩm dở dang cuối tháng 225

- Nguyên liệu (225 x 100%) 225

- Chuyển đổi (225 x 60%) 135

Cộng 400 400 310

Tính chi phí đơn vị tương đương ở phân xưởng lắp ráp tháng 2/N theo hai phương pháp trung bình – trọng và phương pháp FIFO

Khối lượng tương đương Tổng cộng

Nguyên liệu trực tiếp

Chi phí chuyển đổi Tổng hợp chi phí và tính chi phí đơn vị

- Chi phí phát sinh trong tháng 2 50.600 32.000 18.600

- Chi phí đơn vị 140 80 60

Phân bổ chi phí cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ ở phân xưởng lắp ráp tháng 2/N theo hai phương pháp trung bình – trọng và phương pháp FIFO

35

Khối lượng tương đương Tổng cộng Nguyên liệu trực tiếp Chi phí chuyển đổi Cân đối chi phí

Phân bổ chi phí

- Hoàn thành và chuyển đi (175 đv x 140ngđ)

24.500 14.000 10.500

- Chi phí dở dang cuối kỳ 26.100

+ Nguyên liệu trực tiếp 18.000 18.000

+ Chi phí chuyển đổi 8.100 8.100

Cộng 50.600 32.000 18.600

Báo cáo sản xuất tháng 2

Khối lượng tương đương Số

lượng

(cái) Nguyên liệu trực tiếp

Chi phí chuyển đổi Khối lượng tương đương

Hoàn thành và chuyển đi trong tháng 175 175 175 Sản phẩm dở dang cuối tháng 225

- Nguyên liệu (225 x 100%) 225

- Chuyển đổi (225 x 60%) 135

Cộng 400 400 310

Tổng hợp chi phí và tính chi phí đơn vị

- Chi phí phát sinh trong tháng 2 50.600 32.000 18.600

- Chi phí đơn vị 140 80 60

Cân đối chi phí

Phân bổ chi phí

- Hoàn thành và chuyển đi (175 đv x 140ngđ)

36

- Chi phí dở dang cuối kỳ 26.100

+ Nguyên liệu trực tiếp 18.000 18.000

+ Chi phí chuyển đổi 8.100 8.100

Cộng 50.600 32.000 18.600

Ví dụ 2: Tính chi phí theo quá trình trong trường hợp có tồn kho dở dang đầu kỳ và tồn kho dở dang cuối kỳ

Vào tháng 3/N, phân xưởng lắp ráp tiếp tục hoàn thành 255 đơn vị dở dang vào cuối tháng 2. Trong tháng 3, phân xưởng lắp ráp đưa thêm 275 đơn vị vào sản xuất. Thông tin ở phân xưởng lắp ráp trong tháng 3 như sau

Sản lượng vật chất tháng 3

Sản lượng dở dang đầu kỳ 225đv

+ Nguyên liệu trực tiếp (hoàn thành 100%) + Chi phí chuyển đổi (hoàn thành 60%)

Đưa vào sản xuất trong tháng 3 275 đv

Hoàn thành và chuyển đi 400 đv

Sản lượng dở dang cuối tháng 100 đv

+ Nguyên liệu trực tiếp (hoàn thành 100%) + Chi phí chuyển đổi (hoàn thành 50%) Tổng chi phí của tháng 3

Sản phẩm dở dang đầu tháng

+ Nguyên liệu trực tiếp 18.000ngđ

+ Chi phí chuyển đổi 8100ngđ 26.100ngđ

Nguyên liệu trực tiếp đưa vào trong tháng 3 19.800ngđ Chi phí chuyển đổi đưa vào trong tháng 3 16.380ngđ

Tổng cộng chi phí được tính 62.280ngđ

Tính khối lượng và khối lượng tương đương của phân xưởng lắp ráp tháng 3/N theo phương pháp trung bình – trọng

37

Khối lượng tương đương Số

lượng

(cái) Nguyên liệu trực tiếp

Chi phí chuyển đổi Khối lượng tương đương

Hoàn thành và chuyển đi trong tháng 400 400 400 Sản phẩm dở dang cuối tháng 100

- Nguyên liệu (100 x 100%) 100

- Chuyển đổi (100 x 50%) 50

Cộng 500 500 450

Tính khối lượng và khối lượng tương đương của phân xưởng lắp ráp tháng 3/N theo phương pháp FIFO

Khối lượng tương đương Số

lượng

(cái) Nguyên liệu trực tiếp

Chi phí chuyển đổi Khối lượng tương đương

Khối lượng dở dang đầu tháng 225 - Nguyên liệu (225 x 0%)

- Chuyển đổi (225 x 40%) 90

Khối lượng mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong tháng 175 175 175 Sản phẩm dở dang cuối tháng 100 - Nguyên liệu (100 x 100%) 100 - Chuyển đổi (100 x 50%) 50 Cộng 500 275 315

Tổng hợp chi phí và tính chi phí đơn vị tương đương ở phân xưởng lắp ráp tháng 3/N theo phương pháp trung bình – trọng

38

Khối lượng tương đương Số

lượng

(cái) Nguyên liệu trực tiếp

Chi phí chuyển đổi Khối lượng tương đương

Hoàn thành và chuyển đi trong tháng 400 400 400 Sản phẩm dở dang cuối tháng 100

- Nguyên liệu (100 x 100%) 100

- Chuyển đổi (100 x 50%) 50

Cộng 500 500 450

Tổng hợp chi phí và tính chi phí đơn vị

- Chi phí dở dang đầu kỳ 26.100 18.000 8.100

- Chi phí phát sinh trong tháng 3 36.180 19.800 16.380

Một phần của tài liệu Bài giảng kế toán quản trị phần 1 cđ kinh tế kỹ thuật vĩnh phúc (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)